Video: Tìm hiểu đau đầu do căng thẳng cách nhận biết và điều trị.
Cùng với các dấu hiệu về cảm xúc như căng thẳng và sợ hãi, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng về thể chất, chẳng hạn như đổ mồ hôi, tim đập nhanh, các vấn đề về tiêu hóa và đau đầu.
Bài viết này sẽ chỉ ra mối quan hệ giữa lo âu và đau đầu, các nguyên nhân và các phương pháp điều trị hai chứng bệnh trên.
Lo âu và đau đầu
Khi nói đến lo âu, đau đầu có thể vừa là triệu chứng, vừa là nguyên nhân.
Trong các dạng đau đầu, đau đầu do căng thẳng là phổ biến nhất. Đau đầu căng thẳng thường có những đặc điểm:
- Các cơn đau từ nhẹ đến trung bình, mặc dù đôi khi các cơn đau này có thể trở nên nghiêm trọng
- Đau cả hai bên đầu
- Có thể đi kèm với đau nhức hoặc cứng ở vai và cổ
- Cơn đau thường nhẹ đi hoặc mất hẳn trong vòng vài giờ
- Ít khi gây cản trở cuộc sống hàng ngày
Đau nửa đầu thường có các cơn đau dữ dội và liên quan đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu mối liên hệ giữa rối loạn lo âu và đau đầu. Các nghiên cứu đã chỉ ra những người thường xuyên bị đau nửa đầu có xu hướng lo âu và trầm cảm hơn những người khác.
Các cơn đau nửa đầu:
- Thường gây ra các cơn đau nhói từ vừa đến nặng
- Đau một bên đầu và có thể lan rộng
- Có thể đi kèm với buồn nôn, nôn mửa và nhạy cảm với ánh sáng
- Kéo dài hàng giờ thậm chí vài ngày
- Có thể gây cản trở cuộc sống hàng ngày
- Có thể xuất hiện các rối loạn thị giác như chớp sáng, đèn nhấp nháy hoặc vầng hào quang
Nguyên nhân và cơ chế
Các nhà khoa học đang tìm hiểu mối liên hệ giữa lo âu và đau đầu. Vẫn chưa rõ liệu lo âu hay đau đầu có phải là yếu tố gây bệnh hay không.
Tổ chức Đau nửa đầu ở Hoa Kỳ đã báo cáo rằng 20% những người bị chứng đau nửa đầu từng đợt và 30-50% những người bị chứng đau nửa đầu mãn tính có lo âu.
Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy trẻ em lo âu có khả năng bị đau đầu nhiều hơn. Đồng thời các nhà nghiên cứu cũng kết luận rằng các dấu hiệu lo âu nghiêm trọng hơn ở những đứa trẻ bị đau đầu.
Các nghiên cứu đang tiếp tục tìm hiểu thêm những nguyên nhân gây lo âu, đau đầu hoặc cả hai.
Khi cảm thấy lo âu, căng thẳng, một số người có hành vi như cứng cổ, nghiến răng hoặc nhai kẹo cao su. Những hành vi đó vô tình có thể gây ra cơn đau đầu do căng thẳng hoặc gây ra chứng đau nửa đầu.
Các tác nhân khác gây đau đầu có liên quan đến lo âu bao gồm:
- Ngủ ít
- Căng thẳng
- Thay đổi nội tiết tố: những thay đổi do dùng thuốc hoặc khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt
- Thay đổi áp suất không khí: lên máy bay, đến những vùng núi cao,...
- Chế độ ăn uống: quá nhiều socola, cafein và rượu
- Mỏi mắt
Điều trị và biện pháp khắc phục
Điều trị chứng lo âu và đau đầu bao gồm thuốc, liệu pháp và các biện pháp tổng hợp.
Những người mắc chứng rối loạn lo âu nên đi gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn và điều trị nếu cần thiết.
Ngoài việc đề xuất liệu pháp, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc sau để phòng ngừa và điều trị chứng đau đầu:
- Thuốc chống trầm cảm: Có thể mất vài tuần để phát huy tác dụng, nhưng các bác sĩ thường sử dụng như thuốc đầu tay.
- Thuốc chống lo âu: Các loại thuốc như Benzodiazepines có thể giúp giảm cơn bùng phát, nhưng có nguy cơ phụ thuộc thuốc. Bạn chỉ nên dùng những loại thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc chẹn beta: Các bác sĩ có thể kê các loại thuốc cao huyết áp này cho những bệnh nhân gặp phải các triệu chứng như run và tim đập nhanh.
Chứng đau nửa đầu thường được điều trị bằng thuốc theo đơn, bệnh nhân có thể dùng thuốc vào các thời điểm khác nhau cho các mục đích khác nhau. Ví dụ:
- Sử dụng hàng ngày mang tính phòng ngừa
- Dùng khi bắt đầu có triệu chứng, để ngăn chặn cơn đau
- Sử dụng trong cơn đau đầu để giảm đau
Các phương pháp khác có thể giúp mọi người kiểm soát cả đau đầu và lo âu bao gồm:
- Thư giãn: Yoga, các bài tập thở, thư giãn cơ và các kỹ thuật khác có thể giúp kiểm soát cơ thể, giảm căng thẳng.
- Liệu pháp phản hồi sinh học: giúp mọi người cảm nhận những thay đổi, phản ứng của cơ thể nhằm kiểm soát các phản ứng này, từ đó có thể làm giảm căng thẳng, lo âu.
- Liệu pháp hành vi nhận thức (cognitive behavioral therapy-CBT) : Giúp bệnh nhân học cách suy nghĩ mới và phản ứng với những thách thức, bao gồm cả cơn đau và lo âu.
- Nhóm hỗ trợ: Tư vấn tâm lý cũng mang lại hiệu quả, đặc biệt với những người có lo âu và các cơn đau mãn tính.
Khi nào nên đi khám bác sĩ
Nếu bị đau đầu, lo âu hoặc kết hợp cả hai, bạn nên đi khám bác sĩ nếu cơn đau:
- Đến đột ngột và nghiêm trọng bất thường
- Xuất hiện sau một chấn thương ở đầu
- Đi kèm với sốt, khó nói, lú lẫn hoặc cứng cổ
- Cơn đau ngày càng nghiêm trọng hơn
- Gây cản trở cuộc sống thường ngày
Tương tự, nếu lo âu gây cản trở, khó khăn trong cuộc sống, bạn cũng nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn.
Tổng kết
Lo âu và đau đầu là những vấn đề phổ biến nhưng nghiêm trọng đối với sức khỏe tinh thần và thể chất, có thể xảy ra riêng biệt hoặc đồng thời và gây ảnh hưởng lẫn nhau.
Có rất nhiều phương pháp điều trị chứng rối loạn lo âu và đau đầu như sử dụng thuốc, các liệu pháp hay thay đổi lối sống.
Xem thêm :