Đề thi Cuối học kỳ 2 Toán 6 có đáp án

Đề thi Cuối học kỳ 2 Toán 6 có đáp án (Đề 1)

  • 207 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Để thu được dãy dữ liệu về “Số bạn thuận tay trái trong lớp” thì em sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu nào là sai?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

Em có thể thu thập thông tin dữ liệu thông qua việc quan sát, làm phiếu hỏi, hỏi các bạn trong lớp,…và không thể thu thập từ nguồn có sẵn như sách.


Câu 2:

Bảng sau cho biết số anh chị em ruột trong một gia đình của 30 học sinh lớp 6A.

Số anh chị em ruột

0

1

2

3

Số học sinh

14

10

5

2

Điểm không hợp lí trong bảng thống kê trên là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

Số gia đình trong bảng thống kê lớn hơn số gia đình đưa ra ban đầu.


Câu 3:

Biểu đồ tranh dưới đây cho biết số lượng sách giáo khoa được bán tại một hiệu sách sau một tuần như sau:

Biểu đồ tranh dưới đây cho biết số lượng sách giáo khoa được bán tại một hiệu sách sau một tuần như sau: (ảnh 1)

 

(Mỗi Biểu đồ tranh dưới đây cho biết số lượng sách giáo khoa được bán tại một hiệu sách sau một tuần như sau: (ảnh 2) ứng với 10 cuốn sách)

Sách bán được nhiều nhất là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

Hiệu sách đó bán được số sách Toán là: 7.10 = 70 (cuốn);

Số sách Ngữ Văn bán được là: 6.10 = 60 (cuốn);

Số sách Tin học bán được là: 5.10 = 50 (cuốn);

Số sách Khoa học tự nhiên bán được là: 3.10 = 30 (cuốn);

Số sách Tiếng Anh bán được là: 5.10 = 50 (cuốn).

Vậy số sách Toán được bán nhiều nhất.


Câu 4:

Cho biểu dồ dân số Việt Nam qua tổng điều tra trong thế kỉ XX dưới đây. Sau bao nhiêu năm (kể từ năm 1960) thì dân số nước ta tăng thêm 36 triệu người?
Cho biểu dồ dân số Việt Nam qua tổng điều tra trong thế kỉ XX dưới đây. Sau bao nhiêu năm (kể từ năm 1960) thì dân số nước ta tăng thêm 36 triệu người (ảnh 1)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

Theo biểu đồ năm 1960 dân số Việt Nam là 30 triệu người, sau khi tăng thêm 36 triệu người thì số dân là 66 triệu người.

Theo biểu đồ dân số đạt mốc 66 triệu người là năm 1990.

Vậy từ năm 1960 đến năm 1990 là sau 30 năm thì dân số Việt Nam tăng 36 triệu người.


Câu 5:

Hưởng ứng phong trào "Lá lành đùm lá rách" Liên đội truờng THCS Lê Quý Đôn phát động phong trào quyên góp vở ủng hộ các bạn học sinh miền núi. Số vở quyên góp trong hai đợt của các bạn đội viên các khối 6, 7, 8, 9 được thống kê trong biểu đồ sau:

Hưởng ứng phong trào

Tổng số vở các bạn đội viên quyên góp được trong hai đợt là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Tổng số vở các bạn đội viên quyên góp được trong đợt 1 là:

180 + 170 + 200 + 220 = 770 (quyển vở).

Tổng số vở các bạn đội viên quyên góp được trong đợt 2 là:

200 + 180 + 220 + 190 = 790 (quyển vở).

Tổng số vở các bạn đội viên quyên góp được trong cả hai đợt là:

760 + 790 = 1 560 (quyển vở).


Câu 6:

Quay tấm bìa như hình sau và xem mũi tên chỉ vào ô nào khi tấm bìa dừng lại. Hãy liệt kê tất cả các kết quả có thể xảy ra của thí nghiệm này?
Quay tấm bìa như hình sau và xem mũi tên chỉ vào ô nào khi tấm bìa dừng lại. Hãy liệt kê tất cả các kết quả có thể xảy ra của thí nghiệm này? (ảnh 1)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

Quay tấm bìa như hình vẽ thì ta thấy mũi tên có thể chỉ vào ô: Nai, Cáo hoặc Gấu.


Câu 7:

Tung đồng xu 50 lần thì thấy mặt S xuất hiện 19 lần. Số lần xuất hiện mặt N là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

Khi tung đồng xu thì có hai kết quả có thể xảy ra là xuất hiện mặt N hoặc mặt S.

Tổng số lần tung đồng xu là 50 lần, mà số lần mặt S xuất hiện là 19 lần.

Do vậy số lần xuất hiện mặt N là 50 – 19 = 31 (lần).


Câu 8:

Bạn Nam gieo một con xúc xắc 20 lần liên tiếp thì thấy mặt 5 chấm xuất hiện 4 lần. Xác suất thực hiện xuất hiện mặt 5 chấm là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Tổng số lần thực hiện hoạt động gieo xúc xắc là 20, số lần mặt 5 chấm xuất hiện là 4 lần.

Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 5 chấm là: \(\frac{4}{{20}} = \frac{1}{5}.\)


Câu 9:

Một hộp có 1 quả bóng xanh, 1 quả bóng đỏ và 1 quả bóng vàng; các quả bóng có kích thước và khối luợng như nhau. Mỗi lần bạn Yến lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp, ghi lại màu của quả bóng lấy ra và bỏ lại quả bóng đó vào hộp. Nếu bạn Yến lấy 15 lần lấy bóng liên tiếp, có 5 lần xuất hiện màu xanh thì xác suất thực nghiệm xuất hiện màu xanh là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

Tổng số lần thực hiện lấy bóng là 15, số lần xuất hiện màu xanh là 5 lần.

Xác suất thực nghiệm xuất hiện màu xanh là: \(\frac{5}{{15}} = \frac{1}{3}\)

Vậy xác suất thực nghiệm xuất hiện màu xanh là \(\frac{1}{3}.\)


Câu 10:

Tung đồng xu cân đối 100 lần ta được kết quả sau:

Sự kiện

Hai đồng ngửa

Một đồng ngửa, một đồng sấp

Hai đồng sấp

Số lần

32

48

20

Xác suất thực nghiệm của sự kiện có một đồng xu ngửa, một đồng xu sấp là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

Số lần xuất hiện một đông xu ngửa, một đồng xu sấp là 48 lần.

Tổng số lần thực hiện hoạt động tung đồng xu là 100 lần.

Xác suất thực nghiệm của sự kiện xuất hiện một đồng xu ngửa, một đông xu sấp là \(\frac{{48}}{{100}} = \frac{{12}}{{25}}.\)


Câu 11:

Tìm số a biết: \(\frac{{ - 7}}{a} = \frac{{ - 28}}{{32}}\).
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

Ta có : \(\frac{{ - 7}}{a} = \frac{{ - 28}}{{32}} = \frac{{ - 28:4}}{{32:4}} = \frac{{ - 7}}{8}\).

Suy ra a = 8.


Câu 12:

Bạn An có 120 viên bi trong đó có 30 viên bi đỏ, 25 viên bi xanh, 40 viên bi vàng, còn lại là bi trắng. Hỏi số bi trắng chiếm bao nhiêu phần tổng số bi?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Số viên bi trắng là: 120 – 30 – 25 – 40 = 25.

Bi trắng chiếm số phần là: \(\frac{{25}}{{120}} = \frac{{25:5}}{{120:5}} = \frac{5}{{24}}\).


Câu 13:

Trong các phân số \(\frac{{ - 7}}{{42}};\frac{{12}}{{18}};\frac{3}{{ - 18}};\frac{{ - 9}}{{54}};\frac{{ - 10}}{{ - 15}};\frac{{14}}{{20}}\) thì có bao nhiêu cặp phân số bằng nhau?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

Ta có \(\frac{{ - 7}}{{42}} = \frac{{ - 7:7}}{{42:7}} = \frac{{ - 1}}{6}\);

\(\frac{{12}}{{18}} = \frac{{12:6}}{{18:6}} = \frac{2}{3}\);

\(\frac{3}{{ - 18}} = \frac{{3:\left( { - 3} \right)}}{{ - 18:\left( { - 3} \right)}} = \frac{{ - 1}}{6};\)

\(\frac{{ - 9}}{{54}} = \frac{{ - 9:9}}{{54:9}} = \frac{{ - 1}}{6};\)  

\[\frac{{ - 10}}{{ - 15}} = \frac{{ - 10:5}}{{ - 15:5}} = \frac{{ - 2}}{{ - 3}} = \frac{2}{3};\quad \]

\[\frac{{14}}{{20}} = \frac{{14:2}}{{20:2}} = \frac{7}{{10}}\]

Do đó các phân số bằng nhau là : \[\frac{{ - 7}}{{42}} = \frac{3}{{ - 18}};\frac{{ - 7}}{{42}} = \frac{{ - 9}}{{54}};\frac{3}{{ - 18}} = \frac{{ - 9}}{{54}};\frac{{12}}{{18}} = \frac{{ - 10}}{{ - 15}}\]

Vậy có 4 cặp phân số bằng nhau.


Câu 14:

So sánh \(a = \frac{5}{{ - 7}}\) vả \(b = - \frac{7}{{11}}\).
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

Ta có: \(a = \frac{5}{{ - 7}} = \frac{{5.( - 11)}}{{ - 7.( - 11)}} = \frac{{ - 55}}{{77}};b = - \frac{7}{{11}} = \frac{{ - 7.7}}{{11.7}} = \frac{{ - 49}}{{77}}\)

Vì 55 > 49 nên –55 < – 49 do đó \(\frac{{ - 55}}{{77}} < \frac{{ - 49}}{{77}}\) (So sánh hai phân số cùng mẫu).

Vậy a < b.


Câu 15:

Tính hợp lí biểu thức (19-923)+(-1423-12)+89 được kết quả là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Ta có:

\(\left( {\frac{1}{9} - \frac{9}{{23}}} \right) + \left( { - \frac{{14}}{{23}} - \frac{1}{2}} \right) + \frac{8}{9}\)

\( = \frac{1}{9} - \frac{9}{{23}} - \frac{{14}}{{23}} - \frac{1}{2} + \frac{8}{9}\)

\( = \left( {\frac{1}{9} + \frac{8}{9}} \right) + \left( { - \frac{9}{{23}} - \frac{{14}}{{23}}} \right) - \frac{1}{2}\)

\( = \frac{9}{9} + \frac{{ - 23}}{{23}} - \frac{1}{2}\)

\( = 1 + ( - 1) - \frac{1}{2}\)

\( = 0 - \frac{1}{2}\)

\( = \frac{{ - 1}}{2}\)


Câu 16:

Tìm x biết \(\frac{3}{8} - \left( {x - \frac{4}{{15}}} \right) = \frac{{ - 3}}{{11}} + \frac{4}{{15}} + \frac{3}{8}\).
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

\(\frac{3}{8} - \left( {x - \frac{4}{{15}}} \right) = \frac{{ - 3}}{{11}} + \frac{4}{{15}} + \frac{3}{8}\)

\(\frac{3}{8} - x + \frac{4}{{15}} = \frac{{ - 3}}{{11}} + \frac{4}{{15}} + \frac{3}{8}\)

\( - x = \frac{{ - 3}}{{11}} + \frac{4}{{15}} + \frac{3}{8} - \frac{3}{8} - \frac{4}{{15}}\)

\( - x = \frac{{ - 3}}{{11}} + \left( {\frac{4}{{15}} - \frac{4}{{15}}} \right) + \left( {\frac{3}{8} - \frac{3}{8}} \right)\)

\( - x = \frac{{ - 3}}{{11}}\)

\(x = \frac{3}{{11}}\)

Vậy \(x = \frac{3}{{11}}.\)


Câu 17:

Kết quả của phép tính \(\left( { - \frac{5}{{24}} + 0,75 + \frac{7}{{12}}} \right):\left( { - 2\frac{1}{8}} \right)\) là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

\(\left( { - \frac{5}{{24}} + 0,75 + \frac{7}{{12}}} \right):\left( { - 2\frac{1}{8}} \right)\)

\( = \left( { - \frac{5}{{24}} + \frac{3}{4} + \frac{7}{{12}}} \right):\left( { - \frac{{17}}{8}} \right)\)

\( = \left( { - \frac{5}{{24}} + \frac{{18}}{{24}} + \frac{{14}}{{24}}} \right):\left( { - \frac{{17}}{8}} \right)\)

\( = \frac{{ - 5 + 18 + 14}}{{24}}:\left( { - \frac{{17}}{8}} \right)\)

\( = \frac{9}{8}.\left( { - \frac{8}{{17}}} \right)\)

\[ = \frac{{9.\left( { - 8} \right)}}{{8.17}}\]

\( = \frac{{ - 9}}{{17}}\)


Câu 18:

Tìm \(x\) biết \(\frac{4}{5} + \frac{5}{7}:x = \frac{1}{6}\).
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

\(\frac{4}{5} + \frac{5}{7}:x = \frac{1}{6}\)

\(\frac{5}{7}:x = \frac{1}{6} - \frac{4}{5}\)

\(\frac{5}{7}:x = \frac{5}{{30}} - \frac{{24}}{{30}}\)

\(\frac{5}{7}:x = \frac{{ - 19}}{{30}}\)

\(x = \frac{5}{7}:\frac{{ - 19}}{{30}}\)

\(x = \frac{5}{7}.\frac{{30}}{{ - 19}}\)

\(x = \frac{{ - 150}}{{133}}\)

Vậy \(x = \frac{{ - 150}}{{133}}\).


Câu 19:

Cho các số thập phân 3,124; 3,105; 3,142; 3,015. Số thập phân nhỏ nhất là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

Sắp xếp các số theo thứ tự tăng dần là: –3,142 < 3,124 < 3,105 < 3,015.

Do đó số thập phân nhỏ nhất là 3,142.


Câu 20:

Kết quả của phép tính 32,1 – (–29,325) là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Ta có 32,1 – (–29,325) = 32,1 + 29,325 = 61,425.


Câu 21:

Một căn phòng hình hộp chữ nhật với chiều dài 3,8 m, chiều rộng 3,2 m và chiều cao 3 m. Người ta muốn sơn trần nhà và bốn bức tường bên trong phòng. Tính diện tích cần sơn biết tổng diện tích các cửa là 4,5 m2.
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

Diện tích trần nhà của căn phòng là: 3,8. 3,2 = 12,16 (m2).

Diện tích bốn bức tường của căn phòng là: 2.(3,8 + 3,2). 3 = 42 (m2)

Diện tích trần nhà và bốn bức tường căn phòng hình hộp chữ nhật là:

12,16 + 42 = 54,16 (m2).

Diện tích cần sơn là: 54,16 – 4,5 = 49,66 (m2).

Vậy diện tích cần sơn là: 49,66 (m2).


Câu 22:

Làm tròn kết quả diện tích cần sơn căn phòng trong câu 21 đến hàng đơn vị để ước lượng số tiền công sơn, biết giá tiền công sơn tường và trần nhà đều là 15 000 đồng.
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

Diện tích cần sơn là: 49,66 (m2).

Làm tròn diện tích cần sơn đến hàng đơn vị ta được 50 m2.

Do đó ước lượng số tiền công sơn căn phòng là: 50.15 = 750 000 (đồng).


Câu 23:

Biết 1 kg mía chứa 25% đường. Vậy \(\frac{2}{5}\) kg mía chứa số lượng đường là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

\(\frac{2}{5}\) kg mía chứa số lượng đường là: \(\frac{2}{5}.25\% = \frac{2}{5}.\frac{1}{4} = \frac{1}{{10}}\) kg.


Câu 24:

Biết 75% một sợi dây dài 9 m. Vậy sợi dây có chiều dài là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

75% sợi dây có chiều dài 9 m nên sợi dây dài là:

\[9:75\% = 9:\frac{{75}}{{100}} = 9.\frac{{100}}{{75}} = 12\] (m).


Câu 25:

Quốc kỳ của nước Việt Nam là hình chữ nhật, có chiều dài bằng \(\frac{3}{2}\) chiều rộng, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Lá cờ trên cột cờ Lũng Cú – Hà Giang có chiều dài 9 mét thì diện tích của lá cờ là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Chiều rộng của lá cờ là: \(9:\frac{3}{2} = 9.\frac{2}{3} = 6\) (m)

Diện tích của lá cờ là: 9.6 = 54 (m2).


Câu 27:

Trong 50 kg nước biển có 2,5 kg muối. Tỉ số phần trăm muối có trong nước biển là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

Tỉ số phần trăm muối có trong nước biển là: \(\frac{{2,5}}{{50}}.100\% = 5\% \)


Câu 28:

Bốn thửa ruộng thu hoạch được tất cả 1 tấn thóc. Số thóc thu hoạch ở ba thửa ruộng đầu lần lượt bằng \(\frac{1}{4}\); 0,4 và 15% tổng số thóc thu hoạch ở cả bốn thửa. Khối lượng thóc thu hoạch được ở thửa thứ tư là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

Đổi 1 tấn = 1000 kg.

Số thóc thu hoạch ở thửa ruộng đầu là: \(1000.\frac{1}{4} = 250\) (kg).

Số thóc thu hoạch ở thửa ruộng thứ hai là: 1000 . 0,4 = 400 (kg)

Số thóc thu hoạch ở thửa ruộng thứ ba là: 1000 . 15% = 150 (kg)

Số thóc thu hoạch ở thửa ruộng thứ tư là: 1000 – (250 + 400 + 150) = 200 (kg).


Câu 29:

Quan sát biểu đồ dưới đây và cho biết: Tỉ số phần trăm của học sinh đạt điểm 5; 6 và số học sinh của cả lớp 6A là bao nhiêu?

Quan sát biểu đồ dưới đây và cho biết: Tỉ số phần trăm của học sinh đạt điểm 5; 6 và số học sinh của cả lớp 6A là bao nhiêu (ảnh 1)

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

Quan sát biểu đồ ta thấy số học sinh đạt điểm 5 là 2, số học sinh đạt điểm 6 là 3.

Tổng số học sinh đạt điểm 5 và 6 là: 2 + 3 = 5 (học sinh)

Tổng số học sinh lớp 6A là: 2 + 2 + 3 + 4 + 14 + 9 + 6 = 40 (học sinh)

Tỉ số phần trăm của số học sinh có điểm 5; 6 và số học sinh của lớp 6A là:

\(\frac{5}{{40}}.100\% = 12,5\% \).


Câu 30:

Ở lớp 6A, số học sinh giỏi học kỳ I bằng \(\frac{3}{7}\) số còn lại. Cuối năm có thêm 4 học sinh đạt loại giỏi nên số học sinh giỏi bằng \(\frac{2}{3}\) số còn lại. Tính số học sinh của lớp 6A.
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

Số học sinh giỏi kỳ I bằng \(\frac{3}{{10}}\) số học sinh cả lớp.

Số học sinh giỏi cuối năm bằng \(\frac{2}{5}\) số học sinh cả lớp.

4 học sinh là \(\frac{2}{5} - \frac{3}{{10}} = \frac{4}{{10}} - \frac{3}{{10}} = \frac{1}{{10}}\) số học sinh cả lớp.

\(\frac{1}{{10}}\) số học sinh cả lớp là 4 nên số học sinh cả lớp là \(4:\frac{1}{{10}} = 4.10 = 40\)(học sinh).


Câu 31:

Hình vẽ nào dưới đây thể hiện đúng theo cách diễn đạt “Đường thẳng d đi qua các điểm A, B, C nhưng không đi qua các điểm E, F”.
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

Hình biểu diễn đúng theo cách diễn đạt ''Đường thẳng d đi qua các điểm A, B, C nhưng không đi qua các điểm E, F'' là: 

Hình vẽ nào dưới đây thể hiện đúng theo cách diễn đạt “Đường thẳng d đi qua các điểm A, B, C nhưng không đi qua các điểm E, F”. (ảnh 1)

Câu 32:

Cho hình vẽ dưới đây. Có bao nhiêu cặp đường thẳng song song?
Cho hình vẽ dưới đây. Có bao nhiêu cặp đường thẳng song song? (ảnh 1)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Dựa vào hình vẽ, ta thấy có các cặp đường thẳng song song là: KM và QO, KQ và MO; KT và SO; KS và TO.

Vậy có tất cả 4 cặp đường thẳng song song.


Câu 33:

Cho AB = 2 cm và D là trung điểm. Vẽ điểm E sao cho B là trung điểm của đoạn thẳng ED. Khi đó độ dài của đoạn thẳng ED là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Cho AB = 2 cm và D là trung điểm. Vẽ điểm E sao cho B là trung điểm của đoạn thẳng ED. Khi đó độ dài của đoạn thẳng ED là: (ảnh 1)

Vì D là trung điểm của AB nên \(AD = DB = \frac{1}{2}AB = \frac{1}{2}.2 = 1\) cm.

B là trung điểm của ED nên \(EB = DB = \frac{1}{2}ED\)

Suy ra ED = 2.DB.

Do đó ED = 2.DB = 2.1 = 2 cm.


Câu 34:

Điểm P nằm giữa hai điểm M và N thì:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

Vì P nằm giữa hai điểm M và N nên ta có MP + PN = MN.


Câu 35:

Cho hình vẽ sau. Các đoạn thẳng có độ dài bằng nhau là:
Cho hình vẽ sau. Các đoạn thẳng có độ dài bằng nhau là: (ảnh 1)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

Vì 2 cm < 3,5 cm < 6 cm nên AD < AB = DC < BC.


Câu 36:

Trong hình vẽ sau, khẳng định nào sau đây là sai?
Trong hình vẽ sau, khẳng định nào sau đây là sai (ảnh 1)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

Dựa vào hình vẽ ta thấy AO và OB là hai tia không có điểm chung gốc nên không thể trùng nhau.


Câu 37:

Số đo của góc mAn ở hình vẽ dưới đây là:

Số đo của góc mAn ở hình vẽ dưới đây là: (ảnh 1)

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là:B.

Quan sát thước đo góc ta thấy góc mAn có số đo bằng 45°.


Câu 38:

Trong các hình đồng hồ sau, hình nào có góc tạo bởi hai kim đồng hồ nào là góc vuông?
Trong các hình đồng hồ sau, hình nào có góc tạo bởi hai kim đồng hồ nào là góc vuông (ảnh 1)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Trong các hình đồng hồ trên:

+) Hình 1: góc tạo bởi hai kim đồng hồ là góc tù;

+) Hình 2: góc tạo bởi hai kim đồng hồ là góc vuông;

+) Hình 3: góc tạo bởi hai kim đồng hồ là góc bẹt;

+) Hình 4: góc tạo bởi hai kim đồng hồ là góc nhọn.


Câu 39:

Cho AB = 10 cm. Điểm M nằm giữa A và B sao cho 3AM = 2MB. Độ dài đoạn thẳng MB là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

M nằm giữa hai điểm A và B nên ta có: AM + MB = AB

Suy ra AM + MB = 10 cm

Hay 3AM + 3MB = 30 cm.

Mà 3AM = 2MB do đó 2MB + 3MB = 30

Suy ra 5MB = 30

MB = 6 cm.


Câu 40:

Cho ba tia chung gốc khác nhau Om, On, Oy. Trong đó có hai tia Om và Oy đối nhau. Số góc trong hình là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

Cho ba tia chung gốc khác nhau Om, On, Oy. Trong đó có hai tia Om và Oy đối nhau. Số góc trong hình là: (ảnh 1)

Trong hình vẽ có ba góc là \(\widehat {yOn};\widehat {mOn};\widehat {yOm}\).


Bắt đầu thi ngay