NH3 + H3PO4 → (NH4)3PO4 l NH3 ra (NH4)3PO4

NH3 + H3PO4 → (NH4)3PO4 là phản ứng hoá hợp. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

Phản ứng NH3 + H3PO4 → (NH4)3PO4

1. Phương trình phản ứng NH3 tác dụng H3PO4

3NH3 + H3PO4 → (NH4)3PO4

2. Bản chất của phương trình NH3 tác dụng với H3PO4

(1): NH3 + H3PO4 → NH4H2PO4

(2): 2NH3 + H3PO4 → (NH4)2HPO4

(3): 3NH3 + H3PO4 → (NH4)3PO4

gọi n= số mol của NH3/H3PO4

+ Nếu n = 1: chỉ có phản ưng (1)

sản phẩm suy nhất là: NH4H2PO4

+ Nếu 1 < n < 2: xảy ra phản ứng (1) và (2)

tạo hai muối NH4H2PO4và (NH4)2HPO4.

+ Nếu n = 2: xảy ra phản ứng (2)

sản phẩm duy nhất là: (NH4)2HPO4

+ Nếu 2 < n < 3: xảy ra phản ứng (2) và (3)

tạo hai muối (NH4)2HPO4và (NH4)3PO4

+ Nếu n = 3: xảy ra phản ứng (3)

sản phẩm suy nhất là: (NH4)3PO4

3. Tính chất hoá học của NH3

3.1. Amoniac có tính bazơ yếu

Amoniac do tính bazơ nên dung dịch amoniac làm cho quỳ tím hóa xanh còn dung dịch phenolphlatein từ màu chuyển thành hồng.

Do đó để phát hiện amoniac, người ta dùng quỳ tím ẩm để nhận biết.

Nguyên nhân: do cặp e chưa tham gia liên kết ở nguyên tử N

Ba(OH)2 > NaOH > NH3 > Mg(OH)2 > Al(OH)3

a) Amoniac phản ứng với nước 

NH3 + H2O ⇔ NH4+ + OH-

b) Amoniac phản ứng với Axit → Muối Amoni

Thí dụ:

NH3 (khí) + HCl (khí) → NH4Cl (khói trắng)

NH3 + H2SO4 → NH4HSO4

2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4

c) Amoniac tác dụng với dung dịch muối của các kim loại mà hidroxit không tan → bazơ và muối

NH3 + Muối (dung dịch)   → Bazơ + Muối mới

Thí dụ

2NH3+ MgCl2 + 2H2O → Mg(OH)2 + 2NH4Cl

3NH3 + AlCl3+ 3H2O →Al(OH)3↓ + 3NH4Cl

* Chú ý: Với muối của Cu2+, Ag+ và Zn2+ có kết tủa sau đó kết tủa tan do tạo phức chất tan

Cu(NH3)4(OH)2; Ag(NH3)2OH; Zn(NH3)4(OH)2.

Thí dụ: 

ZnSO4+ 2NH3+ 2H2O → Zn(OH)2↓ + (NH4)2SO4

Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)3](OH)2

3.2. Amoniac có tính khử mạnh

Nguyên nhân: do N trong NH3 có mức oxi hóa thấp nhất -3

a) Amoniac tác dụng với O2

4NH3 + 3O\overset{t^{o} }{\rightarrow} 2N2↑ + 6H2O

4NH3 + 5O\overset{800^{o}C,Pt }{\rightarrow} 4NO↑ + 6H2O

b) Amoniac tác dụng với Cl2

2NH3 + 3Cl2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} N2↑ + 6HCl

8NH3 + 3Cl2 → N2↑ + 6NH4Cl

c) Amoniac tác dụng với oxit của kim loại

Thí dụ:

3CuO + 2NH3 \overset{t^{o} }{\rightarrow}Cu + 3H2O + N2

3.3. Khả năng tạo phức

Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại, tạo thành các dung dịch phức chất.

Ví dụ:

* Với Cu(OH)2:

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (màu xanh thẫm)

* Với AgCl:

AgCl + 2NH3 → [Ag(NH3)2]Cl

Sự tạo thành các ion phức là do sự kết hợp các phân tử NH3 bằng các electron chưa sử dụng của nguyên tử nitơ với ion kim loại.

4. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quì tím?

A. NaOH

B. HCl

C. KNO3

D. NH3

Lời giải:

Đáp án C

Câu 2. Trong phòng thí nghiệm ,để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch NH4NO3 bão hoà. Khí X là:

A. NO

B. N2O

C. N2

D. NO2

Lời giải:

Đáp án B

Câu 3. Cho 20 gam dung dịch H3PO437,11% tác dụng vừa đủ với NH3 thì thu được 10g muối photphat amoni A. Công thức của muối A là:

A. (NH4)2HPO4

B. NH4H2PO4

C. (NH4)3PO4

D. Không xác định

Lời giải:

Đáp án A

Ta có nH3PO4= 0,07573 mol

Đặt công thức của muối amoni là (NH4)nH3-nPO4

H3PO4+ nNH3 →(NH4)nH3-nPO4

Ta có nmuối= nH3PO4= 0,07573 mol→ Mmuối A= 10/ 0,07573= 132 g/mol

→ 18n + 3-n+ 95= 132 → n= 2 → Công thức của muối A là (NH4)2HPO4

Câu 4. Có các muối sau: NH4Cl, NaCl, MgSO4 đựng trong các lọ không nhãn, có thể dùng dung dịch nào sau đây để nhận biết chúng?

A. AgNO3

B. HCl

C. H2SO4

D. NaOH

Lời giải:

Đáp án D

Dùng NaOH

+ kết tủa trắng keo là MgSO4

+ kết tủa trắng xanh là FeSO4

+ kết tủa dỏ nâu là FeCl3

+ có khí mùi khai thoát ra là NH4Cl

+ không có hiện tượng là NaCl và NaOH.

Cho dung dịch FeCl3 vào 2 dung dịch còn lại

+ xuất hiện kết tủa nâu đỏ là NaOH

+ không có hiện tượng là NaCl

Câu 5. Khi nung chất rắn X ở nhiệt độ cao, người ta thu được một oxit của nitơ và hơi nước. Cho X vào dung dịch NaOH thấy có khí mùi khai thoát ra. X là

A. (NH4)2SO4.

B. NH4NO2.

C. NH4HCO3.

D. NH4NO3.

Lời giải:

Đáp án D

Khí mùi khai thoát ra là NH3

Vì nhiệt phân X thu được oxit của nitơ và nước => trong phân tử X chỉ gồm N, H và O

=> X là NH4NO3

Loại B vì NH4NO2  →  N2 + 2H2O

Câu 6. Khi cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch (NH4)2SO4 và đun nóng có hiện tượng:

A. chỉ có kết tủa trắng.

B. có kết tủa trắng và khí mùi khai bay lên.

C. chỉ có khí mùi khai bay lên.

D. có kết tủa trắng sau đó kết tủa tan.

Lời giải:

Đáp án B

Phương trình phản ứng minh họa:

Ba(OH)2 + (NH4)2SO4→ BaSO4↓ + 2NH3↑ + 2H2O

Khi cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch (NH4)2SO4 và đun nóng có hiện tượng có kết tủa trắng và khí mùi khai bay lên.

Câu 7. Sử dụng dung dịch Ba(OH)2 có thể phân biệt dãy dung dịch muối nào sau đây:

A. MgCl2, NH4Cl, Na2SO4, NaNO3.

B. AlCl3, ZnCl2, NH4Cl, KCl.

C. NH4Cl, (NH4)2SO4, K2SO4, NaNO3.

D. NH4NO3, NH4Cl, K2SO4, KCl.

Lời giải:

Đáp án C

Câu 8. Muối NH4Cl tác dụng được với dung dịch chất nào sau đây?

A. NaOH, HNO3

B. HNO3, AgNO3

C. NaOH, AgNO3

D. NaNO3, HNO3

Lời giải:

Đáp án: C

Phương trình phản ứng minh họa:

NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl

NH4Cl + NaCO3 → 2NaCl + CO2 + H2O + 2NH3

Câu 9.Oxi hóa 6 lít NH3 (tạo ra N2 và NO theo tỉ lệ mol 1 : 4) cần vừa đủ V là không khí ( chứa 20% oxi về thể tích). Các thể tích đó ở cùng điều kiện. Giá trị của V là

A. 6,5.   

B. 22,5.   

C. 32,5.   

D. 24,5.

Lời giải:

Đáp án: C

12NH3 + 13O2 → 8NO + 2N2 + 18H2O

VO2 = (6 x 13) / 12 = 6,5 mol

⇒ Vkk = 6,5 : 20% = 32,5 lít

Xem thêm các phương trình hóa học khác:

NH3 + H2O → NH4OH | NH3 ra NH4OH

NH3 + O2 → NO + H2O | NH3 ra NO

NH3 + AlCl3 + H2O → Al(OH)3 + NH4Cl | NH3 ra NH4Cl

NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4

CuO ra Cu(NO3)2 | CuO + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!