Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 4: Các bài toán về ước chung ước chung lớn nhất có đáp án
Dạng 3: Tìm phân số tối giản có đáp án
-
196 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Sau khi rút gọn tối giản phân số \(\frac{8}{{16}}\) ta được phân số:
Đáp án đúng là: D
Do 16 chia hết cho 8, nên ƯCLN(8, 16) = 8
Ta có \(\frac{8}{{16}} = \frac{{8:8}}{{16:8}} = \frac{1}{2}\)
Ta được \(\frac{1}{2}\) là phân số tối giản.
Câu 2:
Trong các phân số sau, phân số nào là phân số tối giản?
Đáp án đúng là: C
C đúng vì: Do ƯCLN(3, 17) = 1 nên \(\frac{3}{{17}}\) là phân số tối giản
A sai vì ƯCLN(3, 42) = 3 nên \(\frac{3}{{42}}\) không là phân số tối giản.
B sai vì ƯCLN(17, 34) = 17 nên \(\frac{{17}}{{34}}\) không là phân số tối giản.
D sai vì ƯCLN(4, 48) = 4 nên \(\frac{4}{{48}}\) không là phân số tối giản.
Câu 3:
55 phút = ? (giờ) (viết dưới dạng phân số tối giản)
Đáp án đúng là: C
1 giờ = 60 phút nên 55 phút = \(\frac{{55}}{{60}}\) giờ
Ta phân tích 55 và 60 ra thừa số nguyên tố:
55 = 5.11
60 = 22.3.5
Ta thấy 5 là thừa số nguyên tố chung của 35; 60. Số mũ nhỏ nhất của 5 là 1 nên:
ƯCLN(55, 60) = 5
Ta có: \(\frac{{55}}{{60}} = \frac{{55:5}}{{60:5}} = \frac{{11}}{{12}}\)
Ta được \(\frac{{11}}{{12}}\) là phân số tối giản.
Câu 4:
Rút gọn phân số \(\frac{{24}}{{36}}\)thu được kết quả là:
Đáp án đúng là: C
Ta phân tích 24; 36 ra thừa số nguyên tố:
24 = 23.3
36 = 22.32
Ta thấy 2 và 3 là thừa số nguyên tố chung của 24 và 36, số mũ bé nhất của 2 là 2, số mũ bé nhất của 3 là 1 nên
ƯCLN(24, 36) = 22.3 = 12
Ta có \(\frac{{24}}{{36}} = \frac{{24:12}}{{36:12}} = \frac{2}{3}\)
Ta được \(\frac{2}{3}\) là phân số tối giản.
Câu 5:
15 phút = ? (giờ) (viết dưới dạng phân số tối giản)
Đáp án đúng là: C
1 giờ = 60 phút nên 15 phút = \(\frac{{15}}{{60}}\) (giờ)
Ta thấy 60 chia hết cho 15 nên ƯCLN(15, 60) = 15
Ta có: \(\frac{{15}}{{60}} = \frac{{15:15}}{{60:15}} = \frac{1}{4}\)
Ta được \(\frac{1}{4}\) là phân số tối giản.
Câu 6:
Đổi đơn vị 550\(c{m^2}\) = ? \({m^2}\) (viết dưới dạng phân số tối giản)
Đáp án đúng là: D
1\({m^2}\) = 10000\(c{m^2}\) nên 550\(c{m^2}\) = \(\frac{{550}}{{10000}}\)\({m^2}\)
Ta phân tích 550 và 10000 ra thừa số nguyên tố:
550 = 2.52.11
10000 = 24.54
Ta thấy 2 và 5 là các thừa số nguyên tố chung của 550 và 10000. Số mũ nhỏ nhất của 2 là 1, số mũ nhỏ nhất của 5 là 2 nên
ƯCLN(550, 10000) = 2.52 = 50
Ta có: \(\frac{{550}}{{10000}} = \frac{{550:50}}{{10000:50}} = \frac{{11}}{{200}}\)
Ta được \(\frac{{11}}{{200}}\) là phân số tối giản.
Câu 7:
Số các phân số tối giản trong các phân số sau: \(\frac{4}{{16}};\,\,\frac{2}{5};\,\,\frac{{15}}{{24}};\,\,\frac{7}{{12}};\,\,\frac{{16}}{{18}};\,\,\frac{{49}}{{50}}\)
Đáp án đúng là: C
Ta thấy:
ƯCLN(2,5) = 1 nên \(\frac{2}{5}\) là phân số tối giản
ƯCLN(7, 12) = 1 nên \(\frac{7}{{12}}\) là phân số tối giản
ƯCLN(49, 50) = 1 nên \(\frac{{49}}{{50}}\) là phân số tối giản
Do 16 chia hết cho 4 nên \(\frac{4}{{16}}\) chưa tối giản
Do 15 và 24 cùng chia hết cho 3 nên \(\frac{{15}}{{24}}\) chưa tối giản
Do 16 và 18 cùng chia hết cho 2 nên \(\frac{{16}}{{18}}\) chưa tối giản.
Câu 8:
Đổi đơn vị 320\({m^2}\) = ? ha (viết dưới dạng phân số tối giản)
Đáp án đúng là: D
1ha = 10000\({m^2}\) nên 320\({m^2}\) = \(\frac{{320}}{{10000}}\)ha
Ta phân tích 320 và 10000 ra thừa số nguyên tố:
320 = 26.5
10000 = 24.54
Ta thấy 2 và 5 là các thừa số nguyên tố chung của 320 và 10000. Số mũ nhỏ nhất của 2 là 4, số mũ nhỏ nhất của 5 là 1 nên
ƯCLN(320, 10000) = 24.5 = 80
Ta có: \(\frac{{320}}{{10000}} = \frac{{320:80}}{{10000:80}} = \frac{4}{{125}}\)
Ta được \(\frac{4}{{125}}\) là phân số tối giản.
Câu 9:
Phân số \(\frac{{42}}{{5005}}\) sau khi đưa về phân số tối giản thì có tổng tử số và mẫu số ở phân số mới là:
Đáp án đúng là: A
Ta phân tích 42 và 5005 ra thừa số nguyên tố:
42 = 2.3.7
5005 = 5.7.11.13
Ta thấy 7 là các thừa số nguyên tố chung của 42 và 5005. Số mũ nhỏ nhất của 7 là 1 nên:
ƯCLN(42, 5005) = 7
Ta có: \(\frac{{42}}{{5005}} = \frac{{42:7}}{{5005:7}} = \frac{6}{{715}}\)
Ta được: \(\frac{6}{{715}}\) là phân số tối giản
Tổng tử số và mẫu số của phân số đã rút gọn là: 6 + 715 = 721
Câu 10:
Chọn phân số tối giản bằng phân số \(\frac{{252}}{{378}}\)?
Đáp án đúng là: A
Ta phân tích 252 và 378 ra thừa số nguyên tố:
252 = 22.32.7
378 = 2.33.7
Ta thấy 2; 3; 7 là các thừa số nguyên tố chung của 252 và 378. Số mũ lớn nhất của 2 là 1, số mũ lớn nhất của 3 là 2, số mũ lớn nhất của 7 là 1 nên:
ƯCLN(252, 378) = 2.32.7 = 126
Ta có: \(\frac{{252}}{{378}} = \frac{{252:126}}{{378:126}} = \frac{2}{3}\).