Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ ngắn nhất
* Hướng dẫn:
Bước 1: Chuẩn bị nói
- Xác định đề tài: Đề tài của bài nói là bài thơ mà bạn chọn để giới thiệu. Bạn có thể sử dụng bài thơ mình đã thực hiện bài viết. Nếu chọn bài thơ khác, bạn sử dụng tiêu chí lựa chọn như với bài viết.
- Việc xác định mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói: tìm ý, lập dàn ý và luyện tập: bạn có thể thực hiện như đã tiến hành khi giới thiệu một truyện kể (Bài 1).
Bước 2: Trình bày bài nói
Bạn thực hiện bước này như khi trình bày bài nói giói thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một truyện kể. Những lưu ý:
• Thể hiện được cảm nhận riêng của mình về bài thơ.
• Giọng đọc, giọng nói cần truyền cảm, nhất là khi đọc bài thơ và các trích dẫn thơ.
* Bài nói mẫu tham khảo:
Kính thưa cô giáo và các bạn, em tên là…..học sinh lớp………
Sau đây em xin trình bày bài nói của mình về đánh giá nội dung, nghệ thuật của bài thơ “Rằm tháng giêng”. Mời cô và các bạn lắng nghe.
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ tài ba vĩ đại của dân tộc Việt Nam, lại vừa là một nhà thơ xuất sắc với nhiều tác phẩm có giá trị để lại cho đời. Một trong những tác phẩm ấy phải kể đến bài thơ Rằm Tháng Giêng. Bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên vào đêm trăng mùa xuân, bên cạnh đó là hình ảnh người chiến sĩ ung dung, rạng ngời, một chiến sĩ cộng sản luôn hết mình vì nhân dân, vì đất nước.
Mở đầu bài thơ tác giả miêu tả bức tranh thiên nhiên thật đẹp:
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”.
Bức tranh thiên nhiên với không gian và thời gian tràn ngập vẻ đẹp và sức xuân. "Rằm xuân" là lúc mặt trăng tròn đầy, ánh trăng bao trùm, soi chiếu tỏ vạn vật trong đêm Rằm. Góc nhìn của tác giả mở rộng ra từ mặt sông mở ra lên trời và ánh trăng. Chỉ một nét chấm phá mở ra không gian bao la vô tận vừa có chiều cao của ánh trăng vừa có chiều rộng của sông nước tiếp giáp với bầu trời.
Sau hai câu thơ tả cảnh, tiếp đến là hai câu thơ giàu sức gợi hình ảnh:
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Trong khung cảnh nên thơ ấy, bao la ấy, Người vẫn không quên nhiệm vụ cao cả, không quên được việc quân đang chờ. Khuya rồi mà trăng vẫn ngân nga đầy thuyền. Trăng tràn ngập khắp nơi, tràn cả không gian rộng lớn, vẫn chờ, vẫn đợi cho dù Bác có bận đến đâu. Thuyền lờ lững xuôi dòng trong đêm có trăng đồng hành như một người bạn chung thủy sâu sắc. Ở đây ta thấy được sự giao cảm giữa thiên nhiên với con người. Điều đó làm cho bức tranh thơ trở nên có hơi thở, có linh hồn. Đặt trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn gian khổ, ta vẫn thấy được phong thái ung dung, một tinh thần lạc quan của vị lãnh tụ vĩ đại.
Bằng thể thơ lục bát, hình ảnh thơ cổ điển (trăng) nhưng cũng hết sức gần gũi, bình dị cho người đọc thấy được bức tranh thiên nhiên Tây Bắc khoáng đạt, nên thơ và tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước cũng như phong thái ung dung, lạc quan của Bác. Qua đây chúng ta cũng hiểu thêm tấm lòng yêu dân, yêu nước, yêu thiên nhiên sâu sắc của vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc.
Trên đây là bài phát biểu của em về nội dung, nghệ thuật về bài thơ “Rằm tháng giêng”. Cảm ơn cô và cả lớp đã lắng nghe. Mình rất vui khi được nhận những nhận xét và góp ý từ mọi người.
Bước 3: Trao đổi, đánh giá
Trao đổi: Khi trao đổi với người nghe, bạn cần:
- Lắng nghe với thái độ cầu thị và ghi chép tóm lược ý kiến, những vấn đề cần trao đổi thêm.
- Dành thời gian phù hợp để trao đổi những nội dung cần thiết.
Đánh giá
- Trong vai trò người nói cũng như vai trò người nghe, bạn có thể đánh giá phần trình bày dựa vào bảng kiểm dưới đây.
Nội dung kiểm tra |
Chưa đạt |
Đạt |
|
Mở đầu |
Lời chào ban đầu và tự giới thiệu (nếu cần). |
|
|
Giới thiệu bài thơ: tên tác phẩm, thể loại, tác giả (nếu có) |
|
|
|
Nêu khái quát nội dung bài nói (có thể điểm qua các phần/ ý chính) |
|
|
|
Nội dung chính |
Trình bày ý kiến đánh giá về nội dung của bài thơ. |
|
|
- Trình bày ý kiến đánh giá về nghệ thuật của bài thơ. - Phân tích tác dụng của một số yếu tố hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ. - Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận của người nói về bài thơ. - Có lí lẽ xác đáng, bằng chứng tin cậy lấy từ bài thơ. |
|
|
|
Kết thúc |
Tóm tắt được nội dung trình bày về bài thơ. Nêu vấn đề thảo luận hoặc mời gọi sự phản hồi từ phía người nghe. |
|
|
- Cảm ơn và chào kết thúc. |
|
|
|
Kĩ năng trình bày, tương tác với người nghe |
Bố cục bài nói rõ ràng, các ý kiến được sắp xếp hợp lí. Tương tác tích cực với người nghe trong suốt quá trình nói. Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, đáp ứng nhu cầu của bài nói. Kết hợp sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ nội dung trình bày. Phản hồi thỏa đáng những câu hỏi, ý kiến người nghe. |
|
|
Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: