Trắc nghiệm Toán 7 Ôn tập chương 1 có đáp án

Trắc nghiệm Toán 7 Ôn tập chương 1 có đáp án

  • 113 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho trục số sau:
Cho trục số sau:Điểm A biểu diễn số hữu tỉ (ảnh 1)
Điểm A biểu diễn số hữu tỉ
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Đoạn thẳng từ điểm O đến 1 được chia thành 5 phần bằng nhau.

Đoạn thẳng OA chiếm 7 phần; A nằm trước O nên biểu diễn số hữu tỉ âm.

Vậy điểm A biểu diễn số hữu tỉ là \(\frac{{ - 7}}{5}\).


Câu 2:

Số đối của số hữu tỉ \(\frac{5}{7}\)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Số đối của số hữu tỉ \(\frac{5}{7}\)\(\frac{{ - 5}}{7}\).


Câu 3:

Số không phải số hữu tỉ là
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Số hữu tỉ được viết dưới dạng \(\frac{a}{b}\) với a, b , b ≠ 0. Nên \(\frac{{ - 3}}{{ - 5}}\) là số hữu tỉ.

Các số – 2\(\frac{3}{4}\); 3,25 cũng là số hữu tỉ vì đều viết được dưới dạng \[\frac{a}{b}\] với a, b , b ≠ 0;

– 2\(\frac{3}{4}\) = \(\frac{{ - 11}}{4}\); 3,25 = \(\frac{{13}}{4}\).

\(\frac{{ - 7}}{0}\) không là số hữu tỉ vì có mẫu số bằng 0.


Câu 4:

So sánh a = \(\frac{{ - 5}}{8}\) và b = \(\frac{{ - 7}}{{12}}\)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Ta có: \(\frac{{ - 5}}{8}\) = \(\frac{{ - 15}}{{24}}\)\(\frac{{ - 7}}{{12}}\) = \(\frac{{ - 14}}{{24}}\)

Vì \(\frac{{ - 15}}{{24}}\) < \(\frac{{ - 14}}{{24}}\) nên \(\frac{{ - 5}}{8}\) < \(\frac{{ - 7}}{{12}}\)

Vậy a < b.


Câu 5:

Kết quả của phép tính \[\frac{{ - 4}}{9} + \frac{2}{3}\] bằng
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

\[\frac{{ - 4}}{9} + \frac{2}{3}\] = \[\frac{{ - 4}}{9} + \frac{6}{9}\] = \(\frac{2}{9}\)


Câu 6:

Với giá trị nào của x để \(\left( {\frac{2}{3} - \frac{5}{9}} \right)x + \frac{3}{4} = \frac{1}{6}\)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

\(\left( {\frac{2}{3} - \frac{5}{9}} \right)x + \frac{3}{4} = \frac{1}{6}\)

\(\left( {\frac{6}{9} - \frac{5}{9}} \right)x = \frac{1}{6} - \frac{3}{4}\)

\(\frac{1}{9}x = \frac{2}{{12}} - \frac{9}{{12}}\)

\(\frac{1}{9}x = \frac{{ - 7}}{{12}}\)

\(x = \frac{{ - 7}}{{12}}:\frac{1}{9}\)

\(x = \frac{{ - 7}}{{12}} \cdot 9\)

\(x = \frac{{ - 21}}{4}\)

Vậy \(x = \frac{{ - 21}}{4}\)


Câu 7:

Biểu thức 2533481 được viết dưới dạng lũy thừa của một số hữu tỉ là
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

\(\frac{{{2^5}}}{{{3^3}}} \cdot \frac{4}{{81}}\) = \(\frac{{{2^5} \cdot {2^2}}}{{{3^3} \cdot {3^4}}}\) = \(\frac{{{2^7}}}{{{3^7}}}\) = \({\left( {\frac{2}{3}} \right)^7}\)


Câu 8:

Tính 2525038510
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

\(\frac{{{{25}^2} \cdot {{50}^3}}}{{8 \cdot {5^{10}}}}\) = \(\frac{{{{25}^2} \cdot {{\left( {2.25} \right)}^3}}}{{{2^3} \cdot {5^{10}}}}\) = \(\frac{{{{25}^2} \cdot {{25}^3} \cdot {2^3}}}{{{2^3} \cdot {5^{10}}}}\) = \(\frac{{{{25}^5}}}{{{5^{10}}}}\) = \(\frac{{{{\left( {{5^2}} \right)}^5}}}{{{5^{10}}}} = \frac{{{5^{10}}}}{{{5^{10}}}} = 1\)


Câu 9:

Tìm x, biết \({\left( { - \frac{1}{3}} \right)^x} = - \frac{1}{{243}}\)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

\({\left( { - \frac{1}{3}} \right)^x} = - \frac{1}{{243}}\)

\({\left( { - \frac{1}{3}} \right)^x} = {\left( { - \frac{1}{3}} \right)^5}\)

\(x = 5\)

Vậy x = 5


Câu 10:

Tính 28-2111-23
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

\(\frac{{{2^8} - {2^{11}}}}{{1 - {2^3}}}\) = \(\frac{{{2^8} - {2^8} \cdot {2^3}}}{{1 - {2^3}}}\) = \(\frac{{{2^8} \cdot \left( {1 - {2^3}} \right)}}{{1 - {2^3}}}\) = 28 = 256


Câu 11:

Tính giá trị của biểu thức 12523-5{[8,51+4(34-25)2]+12022}
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

\(125 \cdot {2^3} - 5\left\{ {\left[ {8,51 + 4 \cdot {{\left( {\frac{3}{4} - \frac{2}{5}} \right)}^2}} \right] + {1^{2022}}} \right\}\)

\( = 125 \cdot 8 - 5\left\{ {\left[ {8,51 + 4 \cdot {{\left( {\frac{7}{{20}}} \right)}^2}} \right] + 1} \right\}\)

\( = 1000 - 5\left\{ {\left[ {8,51 + 4 \cdot \frac{{49}}{{400}}} \right] + 1} \right\}\)

\( = 1000 - 5\left\{ {\left[ {8,51 + \frac{{49}}{{100}}} \right] + 1} \right\}\)

\( = 1000 - 5\left\{ {\left[ {8,51 + 0,49} \right] + 1} \right\}\)

\( = 1000 - 5\left\{ {9 + 1} \right\}\)

\( = 1000 - 50\)

= 950


Câu 12:

Nguyên liệu để muối dưa cải gồm rau cải, hành tươi, đường và muối. Khối lượng hành, đường và muối theo thứ tự bằng 5%, \(\frac{1}{{1000}}\), \(\frac{3}{{40}}\) khối lượng rau cải. Vậy nếu muối 2 kg rau cải cần tổng khối lượng hành, đường và muối là (tính theo đơn vị kg):
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Tổng khối lượng hành, đường và muối là:

\(\left( {5\% + \frac{1}{{1000}} + \frac{3}{{40}}} \right) \cdot 2\) = \(\left( {0,05 + 0,001 + 0,075} \right) \cdot 2\) = 0,126.2 = 0,252 (kg)


Câu 13:

Theo dự báo thời tiết tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 1 – 02 – 2022, nhiệt độ thấp nhất tại thị xã Tam Đảo là – 0,3°C; nhiệt độ tại thành phố Vĩnh Yên khoảng 12,5°C. Nhiệt độ tại thành phố Vĩnh Yên cao hơn nhiệt độ tại thị xã Tam Đảo là
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Nhiệt độ tại thành phố Vĩnh Yên cao hơn nhiệt độ tại thị xã Tam Đảo là:

12,5 – (− 0,3) = 12,5 + 0,3 = 12,8 (°C)


