3 điều cần biết về bệnh teo cơ

Thuật ngữ teo cơ dùng để chỉ tình trạng mất mô cơ, các cơ bị teo trông nhỏ hơn bình thường. Nguyên nhân teo cơ do thiếu hoạt động thể chất, do chấn thương hoặc bệnh tật, dinh dưỡng kém, di truyền và một số bệnh lý nhất định.

Video: Bệnh teo cơ/ chẩn đoán nguyên nhân/ phương pháp điều trị

Teo cơ có thể xảy ra sau thời gian dài không hoạt động. Nếu một cơ bắp không thường xuyên được hoạt động, chúng sẽ tự teo đi để bảo toàn năng lượng cho cơ thể.

Teo cơ tiến triển do không hoạt động có thể xảy ra nếu một người bị liệt sau bệnh tật hoặc chấn thương. Tập thể dục thường xuyên và cố gắng vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật có thể cải thiện tình trạng teo cơ.

Trong bài viết này, chúng ta cùng xem xét một số nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh teo cơ khác.

Nguyên nhân gây teo cơ

Nhiều yếu tố có thể gây teo cơ, bao gồm:

Dinh dưỡng kém

Dinh dưỡng kém có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả chứng teo cơ.

Cụ thể, Tổ chức Loãng xương Quốc tế cảnh báo rằng chế độ ăn ít protein nạc, trái cây và rau có thể dẫn đến giảm khối lượng cơ.

Teo cơ liên quan đến suy dinh dưỡng có thể phát triển do các tình trạng bệnh lý làm suy giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, chẳng hạn như:

  • Hội chứng ruột kích thích
  • Bệnh celiac
  • Ung thư

Cachexia (chứng suy mòn) là một tình trạng chuyển hóa phức tạp gây giảm cân và teo cơ. Cachexia có thể tiến triển như một triệu chứng của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác, chẳng hạn như ung thư, HIV hoặc bệnh đa xơ cứng (MS).

Những người bị suy mòn có thể chán ăn hoặc giảm cân không chủ đích mặc dù đã tiêu thụ một lượng lớn calo.

Tuổi

Khi già đi, cơ thể sản xuất ít protein hơn để thúc đẩy sự phát triển của cơ bắp. Việc giảm lượng protein có sẵn này làm cho các tế bào cơ co lại, dẫn đến tình trạng được gọi là giảm cơ.

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), chứng giảm cơ ảnh hưởng đến một phần ba số người từ 60 tuổi trở lên.

Giảm khối lượng cơ có thể kèm theo các triệu chứng sau:

  • Yếu ớt
  • Cân bằng kém
  • Khó di chuyển
  • Giảm khả năng chịu đựng

Mất khối lượng cơ có thể là kết quả tất yếu của quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên, nó có thể làm tăng nguy cơ chấn thương và tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.

Di truyền học

Teo cơ tủy (SMA) là một rối loạn di truyền gây mất tế bào thần kinh vận động và teo cơ.

Có một số loại teo cơ tủy khác nhau:

SMA liên kết với nhiễm sắc thể số 5: Những loại SMA này xảy ra do đột biến gen SMN1 trên nhiễm sắc thể số 5. Các đột biến này dẫn đến sự thiếu hụt protein của tế bào thần kinh vận động. SMA thường tiến triển trong thời thơ ấu nhưng có thể tiến triển vào bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời.

SMA không liên kết với nhiễm sắc thể số 5

Loạn dưỡng cơ dùng để chỉ một loạt các tình trạng tiến triển gây mất khối lượng cơ và suy nhược.

Chứng loạn dưỡng cơ xảy ra khi một trong những gen liên quan đến sản xuất protein bị đột biến. Một người có thể có các đột biến gen, nhưng nhiều đột biến xảy ra một cách tự nhiên trong quá trình phát triển của thai nhi.

Các bệnh liên quan teo cơ


 


Các bệnh và tình trạng mạn tính có thể góp phần gây ra teo cơ bao gồm:

  • Bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS)Còn được gọi là bệnh Lou Gehrig, ALS bao gồm một số tình trạng gây tổn thương các tế bào thần kinh vận động điều khiển cơ.
  • Xơ cứng rải rác (MS): Tình trạng mạn tính này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công hệ thần kinh trung ương, gây ra tình trạng viêm có hại cho các sợi thần kinh.
  • Viêm khớp: Tình trạng viêm các khớp gây đau và cứng. Viêm khớp có thể hạn chế nghiêm trọng khả năng vận động, dẫn đến teo cơ.
  • Viêm cơ: Thuật ngữ viêm cơ dùng để chỉ tình trạng viêm các cơ, gây ra tình trạng yếu và đau cơ. Mọi người có thể bị viêm cơ sau khi nhiễm vi-rút hoặc do tác dụng phụ của quá trình miễn dịch.
  • Bệnh bại liệt: Căn bệnh truyền nhiễm này tấn công hệ thần kinh. Nó gây ra các triệu chứng giống như cúm và có thể dẫn đến tê liệt vĩnh viễn.

Vấn đề thần kinh

Một chấn thương hoặc bệnh lý có thể làm tổn thương các dây thần kinh điều khiển cơ, dẫn đến tình trạng được gọi là teo cơ thần kinh.

Khi vấn đề này tiến triển, các cơ sẽ ngừng co vì chúng không còn nhận được tín hiệu từ dây thần kinh.

Triệu chứng của teo cơ

Các triệu chứng của teo cơ rất khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng mất cơ.

Ngoài giảm khối lượng cơ, các triệu chứng của teo cơ bao gồm:

  • Cánh tay hoặc chân nhỏ hơn nhiều so với bình thường
  • Bị yếu ở một chi
  • Gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng
  • Vẫn không hoạt động được trong một thời gian dài

Điều trị teo cơ

Các phương pháp điều trị teo cơ khác nhau tùy thuộc vào mức độ mất cơ và sự biểu hiện của bất kỳ tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào.

Điều trị tình trạng cơ bản gây ra teo cơ có thể giúp làm chậm quá trình mất cơ.

Các phương pháp điều trị teo cơ bao gồm:

Vật lý trị li

Vật lý trị liệu bao gồm các động tác kéo giãn và bài tập cụ thể với mục đích ngăn ngừa tình trạng bất động. Vật lý trị liệu mang lại những lợi ích sau cho những người bị teo cơ:

  • Ngăn ngừa tình trạng bất động
  • Tăng sức mạnh cơ bắp
  • Cải thiện lưu thông các chất
  • Giảm co cứng, gây co cơ liên tục

Kích thích điện chức năng

Kích thích điện chức năng (FES) là một phương pháp điều trị hiệu quả khác cho chứng teo cơ. Nó liên quan đến việc sử dụng các xung điện để kích thích co cơ ở các cơ bị ảnh hưởng.

Trong thời gian kích thích điện, kỹ thuật viên sẽ gắn các điện cực vào một chi bị teo. Các điện cực truyền một dòng điện, kích hoạt chuyển động ở chi.

Liệu pháp siêu âm tập trung

Kỹ thuật này cung cấp chùm năng lượng siêu âm đến các khu vực cụ thể trong cơ thể. Các tia này kích thích các cơn co thắt ở các mô cơ bị teo.

Công nghệ mới này đang trong giai đoạn phát triển và chưa bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.

Phẫu thuật

Các thủ thuật phẫu thuật có thể cải thiện chức năng cơ ở những người bị teo cơ có liên quan đến tình trạng thần kinh, chấn thương hoặc suy dinh dưỡng .

Tóm tắt

Teo cơ được đặc trưng bởi sự rút ngắn của các sợi cơ và bị mất khối lượng cơ tổng thể.

Một số yếu tố có thể góp phần gây ra teo cơ, chẳng hạn như:

  • Bất động trong thời gian dài do bệnh tật hoặc chấn thương
  • Tuổi
  • Suy dinh dưỡng
  • Di truyền học
  • Dấn đề thần kinh
  • Một số bệnh lý, chẳng hạn như viêm khớp, viêm cơ, ALS và MS

Các lựa chọn điều trị sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, nhưng chúng có thể bao gồm vật lý trị liệu, can thiệp dinh dưỡng hoặc phẫu thuật.

Câu hỏi liên quan

Khi bị teo cơ nên ăn: Thực phẩm giàu protein để giảm teo cơ, Vitamin, Rau, Omega 3
Xem thêm
Bệnh teo cơ (thiểu cơ) ở người già còn có tên khoa học là sarcopenia. Bệnh gây mất sức mạnh và khối lượng cơ bắp. Chứng bệnh này thường khởi phát ở tuổi 75 nhưng có thể sớm từ 65 hoặc muộn ở tuổi 80. Đây là yếu tố hàng đầu gây ra tình trạng yếu cơ, dễ gây té ngã và gãy xương ở người lớn tuổi.
Xem thêm
Trẻ được chẩn đoán mắc bệnh teo cơ sẽ bị mất dần dần khả năng thực hiện các vận động như đi, ngồi, đứng thẳng, thở ra dễ dàng và cử động các cánh tay và bàn tay. Độ yếu ớt này càng tăng có thể dẫn đến các vấn đề sức khoẻ khác.
Xem thêm
Hậu quả của teo cơ bao gồm: Yếu cơ, Cong vẹo cột sống, Té ngã, Thiếu tự tin trong giao tiếp,...
Xem thêm
Các loại thuốc phổ biến bao gồm glucocorticoid (hay còn gọi là Corticoid, một loại thuốc chống viêm được chỉ định cho nhiều bệnh lý khác nhau) hoặc thuốc gây độc cho cơ như doxorubicin (là một loại thuốc được sử dụng để làm chậm hoặc ngăn chặn tế bào ung thư).
Xem thêm
Dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất của bệnh teo cơ là mất khối lượng cơ nạc. Sự thay đổi này có thể khó phát hiện ở người bệnh béo phì, thay đổi khối lượng mỡ hoặc bị phù nề.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Teo cơ
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!