Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 10: Số nguyên tố có đáp án
Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 10: Số nguyên tố có đáp án
-
69 lượt thi
-
45 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tìm các ước và số ước của các số trong bảng 2.1
Số | Các ước | Số ước |
2 | 1, 2 | 2 |
3 | 1, 3 | 2 |
4 | 1, 2, 4 | 3 |
5 | 1, 5 | 2 |
6 | 1, 2, 3, 6 | 4 |
7 | 1, 7 | 2 |
8 | 1, 2, 4, 8 | 4 |
9 | 1, 3, 9 | 3 |
10 | 1, 2, 5, 10 | 4 |
11 | 1, 11 | 2 |
Câu 2:
Hãy chia các số cho trong bảng 2.1 thành hai nhóm: nhóm A gồm các số chỉ có hai ước, nhóm B gồm các số có nhiều hơn hai ước.
Từ bảng 2.1 hoàn thành trên, ta có bảng sau:
Nhóm A gồm các số chỉ có hai ước: | 2, 3, 5, 7, 11 |
Nhóm B gồm các số có nhiều hơn hai ước: | 4, 6, 8, 9, 10 |
Câu 3:
Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
a) Số 1 có bao nhiêu ước?
b) Số 0 có chia hết cho 2; 5; 7; 2 017; 2 018 không? Em có nhận xét gì về số ước của 0?
a) Số 1 có 1 ước đó chính là 1.
b) Số 0 chia hết cho 2; 5; 7; 2 017; 2 018 vì số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0.
Do đó số 0 có vô số ước.
Câu 4:
Em hãy tìm nhà thích hợp cho các số trong bảng 2.1
+) Với nhà màu vàng là số nguyên tố: 11, 2, 3, 5, 7.
+) Với nhà màu hồng là hợp số: 10, 4, 6, 8, 9.
Câu 5:
Trong các số dưới đây, số nào là số nguyên tố, số nào là hợp số? Vì sao?
a) 1 930
b) 23.
a) Số 1 930 có tận cùng là 0 nên nó chia hết cho 2 và 5. Do đó, ngoài hai ước là 1 và 1 930 nó còn có thêm ước là 2 và 5.
Vậy 1 930 là hợp số.
b) Số 23 chỉ có hai ước là 1 và 23 nên nó là số nguyên tố.
Câu 6:
Bạn Hà đang ở ô tìm đường đến phòng chiếu phim. Biết rằng chỉ có thể đi từ một ô sang ô chung cạnh có chứa số nguyên tố. Em hãy giúp Hà đến được phòng chiếu phim nhé.
Ta có thể tra bảng số nguyên tố số tự nhiên nhỏ hơn 1 000
+) Với bước đi đầu tiên thì Hà chỉ có thể đi theo 2 cách là: Ô 5 hoặc ô 7 vì cả 2 số đều là số nguyên tố.
Vậy Hà sẽ có thể đi như sau:
Cách 1: Hà → 7 → 19 → 13 → 11 → 23 → 29 → 31 → 41 → 17 → 2 (phòng chiếu phim)
Cách 2: Hà → 5 → 19 → 13 → 11 → 23 → 29 → 31 → 41 → 17 → 2 (phòng chiếu phim)
Câu 7:
Bạn Việt phân tích số 60 ra thừa số nguyên tố và cho kết quả 60 = 3 . 4. 5. Kết quả của Việt đúng hay sai? Nếu sai, em hãy sửa lại cho đúng.
Vì 4 có 3 ước là: 1, 2, 4 nên 4 là hợp số.
Do đó trong phân tích 60 ra thừa số nguyên tố bạn Việt cho kết quả 60 = 3 . 4. 5 là sai.
Sửa lại kết quả đúng là:
60 = 2 . 2 . 3. 5 = 22.3.5
Câu 8:
Bạn nào đúng nhỉ?
Vì người ta đã quy ước dạng phân tích ra thừa số nguyên tố của một số nguyên tố là chính nó.
