Trắc nghiệm Toán 7 CTST Bài tập cuối chương 9 có đáp án (Phần 2)

Trắc nghiệm Toán 7 CTST Bài tập cuối chương 9 có đáp án (Nhận biết)

  • 244 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phát biểu nào sau đây đúng nhất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

⦁ Biến cố chắc chắn là biến cố luôn xảy ra. Do đó phương án A đúng.

⦁ Biến cố không thể là biến cố không bao giờ xảy ra. Do đó phương án B đúng.

⦁ Biến cố ngẫu nhiên là biến cố mà ta không thể biết trước là nó có xảy ra hay không. Do đó phương án C đúng.

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 2:

Cho các phát biểu sau:

 (I) Biến cố không thể có xác suất bằng 0,5;

(II) Biến cố chắc chắn có xác suất bằng 1;

(III) Ta dùng một con số có giá trị từ 0 đến 1 để đánh giá khả năng xảy ra của mỗi biến cố.

Số phát biểu đúng trong các phát biểu trên là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

⦁ Biến cố không thể có xác suất bằng 0. Do đó phát biểu (I) sai.

⦁ Biến cố chắc chắn có xác suất bằng 1. Do đó phát biểu (II) đúng.

⦁ Để đánh giá khả năng xảy ra của mỗi biến cố, ta dùng một con số có giá trị từ 0 đến 1. Do đó phát biểu (III) đúng.

Vậy có 2 phát biểu đúng trong các phát biểu đã cho.

Ta chọn phương án C.


Câu 3:

Cho các phát biểu sau:

(I) Biến cố có khả năng xảy ra cao hơn sẽ có xác suất lớn hơn;

(II) Xác suất xảy ra của mỗi kết quả là 1n, trong đó n là số các kết quả có khả năng xảy ra bằng nhau của một trò chơi.

Chọn kết luận đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

⦁ Biến cố có khả năng xảy ra cao hơn sẽ có xác suất lớn hơn. Do đó phát biểu (I) đúng.

⦁ Khi tất cả các kết quả của một trò chơi hay phép thử nghiệm ngẫu nhiên đều có khả năng xảy ra bằng nhau thì xác suất xảy ra của mỗi kết quả đều là 1n, trong đó n là số các kết quả. Do đó phát biểu (II) đúng.

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 4:

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Phương án A sai. Do các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong tự nhiên hay trong một phép thử được gọi là một biến cố, không phải là biến cố ngẫu nhiên.

Phương án B, C, D đúng.

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 5:

Sự kiện nào sau đây là biến cố chắc chắn?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

⦁ Sự kiện ở phương án A là biến cố chắc chắn vì chỉ có một kết quả (9 chiếc ly trong thùng) cho sự kiện trên.

Do đó phương án A đúng.

⦁ Sự kiện ở phương án B là biến cố ngẫu nhiên vì ta không thể biết trước kết quả tổng số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc. Chẳng hạn, nếu số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lần lượt là 2 và 4 thì tổng số chấm là 6; còn nếu số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lần lượt là 1 và 3 thì tổng số chấm là 4 ≠ 6.

Do đó phương án B sai.

⦁ Sự kiện ở phương án C là biến cố ngẫu nhiên vì ta không thể biết trước kết quả của nó. Chẳng hạn, nếu số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lần lượt là 3 và 5 thì tổng số chấm là 8 < 11, khi đó biến cố ở phương án C xảy ra; còn nếu số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc đều là 6 thì tổng số chấm là 12, khi đó biến cố ở phương án C không xảy ra.

Do đó phương án C sai.

⦁ Sự kiện ở phương án D là biến cố ngẫu nhiên vì ta không thể biết trước kết quả của nó. Chẳng hạn, nếu cả hai lần tung đều xuất hiện mặt ngửa thì số kết quả xuất hiện mặt ngửa là 2; còn nếu kết quả hai lần tung lần lượt là mặt sấp và mặt ngửa thì số kết quả xuất hiện mặt ngửa là 1 ≠ 2.

Do đó phương án D sai.

Vậy ta chọn phương án A.


Bắt đầu thi ngay