Câu 14:

Chị Trang đang có ba tháng thực tập tại Pháp. Gần hết thời gian thực tập, chị Trang và bạn có kế hoạch tổ chức một bữa tiệc chia tay trước khi về nước. Chị ấy dự định mua 5 cái bánh pizza, mỗi cái 10,25 USD. Chị Trang có phiếu giảm giá 1,5 USD cho mỗi cái bánh pizza, hãy tính tổng số tiền chị ấy dùng để mua bánh?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Giá của 5 cái bánh pizza là: 10,25.5 = 51,25 (USD)

Số tiền được giảm khi mua 5 cái bánh là: 1,5.5 = 7,5 (USD)

Số tiền chị Trang dùng để mua bánh là: 51,25 – 7,5 = 43,75 (USD)


Câu 15:

Bố của Hà chuẩn bị đi công tác bằng máy bay. Theo kế hoạch, máy bay sẽ cất cánh lúc 2 giờ 45 phút chiều. Bố của Hà cần phải có mặt ở sân bay trước ít nhất 2 giờ để làm thủ tục, biết rằng đi từ nhà Hà đến sân bay mất khoảng 55 phút. Hỏi bố của Hà phải đi từ nhà muộn nhất là lúc mấy giờ để đến sân bay kịp giờ?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Đổi 2 giờ 45 phút chiều = 14 giờ 45 phút = 14,75 giờ;

55 phút = \(\frac{{55}}{{60}}\) giờ

Bố Hà phải có mặt tại sân bay muộn nhất là lúc: 14,75 – 2 = 12,75 (giờ)

Bố của Hà phải đi từ nhà muộn nhất là lúc: 12,75 \(\frac{{55}}{{60}}\) = \(11\frac{5}{6}\) (giờ) = 11 giờ 50 phút.


Câu 16:

Điểm biểu diễn số đối của của số hữu tỉ \(\frac{{ - 1}}{2}\)
Điểm biểu diễn số đối của của số hữu tỉ -1/2là (ảnh 1)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Điểm biểu diễn số hữu tỉ đối của \(\frac{{ - 1}}{2}\) nằm khác phía với \(\frac{{ - 1}}{2}\) so với điểm O. Như vậy điểm này nằm sau O.

Khoảng cách tử O đến \(\frac{{ - 1}}{2}\) là 3 đoạn nên khoảng cách từ O đến điểm đó cũng là 3 đoạn.

Vậy điểm biểu diễn số hữu tỉ đối của \(\frac{{ - 1}}{2}\) là điểm C.


Câu 17:

Giá trị của biểu thức \(\frac{7}{3} \cdot 3\frac{1}{5} + \frac{7}{3} \cdot \left( { - 0,2} \right)\)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

\(\frac{7}{3} \cdot 3\frac{1}{5} + \frac{7}{3} \cdot \left( { - 0,2} \right)\) = \(\frac{7}{3} \cdot \left[ {3\frac{1}{5} + \left( { - 0,2} \right)} \right]\) = \(\frac{7}{3} \cdot \left[ {3\frac{1}{5} - \frac{1}{5}} \right]\) = \(\frac{7}{3} \cdot 3\) = 7


Câu 18:

Ngăn đựng sách của một giá sách trong thư viện dài 120 cm (xem hình dưới). Người ta dự định xếp các cuốn sách dày khoảng 2,5 cm vào ngăn này. Hỏi ngăn sách đó có thể để được nhiều nhất bao nhiêu cuốn sách như vậy?
Ngăn đựng sách của một giá sách trong thư viện dài 120 cm (xem hình dưới). Người ta dự định xếp các cuốn sách dày khoảng 2,5 cm vào ngăn này. Hỏi ngăn sách đó có thể để được nhiều nhất bao nhiêu cuốn sách như vậy? (ảnh 1)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Ngăn sách đó có thể để được nhiều nhất số cuốn sách như thế là:

120 : 2,5 = 48 (cuốn sách)


Câu 19:

Tính \(\frac{{{{25}^2} \cdot {{25}^3}}}{{{5^{10}}}}\)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

\(\frac{{{{25}^2} \cdot {{25}^3}}}{{{5^{10}}}} = \frac{{{{25}^5}}}{{{5^{10}}}} = \frac{{{{\left( {{5^2}} \right)}^5}}}{{{5^{10}}}} = \frac{{{5^{10}}}}{{{5^{10}}}} = 1\)


Câu 20:

Tìm x, biết \(x:{\left( { - \frac{1}{2}} \right)^5} = {\left( { - \frac{1}{2}} \right)^3}\)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

\(x:{\left( { - \frac{1}{2}} \right)^5} = {\left( { - \frac{1}{2}} \right)^3}\)

\(x = {\left( { - \frac{1}{2}} \right)^3} \cdot {\left( { - \frac{1}{2}} \right)^5}\)

\(x = {\left( { - \frac{1}{2}} \right)^{5 + 3}}\)


Câu 21:

So sánh đúng là
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Ta có: \(\frac{{2020}}{{2021}}\) + \(\frac{1}{{2021}}\) = 1; \(\frac{{2021}}{{2022}}\) + \(\frac{1}{{2022}}\) = 1;

\(\frac{1}{{2021}}\) > \(\frac{1}{{2022}}\) nên \(\frac{{2020}}{{2021}}\) < \(\frac{{2021}}{{2022}}\)


Câu 22:

Phân số biểu diễn số hữu tỉ \( - 0,625\)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

\( - 0,625\) = \( - \frac{{625}}{{1000}}\) = \( - \frac{5}{8}\).


Câu 23:

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời bằng khoảng 1,5 . 108 km. Khoảng cách từ Mộc tinh đến Mặt Trời khoảng 7,78 . 108 km. Hỏi khoảng cách từ Mộc tinh đến Mặt Trời gấp khoảng bao nhiêu lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Khoảng cách từ Mộc tinh đến Mặt Trời gấp khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời số lần là: (7,78 . 108) : (1,5 . 108) = 7,78 : 1,5 ≈ 5 (lần).


Câu 25:

Công thức đúng là
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

\({x^m}:{x^n} = {x^{m\, - \,n}}\) (x ≠ 0, m ≥ n) đúng

\({x^m} \cdot {x^n} = {x^{m\,.\,n}}\) sai \({x^m} \cdot {x^n} = {x^{m\, + \,n}}\)

\({\left( {{x^m}} \right)^n} = {x^{m\, + \,n}}\) sai \({\left( {{x^m}} \right)^n} = {x^{m \cdot n}}\)

\(\frac{{{x^m}}}{{{x^n}}} = {x^{m\,:\,n}}\) (x ≠ 0, m ≥ n) sai \(\frac{{{x^m}}}{{{x^n}}} = {x^{m\, - \,n}}\) (x ≠ 0, m ≥ n)


Câu 26:

Giá trị của biểu thức \(\frac{1}{2} + \frac{1}{{2 \cdot 3}} + \frac{1}{{3 \cdot 4}} + ... + \frac{1}{{2021 \cdot 2022}}\)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

\(\frac{1}{2} + \frac{1}{{2 \cdot 3}} + \frac{1}{{3 \cdot 4}} + ... + \frac{1}{{2021 \cdot 2022}}\)

= \[1 - \frac{1}{2} + \frac{1}{2} - \frac{1}{3} + \frac{1}{3} - \frac{1}{4} + ... + \frac{1}{{2021}} - \frac{1}{{2022}}\]

= \(1 + \left( { - \frac{1}{2} + \frac{1}{2}} \right) + \left( { - \frac{1}{3} + \frac{1}{3}} \right) + \left( { - \frac{1}{4} + \frac{1}{4}} \right) + ... + \left( { - \frac{1}{{2021}} + \frac{1}{{2021}}} \right) - \frac{1}{{2022}}\)

