NaAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3 + NaCl | NaAlO2 ra NaCl

1900.edu.vn xin giới thiệu phản ứng NaAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3 + NaCl là phản ứng trao đổi. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

Phản ứng NaAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3 + NaCl

1. Phương trình hóa học NaAlO2 + HCl

NaAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3  kết tủa trắng + NaCl

2. Điều kiện phản ứng xảy ra NaAlO2 + HCl

Nhiệt độ thường

3. Cách thực hiện phản ứng NaAlO2 + HCl

Cho từ từ vừa đủ dung dịch axit HCl vào dung dịch muối NaAlO2 tạo kết tủa keo trắng Al(OH)3 và dung dịch muối NaCl.

Nếu dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 kết tủa bị hoà tan dần cho đến hết.

3HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + 3H2O

4. Tính chất hoá học của NaAlO2

4.1. Tính chất vật lí & nhận biết

- Tính chất vật lí: Là chất rắn, màu trắng, không mùi, tan tốt trong nước cho dung dịch không màu.

- Nhận biết: Sục CO2 vào dung dịch, thấy xuất hiện kết tủa keo trắng

       2H2O + NaAlO2 + CO2 → Al(OH)3↓ + NaHCO3

4.2. Tính chất hóa học

   - Tác dụng với axit:

       2H2O + NaAlO2 + CO2 → Al(OH)3↓ + NaHCO3

       H2O + HCl + NaAlO2 → Al(OH)3↓ + NaCl

4.3. Điều chế

- Điều chế bằng cách cho nhôm phản ứng với dung dịch NaOH.

       2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

5. Tính chất hoá học của HCl

Dung dịch axit HCl có đầy đủ tính chất hoá học của một axit mạnh.

5.1. Tác dụng chất chỉ thị

Dung dịch HCl làm quì tím hoá đỏ (nhận biết axit)

HCl → H+ + Cl-

5.2. Tác dụng với kim loại

Tác dụng với KL (đứng trước H trong dãy Bêkêtôp) tạo muối (với hóa trị thấp của kim loại) và giải phóng khí hidrô (thể hiện tính oxi hóa)

Fe + 2HCl Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án FeCl2 + H2

2Al + 6HCl Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án 2AlCl3 + 3H2

Cu + HCl → không có phản ứng

5.3. Tác dụng với oxit bazo và bazo

Sản phẩm tạo muối và nước

NaOH + HCl → NaCl + H2O

CuO + 2HCl Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án CuCl2 + H2O

Fe2 O3 + 6HClHóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án 2FeCl3 + 3H2O

5.4. Tác dụng với muối

 (theo điều kiện phản ứng trao đổi)

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

(dùng để nhận biết gốc clorua )

Ngoài tính chất đặc trưng là axit , dung dịch axit HCl đặc còn thể hiện vai trò chất khử khi tác dụng chất oxi hoá mạnh như KMnO4, MnO2, K2 Cr2O7, MnO2, KClO3 ……

4HCl + MnO2 Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án MnCl2 + Cl + 2H2O

K2 Cr2O7 + 14HCl → 3Cl2 + 2KCl + 2CrCl3 + 7H2O

Hỗn hợp 3 thể tích HCl và 1 thể tích HNO3 đặc được gọi là hỗn hợp nước cường toan ( cường thuỷ) có khả năng hoà tan được Au ( vàng)

3HCl + HNO3 → 2Cl + NOCl + 2H2O

NOCl → NO + Cl

Au + 3Cl → AuCl3

6. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Cho dung dịch chứa a mol NaAlO2 tác dụng dung dịch chứa b mol HCl hoặc 2b mol HCl cùng thu được m gam kết tủa. Tỷ lệ a : b là:

A. 3 : 2  

B. 4 : 5  

C. 3 : 4  

D. 5 : 4

Lời giải:

 Đáp án đúng: D

Cho dung dịch chứa a mol NaAlO2 tác dụng dung dịch chứa b mol HCl hoặc 2b mol HCl cùng thu được m gam kết tủa.

→ Khi tác  dụng với b mol HCl thì kết tủa chưa bị hòa tan. Khi tác dụng với 2b mol HCl thì kết tủa bị hòa tan một phần.

HCl + NaAlO2+ H2O →Al(OH)3↓ + NaCl (1)

3HCl + Al(OH)3 → AlCl3+ 3H2O (2)

-TH1: Kết tủa chưa bị hòa tan: nAl(OH)3= nHCl= b mol

-TH2: Khi dùng 2 b mol HCl

nAl(OH)3 PT 1= nNaAlO2= a mol → nHCl PT2= 2b- a (mol)→ nAl(OH)3 bị hòa tan ở PT2= (2b-a)/3 mol

→nAl(OH)3 thu được= a- (2b-a)/3= 4a/3- 2b/3 (mol)= b → 4a/3=5b/3 → 4a=5b → a/b= 5/4

Câu 2. Cho từ từ dung dịch HCl loãng vào dung dịch chứa NaOH và NaAlO(hay Na[Al(OH)4]. Sự phụ thuộc của số mol kết tủa thu được vào số mol của HCl được biểu diễn theo đồ thị sau:

Tổng giá trị của (x + y) là

A. 3.5

B. 3.8

C. 3.1

D. 2.2

Lời giải:

(1) NaOH + HCl → NaCl + H2O

(2) NaAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3 + NaCl

(3) Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

+ Tại nHCl = 0,9 mol thì NaOH vừa bị trung hòa hết => nNaOH = nHCl = 0,9 mol

+ Tại nHCl = 1,6 mol thì tủa chưa đạt cực đại:

nHCl = nNaOH + nAl(OH)3 => 1,6 = 0,9 + (y - 0,3) => y = 1 mol

=> nNaAlO2 = 1 mol

+ Tại nHCl = x mol thì Al(OH)3 bị hòa tan một phần:

Áp dụng công thức giải nhanh: nHCl = nNaOH + 4nAlO2- - 3nAl(OH)3

=> x = 0,9 + 4.1 - 3(1 - 0,3) = 2,8

Vậy x + y = 2,8 + 1 = 3,8

Đáp án B

Câu 3. Cho dần dần đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2,sau phản ứng hiện tượng quan sát được là:

A. Có kết tủa trắng keo xuất hiện, kết tủa không tan.

B. Không có hiện tượng gì

C. Có kết tủa trắng keo xuất hiện

D. Có kết tủa trắng keo xuất hiện, sau đó kết tủa tan hết.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 4. Kim loại tác dụng với dung dịch HCl và tác dụng với khí Cl2 đều thu được cùng một muối là

A. Fe

B. Zn

C. Cu

D. Ag

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 5. Công dụng nào sau đây không phải của NaCl?

A. Làm thức ăn cho người và gia súc, gia cầm

B. Làm dịch truyền trong ngành y tế

C. Điều chế Cl2, HCl, nước Javen

D. Khử chua cho đất trồng

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 6. Để điều chế HCl trong phòng thí nghiệm, người ta sử dụng phương pháp:

A. Phương pháp sunfat

B. Phương pháp tổng hợp

C. Clo hóa các hợp chất hữu cơ

D. Phương pháp khác

Lời giải:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!