Mà 7 chỉ có hai ước là 1 và 7. Do đó 7 là số nguyên tố nên số 7 phân tích ra thừa số nguyên tố là 7.
Vậy bạn Vuông xanh đúng.
Câu 9:
Tìm các số còn thiếu trong phân tích số 18 ra thừa số nguyên tố theo sơ đồ cây ở hình 2.3
+) Vì 18 = 3 x 6 nên ở đầu tiên từ trên xuống là 6
+) Vì 6 = 2 x 3 nên ở cuối cùng là 3
Vậy:
Câu 10:
Tìm các số còn thiếu trong phân tích số 30 ra thừa số nguyên tố theo sơ đồ cột ở hình bên
+) Vì 30 : 2 = 15 nên ở đầu tiên từ trên xuống là 15
+) Vì 5 : = 1
= 5 : 1 = 5 nên cuối cùng là 5
Câu 11:
Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố theo sơ đồ cột:
a) 36
b) 105
a) 36
Vậy 36 = 22.32
b) 105
Vậy 105 = 3.5.7.
Câu 12:
Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố: 70, 115.
+) 70
Vậy 70 = 2.5.7
+) 115
Vậy 115 = 5.23
Câu 13:
Kết quả phân tích các số 120, 102 ra thừa số nguyên tố của Nam như sau:
120 = 2.3.4.5; 102 = 2.51
Theo em, kết quả của Nam đúng hay sai?
Nếu sai, em hãy sửa lại cho đúng.
+) Với cách phân tích 120 = 2.3.4.5 ta thấy 4 là hợp số vì có 3 ước là: 1, 2, 4 nên kết quả của Nam là sai.
Sửa lại: 120 = 2 . 2 . 2 . 3 . 5 = 23.3.5
+) Với cách phân tích 102 = 2.51 ta thấy 51 là hợp số vì có 4 ước là: 1, 3, 17, 51 nên kết quả của Nam là sai.
Sửa lại: 102 = 2 . 3 . 17
Câu 14:
Các khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?
a) Ước nguyên tố của 30 là 5 và 6
b) Tích của hai số nguyên bất kì luôn là số lẻ
c) Ước nguyên tố nhỏ nhất của số chẵn là 2
d) Mọi bội của 3 đều là hợp số
e) Mọi số chẵn đều là hợp số.
a) Sai. Vì số 6 có 4 ước là 1; 2; 3; 6 nên 6 là hợp số.
b) Sai. Vì ví dụ hai số nguyên bất kì là: 2 và 3 nhưng tích 2 . 3 = 6 là số chẵn
c) Đúng. Vì 2 là số nguyên tố nhỏ nhất và là số chẵn duy nhất
d) Sai. Vì 3 là bội của 3 nhưng 3 là số nguyên tố
e) Sai. Vì 2 là số chẵn nhưng 2 là số nguyên tố.
Câu 15:
Kiểm tra xem các số sau là hợp số hay số nguyên tố bằng cách dùng dấu hiệu của chia hết hoặc tra bảng số nguyên tố:
89 ; 97 ; 125 ; 541 ; 2 013 ; 2 018
+) Vì 89 chỉ có 2 ước là 1 và 89 nên 89 là số nguyên tố
+) Vì 97 chỉ có 2 ước là 1 và 97 nên 97 là số nguyên tố
+) Vì 125 có tận cùng là 5 nên 125 ⁝ 5, nên ngoài 2 ước là 1 và 125 còn có thêm ước là 5. Do đó 125 là hợp số.
+) Vì 541 chỉ có 2 ước là 1 và 541 nên 541 là số nguyên tố
+) Vì 2 013 có tổng các chữ số là 2 + 0 + 1 + 3 = 6 ⁝ 3; nên 2 013 ⁝ 3, vì thế ngoài 2 ước là 1 và 2 013 còn có thêm ước là 3. Do đó 2 013 là hợp số.
+) Vì 2 018 có chữ số tận cùng là 8 nên 2018 ⁝ 2 vì thế ngoài 2 ước là 1 và 2 018 còn có thêm ước là 2. Do đó 2 018 là hợp số.
Vậy: Các số nguyên tố là: 89 ; 97 ; 541
Các hợp số là: 125 ; 2 013; 2 018.
Câu 17:
Tìm các số còn thiếu trong các sơ đồ phân tích một số ra thừa số nguyên tố sau:
a)
b)
a)
+) Ta có 210 : 2 = 105
105 : 3 = 35
35 : 5 = 7
7 : 7 = 1
Vậy:
b)
+) Ta có: 5 x 7 = 35
35 x 3 = 105
105 x 6 = 6
Vậy:
Câu 18:
Một lớp có 30 học sinh. Cô giáo muốn chia lớp thành các nhóm để thực hiện các dự án học tập nhỏ. Biết rằng, các nhóm đều có số người bằng nhau và có nhiều hơn 1 người trong mỗi nhóm. Hỏi mỗi nhóm có thể có bao nhiêu người?
Phân tích 30 ra thừa số nguyên tố ta được: 30 = 2.3.5
Vì cô giáo muốn chia lớp 30 học sinh thành các nhóm nên số nhóm là ước của 30
Ư(30) = { 1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}
Ta có bảng sau:
Số nhóm | Số người một nhóm |
1 | 30 : 1 = 30 |
2 | 30 : 2 = 15 |
3 | 30 : 3 = 10 |
5 | 30 : 5 = 6 |
6 | 30 : 6 = 5 |
10 | 30 : 10 = 3 |
15 | 30 : 15 = 2 |
30 | 30 : 30 = 1 |
Do mỗi nhóm có nhiều hơn 1 người nên số người trong một nhóm là 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30
Vậy mỗi nhóm có thể có 2; 3; 5; 6; 10; 15 hoặc 30 người.
Câu 19:
Trong nghi lễ thượng cờ lúc 6 giờ sáng và hạ cờ lúc 21 giờ hàng ngày ở Quảng trường Ba Đình, đội tiêu binh có 34 người gồm 1 sĩ quan chỉ huy đứng đầu và 33 chiến sĩ. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp 33 chiến sĩ thành các hàng, sao cho mỗi hàng có số người như nhau?
Ta có: 33 = 3 . 11
Vì xếp 33 chiến sĩ thành các hàng thì số hàng là ước của 33
Ư(33) = {1; 3; 11; 33}
Với số hàng là 1 thì số người mỗi hàng là: 33 : 1 = 33 (người)
Với số hàng là 3 thì số người mỗi hàng là: 33 : 3 = 11 (người)
Với số hàng là 11 thì số người mỗi hàng là: 33 : 11 = 3 (người)
Với số hàng là 33 thì số người mỗi hàng là: 33 : 33 = 1 (người)
Vậy có 4 cách cách sắp xếp 33 chiến sĩ thành các hàng.
Câu 20:
Trong các số đã cho dưới đây, số nào là số nguyên tố, số nào là hợp số? Vì sao?
190; 11; 132; 23; 43; 17; 21.
Ta thấy 190 có các ước là 1, 2, 5, 190 nhiều hơn hai ước nên 190 là hợp số;
11 chỉ có ước là 1 và 11 nên 11 là số nguyên tố;
132 có các ước là 1; 2; 132 nhiều hơn hai ước nên 132 là hợp số;
23 chỉ có ước là 1 và 23 nên 23 là số nguyên tố;
43 chỉ có ước là 1 và 43 nên 43 là số nguyên tố;
17 chỉ có ước là 1 và 17 nên 17 là số nguyên tố;
21 có các ước là 1; 3; 7; 21 nhiều hơn hai ước nên 21 là hợp số.
Câu 23:
Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố: 60; 121; 225.
Ta sẽ sử dụng sơ đồ cột
Vậy 60 = .3.5
Vậy 121 =
Vậy 225 =
Câu 24:
Các khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?
a) Ước nguyên tố của 12 là 1; 2; 3.
b) Tích hai số nguyên tố bất kì luôn là số chẵn.
c) Mọi số chẵn đều là hợp số.
d) Mọi số lẻ đều là số nguyên tố.
a) 1; 2; 3 là các ước của 12, trong đó 2 và 3 là số nguyên tố còn 1 không phải là số nguyên tố nên a sai.
b) Ta có 3 và 5 là hai số nguyên tố. Tích 3.5 = 15 không phải là số chẵn. Do đó b sai.
c) Số 2 là số chẵn nhưng 2 là số nguyên tố nên c sai.
d) Ta có 15 là số lẻ nhưng 15 không phải là số nguyên tố. Do đó d sai.
Câu 25:
Số nào trong các số sau là số nguyên tố?
Đáp án A
Trong các số đã cho:
3 có hai ước là 1 và 3. Do đó 3 là số nguyên tố.
8 có 4 ước là 1; 2; 4; và 8 nên 8 là hợp số.
12 có 6 ước là 1; 2; 3; 4; 6 và 12 nên 12 là hợp số.
15 có 4 ước là 1; 3; 5 và 15 nên 15 là hợp số.
Câu 26:
Trong các số sau: 16; 17; 20; 21; 23; 97. Có bao nhiêu số là hợp số?
Đáp án D
16 có 5 ước là 1; 2; 4; 8; 16 nên 16 là hợp số.
17 có 2 ước là 1 và 17 nên 17 là số nguyên tố.
20 có 6 ước là 1; 2; 4; 5; 10 và 20 nên 20 là hợp số.
21 có 4 ước là 1; 3; 7 và 21 nên 21 là hợp số.
23 có 2 ước là 1 và 23 nên 23 là số nguyên tố.
97 có 2 ước là 1 và 97 nên 97 là số nguyên tố.
Vậy có 3 số là hợp số.
Câu 27:
Hoàn thành phát biểu sau: “Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có …”:
Đáp án D
Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.
Câu 28:
Cho A là tập hợp các số nguyên tố nhỏ hơn 30. Chọn đáp án đúng.
Đáp án D
Các số nguyên tố nhỏ hơn 30 bao gồm: 2; 3; 5; 7; 11; 13; 17; 23; 29.
Do đó A = {2; 3; 5; 7; 11; 13; 17; 23; 29}.
Ta có 1 không thuộc tập A, ta viết 1 ∉ A nên A sai.
Ta có 2 thuộc tập A, ta viết 2 ∈ A nên B sai.
Ta có 29 thuộc tập A, ta viết 29 ∈ A nên C sai.
Ta có 17 thuộc tập A, ta viết 17 ∈ A nên D đúng.
Câu 29:
Phân tích một số ra thừa số nguyên tố là:
Đáp án D
Phân tích một số ra thừa số nguyên tố là phân tích số đó thành tích của các thừa số nguyên tố.
Câu 30:
Có bao nhiêu cách để phân tích một số ra thừa số nguyên tố?
Đáp án B
Có hai cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố là:
+ Phương pháp phân tích theo sơ đồ cây;
+ Phương pháp phân tích theo sơ đồ cột.
Câu 31:
Có bao nhiêu khẳng định đúng trong các khẳng định sau?
a) Ước nguyên tố của 18 là 1; 2; và 3.
b) Tích của hai số nguyên tố bất kì luôn là số lẻ.
c) Mọi số chẵn đều là hợp số.
Đáp án A
Ước nguyên tố của 18 chỉ có 2 và 3, 1 không phải số nguyên tố nên a sai.
2 là số nguyên tố, 3 là số nguyên tố. Ta có tích 2.3 = 6 là số chẵn nên b sai.
Ta có 2 là số chẵn, 2 cũng là số nguyên tố nên c sai.
Vậy không có phát biểu nào đúng.
Câu 32:
Tìm chữ số a để là số nguyên tố:
Đáp án C
Dựa vào bảng số nguyên tố ở cuối sách giáo khoa ta có:
491 và 499 là hai số nguyên tố nên a = 1 hoặc a = 9.
Câu 33:
Phân tích 70 ra thừa số nguyên tố ta được: 70 = . Tổng x + y + z = ?
Đáp án A
Ta có:
Vậy 70 = 2.5.7.
Suy ra x = 1; y = 1; z = 1.
Do đó x + y + z = 1 + 1 + 1 = 3.
Câu 34:
Hoàn thành sơ đồ cây sau:
Đáp án C
Sơ đồ cây hoàn chỉnh là:
Vậy * = 8; ** = 4; *** = 2.
Câu 36:
Bạn Nam phân tích số 120 ra thừa số nguyên tố như sau: 120 = .3.5.
Bạn An phân tích 105 ra thừa số nguyên tố như sau: 105 = 3.5.7.
Chọn đáp án đúng.
Đáp án D
Ta có:
Vậy 120 = .3.5. Do đó Nam đúng.
Ta có:
Vậy 105 = 3.5.7. Do đó An đúng.
Câu 37:
Hãy phân tích A = ra thừa số nguyên tố.
Đáp án D
A = = 4.4.9.9.9.9.9 = 2.2.2.2.3.3.3.3.3.3.3.3.3.3 = .
Câu 38:
Chọn câu sai:
Đáp án C
Vậy 504 = .7 nên A đúng.
Vậy 102 = 2.3.17 nên B đúng
Vậy 75 = 3. nên C sai.
Vậy 170 = 2.5.17 nên D đúng.
Câu 39:
Tìm các số còn thiếu trong sơ đồ phân tích một số ra thừa số nguyên tố sau:
Các số cần điền từ lần lượt từ trên xuống dưới là:
Đáp án A
+) Ta có 210 : 2 = 105
105 : 3 = 35
35 : 5 = 7
7 : 7 = 1
Ta hoàn thiện sơ đồ:
Vậy các số còn thiếu lần lượt từ trên xuống dưới là: 105; 5 và 7.
Câu 40:
Tìm các số thích hợp điền vào ô trống trong sơ đồ sau:
Các số cần điền lần lượt từ trên xuống dưới là:
Đáp án B
Ta có: 5 x 7 = 35;
35 x 3 = 105;
105 x 6 = 630.
Vậy các số cần điền từ trên xuống dưới lần lượt là: 630; 105 và 35.
Câu 41:
Một lớp có 30 học sinh. Cô giáo muốn chia lớp thành các nhóm để thực hiện các dự án học tập nhỏ. Biết rằng, các nhóm đều có số người bằng nhau, số người trong một nhóm là các số nguyên tố. Hỏi có bao nhiêu cách chia?
Đáp án C
Phân tích 30 ra thừa số nguyên tố ta được: 30 = 2.3.5
Vì cô giáo muốn chia lớp 30 học sinh thành các nhóm, các nhóm có số người bằng nhau nên số người của mỗi ngóm là ước của 30.
Mà số người mỗi nhóm là số nguyên tố nên số người mỗi nhóm là ước nguyên tố của 30.
Ta có bảng sau:
Số nhóm | Số người một nhóm |
30:2 = 15 | 2 |
30:3 = 10 | 3 |
30:5 = 6 | 5 |
Do đó có thể chia thành 15 nhóm, 10 nhóm hoặc 6 nhóm.
Câu 42:
Trong nghi lễ thượng cờ lúc 6 giờ sáng và hạ cờ lúc 21 giờ hàng ngày ở Quảng trường Ba Đình, đội tiêu binh có 34 người gồm 1 sĩ quan chỉ huy đứng đầu và 33 chiến sĩ. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp 33 chiến sĩ thành các hàng, sao cho mỗi hàng có số người như nhau?
Đáp án D
Ta có: 33 = 3 . 11
Vì xếp 33 chiến sĩ thành các hàng thì số hàng là ước của 33
Ư(33) = 1; 3; 11; 33.
Với số hàng là 1 thì số người mỗi hàng là: 33 : 1 = 33 (người)
Với số hàng là 3 thì số người mỗi hàng là: 33 : 3 = 11 (người)
Với số hàng là 11 thì số người mỗi hàng là: 33 : 11 = 3 (người)
Với số hàng là 33 thì số người mỗi hàng là: 33 : 33 = 1 (người)
Vậy có 4 cách cách sắp xếp 33 chiến sĩ thành các hàng.
