Mật ong hay đường tốt hơn cho người đái tháo đường?

Kiểm soát đường huyết là điều rất quan trọng đối với những người bị đái tháo đường, giúp ngăn ngừa và làm chậm các biến chứng của bệnh như: tổn thương thần kinh, mắt và thận.

Video: Bệnh tiểu đường có uống được mật ong không? 

Chưa biết rõ cơ chế chính xác tại sao nồng độ cao glucose lại gây ra các biến chứng ở người đái tháo đường nhưng việc giữ cho đường huyết càng trong mức bình thường càng tốt là điều quan trọng đối với tính mạng - theo Hiệp hội Bệnh đái tháo đường Mỹ.

Chất tạo ngọt, như đường cát trắng và mật ong đều gần như đứng đầu danh sách các chất làm tăng đột ngột đường huyết. Nhưng liệu tất cả các chất tạo ngọt đều ảnh hưởng đến đường huyết theo cùng 1 cách thức? 

(mật ong hay đường đều là các chất tạo ngọt làm tăng chỉ số đường huyết nhưng cơ chế của chúng liệu có giống nhau - nguồn: Gapping world)(mật ong hay đường đều là các chất tạo ngọt làm tăng chỉ số đường huyết nhưng cơ chế của chúng liệu có giống nhau - nguồn: Gapping world)Lợi ích sức khoẻ của mật ong

Rất nhiều nghiên cứu xoay quanh lợi ích tiềm năng của mật ong, từ việc dùng làm thuốc bôi tại chỗ để làm lành vết thương cho đến điều hoà lượng cholesterol. Các nhà nghiên cứu cũng cố gắng tìm kiếm lời giải đáp cho câu hỏi “liệu mật ong có thể sử dụng để kiểm soát đường huyết hay không?”

Ví dụ, một nghiên cứu năm 2009 đã cho thấy: việc thường xuyên sử dụng mật ong có thể đem lại nhiều hiệu quả tốt đến cân nặng và mỡ máu ở người người đái tháo đường. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng quan sát được sự gia tăng đáng kể nồng độ HbA1c

Một nghiên cứu khác cho thấy mật ong có chỉ số glycemic thấp hơn so với đường glucose. Ngoài ra, mật ong có đặc tính kháng khuẩn và là nguồn dồi dào chất chống oxi hoá. Đây đều là các chất có lợi cho người đái tháo đường.

Liệu điều này có nghĩa là “Người đái tháo đường nên sử dụng mật ong thay cho đường?”

Không hẳn như vậy. Cả 2 nghiên cứu trên đều khuyến cáo cần có những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này. Bạn nên hạn chế sử dụng mật ong, giống như đường vậy. 

Mật ong và đường

Cơ thể của bạn phân giải thức ăn thành các đường đơn như glucose và sử dụng chúng làm năng lượng. Đường chứa 50% là glucose và 50% là fructose. Fructose là loại đường chỉ bị phân giải ở gan, và được lấy từ đồ uống có đường, món tráng miệng và thực phẩm thêm đường. Nó có liên quan tới rất nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm:

  • Tăng cân
  • Béo phì
  • Gan nhiễm mỡ
  • Tăng mỡ máu

Mật ong chứa chủ yếu là đường, nhưng chỉ có 30% là glucose và 40% là fructose, còn lại là các loại đường khác và các nguyên tố vi lượng - được lấy từ quá trình thụ phấn của ong. Các chất này có thể có lợi với những người bị dị ứng

(Chú ý quy đổi calo khi thay thế đường ăn bằng mật ong - nguồn: Eat Beautiful) (Chú ý quy đổi calo khi thay thế đường ăn bằng mật ong - nguồn: Eat Beautiful) Mật ong có chỉ số glycemic (GI) thấp hơn đường cát nhưng lại chứa nhiều calories hơn. Theo Bộ Nông nghiệp Mĩ, 1 thìa (15ml) mật ong chứa 64 calories trong khi 1 thìa (15ml) đường chứa 48 calories.

Ít đường hơn nhưng hương vị thơm ngon hơn

Một trong những lợi ích lớn nhất của mật ong với người đái tháo đường có thể là ở hương vị đậm đà mà nó mang lại. Có nghĩa là chỉ với 1 lượng nhỏ mật ong, món ăn đã tăng thêm vị đậm đà.

Mật ong cũng được khuyến cáo với người đái tháo đường giống như bất kì chất tạo ngọt khác, cho dù nó có liên quan đến nhiều lợi ích sức khoẻ. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kì khuyến nghị: Giới hạn lượng chất tạo ngọt mỗi ngày ở nữ là 6 thìa cà phê (100 calories) và ở nam là 9 thìa cà phê (150 calories).

Bạn cũng nên tính toán lượng carb trong mật ong trước khi thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày. 1 thìa (15ml) mật ong chứa 17,3g carb

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!