= \(1 + 0 + 0 + 0 + ... + 0 - \frac{1}{{2022}}\)

= \(1 - \frac{1}{{2022}}\)

= \(\frac{{2021}}{{2022}}\)


Câu 27:

Một ô tô đã đi 110 km trong 3 giờ. Trong giờ thứ nhất, xe đi được \(\frac{1}{3}\) quãng đường. Trong giờ thứ hai, xe đi được \(\frac{2}{5}\) quãng đường còn lại. Hỏi trong giờ thứ ba xe đi được bao nhiêu ki-lô-mét?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Giờ thứ nhất đi được số ki-lô-mét là: \(110 \cdot \frac{1}{3}\) = \(\frac{{110}}{3}\) (km)

Giờ thứ hai đi được số ki-lô-mét là: \(\left( {110 - \frac{{110}}{3}} \right) \cdot \frac{2}{5}\) = \(\frac{{88}}{3}\) (km)

Giờ thứ ba xe đi được số ki-lô-mét là: \(110 - \left( {\frac{{110}}{3} + \frac{{88}}{3}} \right)\) = 44 (km)


Câu 28:

Tính \(7 \cdot {2^3} - 5\left\{ {\left[ {10,51 + 4 \cdot {{\left( {\frac{3}{4} - \frac{2}{5}} \right)}^2}} \right] - {{2021}^0}} \right\}\)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

\(7 \cdot {2^3} - 5\left\{ {\left[ {10,51 + 4 \cdot {{\left( {\frac{3}{4} - \frac{2}{5}} \right)}^2}} \right] - {{2021}^0}} \right\}\)

\( = 7 \cdot 8 - 5\left\{ {\left[ {10,51 + 4 \cdot {{\left( {\frac{7}{{20}}} \right)}^2}} \right] - 1} \right\}\)

\( = 56 - 5\left\{ {\left[ {10,51 + 4 \cdot \frac{{49}}{{400}}} \right] - 1} \right\}\)

\( = 56 - 5\left\{ {\left[ {10,51 + \frac{{49}}{{100}}} \right] - 1} \right\}\)

\( = 56 - 5\left\{ {\left[ {10,51 + 0,49} \right] - 1} \right\}\)

\( = 56 - 5\left\{ {11 - 1} \right\}\)

\( = 56 - 5 \cdot 10 = 6\)


Câu 29:

Tìm x, biết \(x:{\left( { - \frac{1}{2}} \right)^5} = {\left( { - \frac{1}{2}} \right)^3}\)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

\(x:{\left( { - \frac{1}{2}} \right)^5} = {\left( { - \frac{1}{2}} \right)^3}\)

\(x = {\left( { - \frac{1}{2}} \right)^3} \cdot {\left( { - \frac{1}{2}} \right)^5}\)

\(x = {\left( { - \frac{1}{2}} \right)^{5 + 3}}\)

\(x = {\left( { - \frac{1}{2}} \right)^8} = \frac{1}{{256}}\). Vậy \(x = \frac{1}{{256}}\)


Câu 30:

Tìm x, biết \(x \cdot {\left( {\frac{3}{5}} \right)^8} = {\left( {\frac{3}{5}} \right)^{10}}\)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

\(x \cdot {\left( {\frac{3}{5}} \right)^8} = {\left( {\frac{3}{5}} \right)^{10}}\)

\(x = {\left( {\frac{3}{5}} \right)^{10}}:{\left( {\frac{3}{5}} \right)^8}\)

\(x = {\left( {\frac{3}{5}} \right)^{10 - 8}}\)

\(x = {\left( {\frac{3}{5}} \right)^2}\)

\(x = \frac{9}{{25}}\)

Vậy \(x = \frac{9}{{25}}\)


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương