Đề kiểm tra KHTN 6 Chân trời sáng tạo Phần 3. Đề thi kết thúc học kì 2 có đáp án
Đề kiểm tra KHTN 6 Chân trời sáng tạo Phần 3. Đề thi kết thúc học kì 2 có đáp án (Đề số 73)
-
604 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đáp án đúng là: C.
Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng về Trái Đất.
Câu 2:
Đáp án đúng là: D.
Chiếc xe có trọng lượng 50000 N thì có khối lượng khoảng
50000 : 10 = 5000 kg.
Câu 3:
Hai lực F1 và F2 được biểu diễn như hình dưới đây:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án đúng là: A.
Hai lực cùng phương, cùng chiều, F1 < F2.
Câu 4:
Đáp án đúng là: B.
Nước quả vải chín sau 3 – 4 ngày thì có mùi rượu là do vi khuẩn lactic lên men.
Câu 5:
Những động vật nào sau đây thuộc nhóm động vật có xương sống?
1 – Cá cóc.
2 – Nghêu.
3 - Ếch.
4 – Rùa.
5 – Cua.
Đáp án đúng là:
Đáp án đúng là: A.
Trong các động vật trên, động vật thuộc nhóm động vật có xương sống là: Cá cóc, ếch, rùa.
Nghêu và cua là các động vật thuộc nhóm không xương sống.Câu 6:
Đáp án đúng là: C.
Trong các loài thực vật trên, loài bị cấm chặt phá và được ghi vào sách đỏ là cây lim.
Câu 7:
Người ta trồng rừng và bảo vệ rừng là để:
1 – Làm nơi trú ẩn cho các loài động vật khác.
2 – Hạn chế lũ lụt ở cuối nguồn.
3 – Chống xói mòn hai bên bờ sông suối, bãi biển.
4 – Hạn chế lở đất, lở núi.
Các câu trả lời đúng là
Đáp án đúng là: D.
Người ta trồng rừng và bảo vệ rừng để: Làm nơi trú ẩn cho các loài động vật khác; hạn chế lũ lụt ở cuối nguồn; chống xòi mòn hai bên bờ sông suối, bãi biển; hạn chế lở đất, lở núi.
Câu 8:
Đáp án đúng là: C.
Pha tương ứng trong hình là Trăng khuyết đầu tháng vì phần sáng của Mặt Trăng lớn hơn một nửa và tối ở phần bên trái.
Câu 9:
Đáp án đúng là: B.
A, D – chỉ có động năng.
C – chỉ có thế năng hấp dẫn.
Câu 10:
Đáp án đúng là: B.
Ánh sáng từ Mặt Trăng mà ta nhìn thấy được có từ Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời chiếu tới.
Câu 11:
Trên gói bột giặt có ghi "khối lượng tinh 400 g".
a. Con số đó cho biết điều gì?
b. Tính trọng lượng của gói bột giặt đó.
a. Con số đó cho biết bột giặt bên trong bịch có khối lượng là 400g.
b. Đổi 400 g = 0,4 kg
Trọng lượng của gói bột giặt là P = 0,4 . 10 = 4 N
Câu 12:
Đọc đoạn thông tin sau:
Ong thường sống thành đàn, nhiều nhất có khi tới 25.000 – 50.000 con, trong các tổ ở hốc cây, kẽ đá, bụi rậm, trong rừng, hoặc các tổ hòm cải tiến do người nuôi làm cho nó ở.
Ong chúa có thân dài 20 – 25 mm. Cánh ngắn, kim châm ngắn. Ong đực: thân dài 15 – 17 mm. Không có ngòi châm, cánh lớn. Ong đực chỉ có một tác dụng là giao phối với chúa tơ. Ong thợ là những con ong cái mà bộ phận sinh dục bị thoái hóa, không có khả năng thụ tinh. Ong thợ thực hiện tất cả công việc của đàn ong: bảo vệ tổ, sản sinh sữa chúa để nuôi ấu trùng, hút mật hoa luyện thành mật ong. Mật ong là phức hợp chất được thực hiện khi ong nuốt mật hoa, xử lý chúng và lưu trữ chất vào tầng tổ ong. Ong thợ đạt độ tuổi nhất định sẽ hút sáp ong từ một loạt các tuyến trên bụng chúng. Chúng sử dụng sáp để tạo thành các bức tường và chóp tầng tổ ong. Ong thu phấn hoa trong giỏ phấn và mang nó trở lại tổ. Trong tổ, phấn hóa được sử dụng làm nguồn cung cấp protein cần thiết trong nuôi ong non.
Dựa vào thông tin trên và kiến thức đã học hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Ong thuộc nhóm động vật không xương sống nào?
b. Trong một đàn ong có mấy loại ong? Chúng thực hiện nhiệm vụ gì trong đàn?
c. Ong đem lại lợi ích gì cho con người?
a. Ong thuộc nhóm chân khớp do có các chân phân đốt, có khớp động.
b. Trong 1 đàn có 3 loại ong.
+ Ong thợ thực hiện tất cả các công việc của đàn ong như bảo vệ tổ, sản sinh sữa chúa để nuôi ấu trùng, hút mật hoa luyện thành mật ong.
+ Ong chúa sinh sản.
+ Ong đực giao phối với ong chúa.
c. Lợi ích của ong đối với con người: Cung cấp mật và sáp ong, thụ phấn cho cây.
Câu 13:
Việc khai thác quá mức cho phép các nguồn tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, dầu mỏ, than đá, khí thiên nhiên …) như hiện nay đã đến mức báo động. Các nhà khoa học dự đoán đến năm 2100 thì sẽ cạn kiệt dầu mỏ và than đá trên Trái Đất.
a. Điều này sẽ gây ra ảnh hưởng gì đến cuộc sống của chúng ta?
b. Chúng ta cần làm gì và sử dụng nguồn năng lượng nào thay thế cho nguồn năng lượng đang sử dụng?
a. Việc khai thác quá mức cho phép các nguồn tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, dầu mỏ, than đá, khí thiên nhiên …) như hiện nay đã đến mức báo động. Điều này sẽ gây ảnh hưởng cuộc sống của chúng ta: gây cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, tàn phá môi trường, ô nhiễm không khí, …
b. Theo em, chúng ta cần biết cách sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguồn tài nguyên và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, gió, thủy điện, …) để thay thế cho nguồn năng lượng đang sử dụng (than đá, dầu mỏ, …).