Rối loạn thăng bằng: nhận biết và điều trị

Mê nhĩ xương bên trong tai là cơ quan giúp nhận cảm thăng bằng. Bệnh lý cơ quan này dẫn đến hoa mắt và chóng mặt, nổi trội trong số nhiều triệu chứng khác.

Video: Bệnh viêm mê đạo tai

Rối loạn thăng bằng là gì?

Rối loạn thăng bằng là một tình trạng khiến bạn cảm thấy thiếu vững trãi hoặc chóng mặt, như thể bạn đang di chuyển, quay tròn hoặc lơ lửng, mặc dù đang đứng yên hoặc nằm . Rối loạn thăng bằng có thể do một số bệnh lý, thuốc hoặc một số vấn đề ở tai trong hay não gây ra.

Cảm giác thăng bằng chủ yếu được kiểm soát bởi một cấu trúc nằm ở tai trong có tên mê đạo, được cấu tạo từ xương và mô mềm. Ở một đầu của mê đạo là một hệ thống phức tạp gồm các vòng và túi được gọi là ống bán khuyên và các cơ quan thính giác, giúp giữ thăng bằng. Ở đầu kia là một cơ quan hình con ốc được gọi là ốc tai, có chức năng nghe. Thuật ngữ y học để chỉ các bộ phận của tai trong liên quan đến thăng bằng gọi là hệ tiền đình.

Giải phẫu chức năng thính giác và thăng bằng

Giải phẫu của tai có thể hơi phức tạp, đặc biệt là vì tai không chỉ chịu trách nhiệm về thính giác mà còn có chức năng giữ thăng bằng.

Tai có ba thành phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Cả ba đều liên quan đến thính giác nhưng chỉ có tai trong chịu trách nhiệm giữ thăng bằng.

Tai ngoài được cấu tạo bởi loa tai hay còn gọi là vành tai và ống tai ngoài. Cả hai cấu trúc đều đón nhận âm thanh và dẫn truyền âm thanh đến màng nhĩ để tạo rung động. Loa tai cũng có nhiệm vụ bảo vệ màng nhĩ khỏi bị hư hại. Các tuyến trong ống tai chế tiết tạo thành ráy tai.

Tai giữa là không gian chứa không khí nằm trong xương thái dương của hộp sọ. Áp suất không khí tại đây được cân bằng nhờ có vòi nhĩ Eustache mở thông vào thành bên vòm mũi họng. Có ba xương nhỏ nằm liền kề với màng nhĩ. Xương búa, xương đe và xương bàn đạp tạo chuỗi xương con gắn liền vào màng nhĩ và khi màng nhĩ rung lên tác động vào chuỗi xương này gây chuyển động cơ học. Xương bàn đạp đưa âm thanh đến cửa sổ hình bầu dục là là vị trí kết nối với tai trong.

Hệ thống tiền đình hoạt động như thế nào?

Hệ thống tiền đình hoạt động cùng với các hệ thống vận động cảm giác khác trong cơ thể, như hệ thị giác và hệ xương (xương và khớp), để duy trì vị trí của cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi hoặc vận động. Nó cũng giúp duy trì khả năng nhìn tập trung vào đối tượng mặc dù tư thế của cơ thể thay đổi. Hệ thống tiền đình thực hiện điều này bằng cách phát hiện lực cơ học, bao gồm trọng lực, mà tác động vào các cơ quan của tiền đình khi di chuyển. Hai phần của mê đạo làm nhiệm vụ này: các ống bán khuyên và sỏi tai.

Các ống bán khuyên là ba vòng chứa nội dịch được sắp xếp gần như vuông góc với nhau. Chúng báo cho não biết khi nào đầu có cử động xoay hoặc xoay tròn, chẳng hạn như khi gật đầu lên, xuống hoặc nhìn từ phải sang trái.

Mỗi ống bán khuyên có phình bán khuyên, bên trong đó có cấu trúc hạt, được lấp đầy bởi chất dạng gel. Cấu trúc này, được gọi là đài, nằm bên trên của các  tế bào cảm giác, được gọi là tế bào lông. Lông của tế bào nằm trong đài có tên là lông lập thể. Khi đầu di chuyển, chất dịch bên trong ống bán khuyên di chuyển. 

Chuyển động này làm chất dịch hướng theo lông lập thể nghiêng sang một bên. Động tác nghiêng đầu tạo ra một tín hiệu truyền đến não để báo cho não biết chuyển động và tư thế của đầu.

Giữa các ống bán khuyên và ốc tai là các sỏi tai, là hai túi chứa dịch có tên gọi soan nang và cầu nang. Các cơ quan này báo cho não biết khi nào cơ thể chuyển động theo đường thẳng, như khi đứng thẳng,lái xe hơi hoặc đi xe đạp. Chúng cũng cho não biết tư thế của đầu đối với trọng lực, như khi ngồi, ngả người ra sau hay nằm.

Giống như các ống bán khuyên, soan nang và cầu nang cũng có các tế bào lông cảm giác. Các tế bào lông này nằm dưới đáy, và các lông mao của chúng kéo dài thành một lớp giống như gel bên trên. Trên cùng của gel là những hạt nhỏ canxi cacbonat được gọi là đá tai (sỏi tai hay thạch nhĩ). Khi nghiêng đầu, trọng lực sẽ di chuyển các hạt, sau đó sẽ di chuyển các nhung mao. Cùng với ống bán khuyên, chuyển động này tạo ra tín hiệu cho não biết tư thế của của đầu.

Hệ thị giác hoạt động cùng với hệ thống tiền đình để giữ cho các vật thể không bị mờ khi đầu  di chuyển và giúp nhận biết tư thế khi đi bộ hoặc khi lái xe. Các thụ thể cảm giác trong khớp và cơ cũng giúp duy trì thăng bằng khi đứng yên hoặc đi bộ. Bộ não tiếp nhận, phân tích và xử lý thông tin từ các hệ thống này để kiểm soát thăng bằng của cơ thể. 

Sơ đồ tai ngoài, tai giữa và tai trong (Nguồn: hearingaidstoronto.com).Sơ đồ tai ngoài, tai giữa và tai trong (Nguồn: hearingaidstoronto.com).

Các cấu trúc tiền đình của tai trong gồm có tiền đình (được tạo thành từ cầu nang và soan nang) và ba ống bán khuyên. Những cấu trúc này hoạt động theo cơ chế kết hợp của dây thần kinh tiền đình ốc tai với trung tâm tiền đình trong não để kiểm soát trạng thái thăng bằng và tư thế của cơ thể. (Phần còn lại của tai trong, tức là ốc tai, liên quan đến thính giác.) Như vậy, hệ thống tiền đình bao gồm tiền đình, các ống bán khuyên, nhánh tiền đình của dây thần kinh tiền đình ốc tai và trung tâm tiền đình trong não.

Hệ thống tiền đình xử lý chuyển động thẳng và quay. Một số rối loạn có thể khiến hệ thống này ngừng hoạt động hoặc cung cấp thông tin sai lệch. Những rối loạn này bao gồm hội chứng Meniere, viêm mê đạo,chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, nhiễm trùng tai, khối u hoặc chấn thương. 

Các triệu chứng của rối loạn thăng bằng là gì?

Nếu có hiện tượng rối loạn thăng bằng, có thể cảm thấy như thể căn phòng đang quay, loạng choạng khi cố gắng bước đi hoặc đi đứng không vững hoặc ngã khi cố gắng đứng lên. Một số triệu chứng có thể gặp là:

  • Chóng mặt hoặc hoa mắt(cảm giác quay)
  • Cảm thấy như thể bị rơi
  • Đầu óc quay cuồng
  • Nhìn mờ
  • Lẫn lộn hoặc mất phương hướng

Các triệu chứng khác là buồn nôn và nôn, tiêu chảy ,thay đổi về nhịp tim và huyết áp, lo lắng hoặc hoảng sợ. Một số còn cảm thấy mệt mỏi, trầm cảm hoặc khó tập trung. Các triệu chứng có thể đến và biến mất trong khoảng thời gian ngắn hoặc kéo dài.

Nguyên nhân nào gây ra rối loạn thăng bằng?

Rối loạn thăng bằng có thể do nhiễm vi-rút hoặc vi khuẩn trong tai, chấn thương vùng đầu hoặc rối loạn tuần hoàn máu ảnh hưởng đến tai trong hoặc não. Nhiều người mắc các rối loạn thăng bằng khi lớn tuổi. Các rối loạn này cùng với chóng mặt cũng có thể do một số bệnh lý nhất định.

(Nguồn Ảnh: medicinenet.com)Rối loạn thăng bằng. (Nguồn Ảnh: medicinenet.com) 

Ngoài ra, các bệnh lý của hệ thị giác và xương cũng như hệ thần kinh và tuần hoàn có thể là nguồn gốc của một số rối loạn về tư thế và thăng bằng. Rối loạn hệ tuần hoàn, chẳng hạn như huyết áp thấp, có thể dẫn đến cảm giác chóng mặt khi chúng ta đột ngột đứng lên. Các bệnh lý của hệ xương hoặc thị giác như viêm khớp hoặc bệnh lý cơ vùng mắt, cũng có thể gây ra các vấn đề về thăng bằng. Tuy nhiên, nhiều rối loạn thăng bằng có thể bắt đầu đột ngột và không có nguyên nhân rõ ràng. 

Các rối loạn thăng bằng?

Có hơn mười hai dạng rối loạn thăng bằng, phổ biến nhất là:

  • Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV) gọi tắt là chóng mặt tư thế là một dạng chóng mặt rất dữ dội xảy ra khi có sự thay đổi tư thế của đầu. Nếu mắc BPPV, có thể cảm thấy quay cuồng khi tìm kiếm một đồ vật nằm cao hay thấp hoặc quay đầu sang một bên ( như khi bạn lùi xe). Bạn cũng có thể mắc BPPV khi lăn trên giường. BPPV xảy ra khi sỏi tai từ soan nang tác động lên một trong các ống bán khuyên và đè lên vùng đài. Đài không nghiêng đúng vị trí và gửi các thông tin không chính xác đến não về tư thế của đầu, gây ra chóng mặt. BPPV đôi khi có thể do chấn thương đầu hoặc do tuổi già.
  • Viêm mê đạo là tình trạng nhiễm trùng tai trong gây chóng mặt và rối loạn thăng bằng. Nó thường liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp trên như cúm.

Bệnh Meniere có liên quan đến sự thay đổi thể tích nội dịch trong các bộ phận của mê đạo. Bệnh Meniere gây ra các cơn chóng mặt, mất thính lực, ù tai và cảm giác đầy  tai. Nguyên nhân của bệnh này chưa rõ. 

Trong bệnh Meniere, có sự thay đổi thể tích nội dịch. Nguồn Ảnh: alldrugs.netTrong bệnh Meniere, có sự thay đổi thể tích nội dịch. Nguồn Ảnh: alldrugs.net
  • Viêm dây thần kinh tiền đình là tình trạng viêm nhánh thần kinh tiền đình và có thể được gây ra do virus. Triệu chứng chính của nó là chóng mặt.
  • Rò quanh ống nội dịch là hiện tượng rò nội dịch tai trong vào tai giữa. Nó có thể xảy ra sau một chấn thương vùng đầu, thay đổi mạnh về áp suất (như khi lặn), gắng sức, phẫu thuật tai hoặc nhiễm trùng tai mãn tính. Triệu chứng đáng chú ý nhất của nó, ngoài chóng mặt và buồn nôn, là loạng choạng khi đi bộ hoặc đứng, tăng lên khi hoạt động và giảm khi nghỉ ngơi. Một số trẻ khi sinh ra đã có lỗ dò này, thường liên quan đến tình trạng mất thính giác khi mới sinh.
  • Hội chứng Mal de debarquement (MdDS) là một rối loạn thăng bằng, mà gây cảm giác như thể đang lắc lư liên tục. Nó thường xảy ra khi đi biển. Thông thường, các triệu chứng sẽ biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày sau khi về đến đất liền. Tuy nhiên, những trường hợp nặng có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm.

Chẩn đoán rối loạn thăng bằng như thế nào?

Rất khó để chẩn đoán rối loạn thăng bằng trong đó có nhiều nguyên nhân bao gồm cả tình trạng bệnh lý và do thuốc.

Để giúp đánh giá các rối loạn thăng bằng cần đến gặp các bác sĩ tai mũi họng. Họ có thể yêu cầu các xét nghiệm để đánh giá nguyên nhân và mức độ rối loạn thăng bằng tùy thuộc vào các triệu chứng và tình trạng sức khỏe.

Bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra thính giác, xét nghiệm máu, điện ký rung giật nhãn cầu hoặc chẩn đoán hình ảnh não. Một thử nghiệm khác đó là biểu đồ tư thế. Đối với bài kiểm tra này, bạn đứng trên một bục di động phía trước là một màn hình Bác sĩ sẽ quan sát cách cơ thể bạn di chuyển theo chuyển động của bục,  trên màn hình hoặc cả hai.

Rối loạn thăng bằng được điều trị như thế nào?

Đầu tiên bác sĩ sẽ xác định xem chóng mặt của bạn là do bệnh lý hay do thuốc gây ra, từ đó sẽ điều trị bệnh hay đổi thuốc khác.

Bác sĩ sẽ nói cho bạn các cách để xử lý các tình huống hoạt động hàng ngày mà có thể làm tăng nguy cơ ngã và chấn thương, như lái xe, đi bộ lên hoặc xuống cầu thang và sử dụng phòng tắm. Nếu bạn mắc BPPV, bác sĩ sẽ hướng dẫn một chuỗi các  động tác đơn giản, được gọi là nghiệm pháp Epley, để giúp loại bỏ sỏi tai ra khỏi ống bán khuyên. Bắt đầu bài tập Epley bằng cách ngồi thẳng lưng, với sự trợ giúp của chuyên gia trị liệu, sau đó nhanh chóng nằm ngửa, quay đầu sang một bên và đợi một hoặc hai phút trước khi ngồi dậy trở lại. Đối với một số người, có thể chỉ cần một lượt tập, một số khác cần phải tập vài lần ở nhà để giảm chóng mặt. 

(Các bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu giúp người bệnh tập luyện để có thể sinh hoạt hàng ngày. Nguồn ảnh: healthbound.ca)(Các bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu giúp người bệnh tập luyện để có thể sinh hoạt hàng ngày. Nguồn ảnh: healthbound.ca)

Nếu được chẩn đoán mắc bệnh Meniere, bác sĩ có thể đề nghị thay đổi chế độ ăn uống, như giảm muối trong thức ăn, hạn chế rượu và caffein, không hút thuốc cũng có thể hữu ích. Một số loại thuốc điều trị chóng mặt hoặc chống nôn có thể làm giảm các triệu chứng nhưng gây buồn ngủ. Các loại thuốc khác, như gentamicin - một loại kháng sinh hoặc corticosteroid, có thể được sử dụng để tiêm. Mặc dù gentamicin giúp giảm chóng mặt, nhưng nó có thể phá hủy các tế bào cảm giác trong ốc tai và gây mất thính lực kéo dài. Nguy cơ mất thính giác có thể được giảm xuống nếu dùng gentamicin liều nhỏ và liên tục cho đến khi các triệu chứng cải thiện. Corticosteroid không gây mất thính giác; tuy nhiên, nghiên cứu đang được tiến hành để xác định xem chúng có hiệu quả như gentamicin hay không. Nếu mắc bệnh Meniere mức độ nặng có thể cần phải phẫu thuật.

