Trắc nghiệm Toán 7 CTST Bài tập cuối chương 9 có đáp án (Vận dụng)
-
246 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Lượng mưa trung bình trong 6 tháng cuối năm của Hà Nội năm 2017 được biểu diễn trong biểu đồ sau:
Chọn ngẫu nhiên một tháng trong 6 tháng cuối năm 2017 và xem lượng mưa trong tháng đó. Xét biến cố U: “Tháng được chọn có lượng mưa trên 449,1 mm”. Khi đó biến cố U là:
Đáp án đúng là: B
Biến cố U là biến cố không thể vì không có tháng nào trong 6 tháng cuối năm 2017 có lượng mưa trên 449,1 mm.
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 2:
Mật khẩu Gmail của bạn Dung gồm có 15 kí tự, nhưng bạn Dung đã quên mất kí tự đầu tiên, bạn Dung chỉ nhớ kí tự đầu tiên là một chữ cái (chữ in hoa hoặc chữ thường) trong bảng 26 chữ cái. Bạn Dung chọn ngẫu nhiên 1 chữ cái (chữ in hoa hoặc chữ thường) bất kì để mở mật khẩu Gmail. Xác suất để bạn Dung chọn đúng kí tự ngay lần thử đầu tiên là:
Đáp án đúng là: D
Vì bạn Dung có thể lựa chọn 1 kí tự là chữ cái in hoa trong bảng 26 chữ cái hoặc 1 kí tự là chữ thường trong bảng 26 chữ cái.
Nên số tất cả các kí tự bạn Dung có thể chọn là 26 + 26 = 52 kí tự.
Vì mỗi kí tự trên có khả năng được chọn là như nhau nên xác suất để bạn Dung chọn đúng kí tự ngay lần thử đầu tiên là .
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 3:
Tổ 1 gồm 7 bạn Hoa, Hùng, Hiền, Tùng, Thư, Vân, Vy. Chọn ngẫu nhiên 1 bạn từ tổ 1 để làm trực nhật. Cho các biến cố sau:
A: “Bạn được chọn có tên bắt đầu bằng chữ H”;
B: “Bạn được chọn có tên bắt đầu bằng chữ V”;
C: “Bạn được chọn có tên bắt đầu bằng chữ T”.
Kết luận nào sau đây đúng?
Đáp án đúng là: D
Trong 7 bạn Hoa, Hùng, Hiền, Tùng, Thư, Vân, Vy, số các bạn có tên bắt đầu bằng chữ “T” bằng số các bạn có tên bắt đầu bằng chữ “V” và bằng 2.
Suy ra khả năng chọn được bạn có tên bắt đầu bằng hai chữ này là như nhau.
Do đó P(B) = P(C) (1)
Số các bạn có tên bắt đầu bằng chữ “H” lớn hơn số các bạn có tên bắt đầu bằng chữ “T”.
Suy ra khả năng chọn được bạn có tên bắt đầu bằng chữ “H” lớn hơn khả năng chọn được bạn có tên bắt đầu bằng chữ “T”.
Do đó P(A) > P(C) (2)
Từ (1) và (2), ta suy ra P(A) > P(B) = P(C).
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 4:
Một gói bánh có giá 15 000 đồng, một gói kẹo có giá 8 000 đồng. Bạn Bình mua một vài gói bánh và một vài gói kẹo. Cho biến cố S: “Số tiền Bình mua bánh và kẹo là 56 000 đồng”. Khi đó biến cố S là:
Đáp án đúng là: B
Theo đề, ta có Bình mua một vài gói bánh và một vài gói kẹo nên số lượng gói bánh và số lượng gói kẹo mà Bình mua đều lớn hơn hoặc bằng 1.
Ta thấy số tiền Bình mua bánh và kẹo là 56 000 đồng, đây là số tiền chẵn.
Mà giá tiền một gói kẹo (8 000 đồng) cũng là số chẵn.
Do đó số tiền mà Bình mua bánh là số chẵn, nhưng do giá một gói bánh (15 000 đồng) là số lẻ nên Bình đã mua số gói bánh là số chẵn (2 gói, hoặc 4 gói, …).
Nếu Bình mua 2 gói bánh và 1 gói kẹo thì số tiền Bình phải trả là:
2 . 15 000 + 8 000 = 38 000 ≠ 56 000 (đồng)
Nếu Bình mua 2 gói bánh và 2 gói kẹo thì số tiền Bình phải trả là:
2 . 15 000 + 2 . 8 000 = 46 000 ≠ 56 000 (đồng)
Nếu Bình mua 2 gói bánh và 3 gói kẹo thì số tiền Bình phải trả là:
2 . 15 000 + 3 . 8 000 = 54 000 ≠ 56 000 (đồng)
Nếu Bình mua 4 gói bánh và 1 gói kẹo thì số tiền Bình phải trả là:
4 . 15 000 + 8 000 = 68 000 ≠ 56 000 (đồng)
Ta thấy không có số lượng gói bánh và số lượng gói kẹo nào có số tiền tổng cộng là 56 000 đồng. Do đó biến cố S là biến cố không thể.
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 5:
Một chiếc hộp kín có chứa 200 quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau, và được ghi lần lượt các số 0; 1; 2; 3; …; 198; 199. Lấy ra ngẫu nhiên một quả bóng từ hộp. Xác suất của biến cố A: “Số ghi trên quả bóng được lấy ra chia 3 dư 2” là:
Đáp án đúng là: B
Trong các số 0; 1; 2; 3; …; 198; 199, các số chia 3 dư 2 là: 2; 5; 8; …; 194; 197.
Số các số chia 3 dư 2 ở trên là: .
Do các quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau nên xác suất các quả bóng được chọn là như nhau.
Vậy xác suất của biến cố A: “Số ghi trên quả bóng được lấy ra chia 3 dư 2” là