Câu 43:
Hai số nguyên tố được gọi là sinh đôi nếu chúng hơn kém nhau hai đơn vị. Ví dụ 17 và 19 là hai số nguyên tố sinh đôi. Em hãy liệt kê các cặp số nguyên tố sinh đôi nhỏ hơn 40. Có tất cả bao nhiêu cặp?
Đáp án A
Các cặp số nguyên tố sinh đôi nhỏ hơn 40:
+) 3 và 5
+) 5 và 7
+) 11 và 13
+) 17 và 19
+) 29 và 31
Vậy có tất cả 5 cặp.
Câu 44:
Từ các số 5, 0, 1, 3, viết các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau thỏa mãn điều kiện:
a) Các số đó chia hết cho 5;
b) Các số đó chia hết cho 3.
a) Gọi số tự nhiên cần tìm có ba chữ số khác nhau là
Vì số đó chia hết cho 5 nên chữ số tận cùng là 0 hoặc 5. Do đó c = 0 hoặc c = 5.
+) Với c = 0, ta có bảng chữ số a, b khác nhau và khác 0 thỏa mãn là:
a | 1 | 5 | 3 | 5 | 1 | 3 |
b | 5 | 1 | 5 | 3 | 3 | 1 |
Do đó ta thu được các số: 150; 510; 350; 530; 130; 310.
+) Với c = 5, a 0 nên a = 1 hoặc 3, ta có bảng chữ số a, b khác nhau thỏa mãn là:
a | 1 | 3 | 1 | 3 |
b | 0 | 0 | 3 | 1 |
Do đó ta thu được các số: 105; 305; 135; 315
Vậy các số tự nhiên có ba chữ số khac nhau chia hết cho 5 được viết từ các chữ số đã cho: 130; 135; 105; 150; 310; 315; 350; 305; 510; 530.
b) Gọi số tự nhiên cần tìm có ba chữ số khác nhau là
Vì số đó chia hết cho 3 nên tổng các chữ số của nó phải chia hết cho 3 hay (a + b + c) chia hết cho 3.
Ta thấy cặp 3 chữ số khác nhau có tổng chia hết cho 3 là: (5, 0, 1); (5, 1, 3) vì (5 + 0 + 1 = 6 chia hết cho 3 và 5 + 1 + 3 = 9 chia hết cho 3)
+) Với (5, 0, 1) ta có các số cần tìm là: 105; 150; 510; 501
+) Với (5, 1, 3) ta có các số cần tìm là: 135; 153; 351; 315; 513; 531
Vậy các số tự nhiên có ba chữ số khac nhau chia hết cho 3 được viết từ các chữ số đã cho: 135; 153; 351; 315; 513; 531; 105; 150; 510; 501.
Câu 45:
Mẹ mua một bó hoa có 11 bông hoa hồng. Bạn Mai giúp mẹ cắm các bông hoa này vào các lọ nhỏ sao cho số bông hoa trong mỗi lọ nhỏ là như nhau. Mai nhận thấy không thể cắm đều số bông hoa này vào các lọ hoa (mỗi lọ có nhiều hơn một bông) cho dù số lọ hoa là 2; 3; 4; 5;… Nhưng nếu bỏ ra một bông còn 10 bông thì lại cắm đều được vào 2 lọ, mỗi lọ co 5 bông hoa.
Ta có: Các ước của 11 là: 1; 11
Các ước của 10 là: 1; 2; 5; 10
Do đó ta thấy số 11 chỉ có hai ước là 1 và chính nó, còn số 10 thì có nhiều hơn 2 ước (cụ thể ở đây là 4 ước số tự nhiên).
Qua bài học này, ta sẽ biết được hai số 11 và 10 là khác nhau. Số 11 gọi là số nguyên tố và số 10 gọi là hợp số.