Một số người bị rối loạn thăng bằng triệu chứng chóng mặt không hề thuyên giảm và  sẽ phải tìm cách để giải quyết  nó hàng ngày. Các nhà trị liệu phục hồi chức năng có thể giúp đỡ bằng cách tạo lập một kế hoạch điều trị  cho cá nhân kết hợp các bài tập về đầu, cơ thể và mắt để giảm chóng mặt và buồn nôn.

Để giảm nguy cơ bị thương do chóng mặt, hãy tránh đi bộ trong bóng tối, nên đi giày đế thấp hoặc giày đi bộ và sử dụng gậy hoặc khung tập đi nếu cần thiết. Nếu có tay vịn trong nhà, hãy kiểm tra chúng định kỳ để đảm bảo an toàn và chắc chắn. Sắp xếp lại đồ đạc trong phòng tắm cho an toàn hơn. Các điều kiện tại nơi làm việc có thể cần được sửa đổi hoặc hạn chế, ít nhất là tạm thời. Lái xe hơi có thể trở nên rất nguy hiểm do vậy nên hỏi ý kiến của bác sĩ về độ an toàn.

Làm thế nào để biết liệu mình có bị rối loạn thăng bằng hay không?

Mọi người thỉnh thoảng có một cơn chóng mặt, nhưng thuật ngữ "chóng mặt" có thể biểu hiện khác nhau với những người khác nhau. Đối với một số người, chóng mặt có thể là cảm giác quay cuồng thoáng qua, trong khi đối với những người khác, nó dữ dội và kéo dài. Các chuyên gia cho rằng hơn bốn trong số 10 người Mỹ sẽ trải qua một đợt chóng mặt nghiêm trọng khiến   họ đến  gặp bác sĩ.

Để quyết định có nên tới gặp bác sỹ hay không, hãy trả lời những câu hỏi sau. Nếu trả lời “có” cho bất kỳ câu hỏi nào trong số này, hãy tới gặp bác sĩ.

  • Có cảm thấy loạng choạng không?
  • Có cảm thấy như thể căn phòng đang quay xung quanh mình không?
  • Có cảm thấy như thể mình đang di chuyển khi biết mình đang ngồi hay đứng yên không?
  • Có bị mất thăng bằng và ngã không?
  • Có cảm thấy như thể tôi đang rơi xuống không?
  • Có cảm thấy "lâng lâng" hoặc ngất xỉu không?
  • Có bị mờ mắt không?
  • Có bao giờ cảm thấy mất định hướng, ví dụ như mất cảm giác về thời gian hoặc vị trí không?

Bạn có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bằng cách nào?

Có thể giúp bác sĩ chẩn đoán và xác định kế hoạch điều trị bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây. Hãy chuẩn bị các thông tin này trong cuộc hẹn.

Cách tốt nhất có thể mô tả rối loạn thăng bằng hoặc triệu chứng chóng mặt của mình.

Có thường xuyên cảm thấy chóng mặt hoặc khó giữ thăng bằng không?

Đã bao giờ bị ngã chưa? ( Bị ngã khi nào?)

  • Ngã trong điều kiện nào?
  • Ngã bao lâu rồi?

Những thuốc sử dụng:

  • (Bao gồm các loại thuốc theo đơn và không kê đơn, ví dụ như aspirin, thuốc kháng histamin hoặc hỗ trợ giấc ngủ.)

Tên thuốc:

  • Bao nhiêu (mg) và số lần mỗi ngày:
  • Tình trạng khi dùng các thuốc này là:

Tại cuộc thảo luận, hãy dành một phút để viết ra các hướng dẫn nào mà bác sĩ đã đưa ra và hỏi bất kỳ thắc mắc nào trước khi rời đi.

Nghiên cứu nào đang được thực hiện cho các rối loạn thăng bằng?

BPPV là rối loạn thăng bằng phổ biến nhất. Bởi vì nguồn gốc của vấn đề — sỏi tai di chuyển, các bác sĩ chủ yếu phải dựa vào quan sát và tiền sử để đưa ra chẩn đoán. Các nhà nghiên cứu được hỗ trợ bởi Viện Quốc gia về Điếc và Rối loạn Giao tiếp khác (NIDCD) hiện đã tạo ra một thiết bị đeo trên đầu sử dụng hoạt ảnh 3-D để lập bản đồ vị trí của sỏi tai ở tai trong. Thiết bị này được chế tạo sử dụng tia hồng ngoại  để thu thập dữ liệu từ chuyển động của mắt và đầu, sau đó đưa vào máy tính để lập bản đồ. Một máy tính thứ hai sử dụng dữ liệu để từng bước định vị lại các thao tác loại bỏ sỏi tai khỏi các ống bán khuyên. Nếu được chứng minh có hiệu quả trong các thử nghiệm lâm sàng, máy và các chương trình phần mềm của nó sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn BPPV và hướng dẫn các thao tác tái định vị để đảm bảo điều trị tốt nhất có thể. 

Một bệnh nhân đang được chẩn đoán bằng thiết bị của NIDCD. Nguồn ảnh: nidcd.nih.govMột bệnh nhân đang được chẩn đoán bằng thiết bị của NIDCD. Nguồn ảnh: nidcd.nih.gov

Các nhà khoa học khác được NIDCD hỗ trợ đang xem xét các cơ chế phân tử điều chỉnh sự phát triển của tai trong. Một nhóm nghiên cứu đã xác định được một gen mã hóa một loại protein giúp hình thành các ống bán khuyên và các mô cảm giác liên quan. Một nhóm nghiên cứu khác đã xác định được một họ gen, được gọi là otopetrins, giúp hình thành sỏi tai ở chuột. Những phát hiện từ nghiên cứu trên chuột có thể giúp các nhà nghiên cứu xác định xem liệu sỏi tai bị phá hủy bởi quá trình lão hóa, thuốc, nhiễm trùng hoặc chấn thương có thể phục hồi ở người mắc rối loạn thăng bằng hay không.

Các nhà khoa học được NIDCD hỗ trợ cũng đang thử nghiệm một số bộ phận tiền đình giả, hoặc thay thế, ở động vật bị suy giảm khả năng thăng bằng. Các nhà nghiên cứu hy vọng một ngày nào đó những thiết bị này sẽ được sử dụng để ứng dụng cho những người suy giảm hệ thống tiền đình.

Một bộ phận giả sử dụng cảm biến chuyển động gắn trên đầu để bắt chước hệ thống tín hiệu tự nhiên của tai và não. Cảm biến đo vòng quay của đầu và gửi thông tin đến bộ vi xử lý. Sau đó, bộ vi xử lý sẽ chuyển đổi các tín hiệu thành xung điện và gửi chúng đến một điện cực được cấy vào tai. Điện cực kích thích dây thần kinh tiền đình, tạo ra tín hiệu giúp não chuyển động mắt để bù lại chuyển động quay của đầu.

Một bộ phận giả thứ hai được thiết kế để mô phỏng sự chuyển động của chất dịch trong ống bán khuyên. Bình thường, sự thay đổi của dịch giúp não hiểu 

được chuyển động và vị trí của đầu. Thiết bị này kết hợp bộ vi xử lý với một thiết bị cơ học nhỏ giúp tăng chuyển động bình thường của chất dịch để cung cấp tín hiệu t mạnh hơn cho não.

Các nhà nghiên cứu cũng đang nghiên cứu hiệu quả của các loại bài tập phục hồi chức năng khác nhau như một lựa chọn điều trị cho chứng rối loạn thăng bằng. Trong một nghiên cứu do NIDCD tài trợ, các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ thực tế ảo để mô phỏng lối đi của một cửa hàng tạp hóa. Sử dụng một xe đẩy thực được gắn vào một máy chạy bộ được chế tạo riêng trước màn hình chiếu, bệnh nhân “đi bộ” xuống các lối đi, quét các kệ hàng ảo để tìm các mặt hàng trong danh sách của họ. Các nhà nghiên cứu đang kiểm tra xem việc luyện tập trong cửa hàng ảo có làm giảm bớt các cơn chóng mặt trong thế giới thực hay không, đặc biệt là trong các môi trường phức tạp về thị giác.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!