Trắc nghiệm KHTN 6 học kì 2 có đáp án (Đề 1)
-
231 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quan sát tế bào dưới đây và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào.
Đáp án D
Tế bào trong hình là tế bào vi khuẩn, mũi tên đang chỉ vào thành phần đó là vùng nhân. Tế bào vi khuẩn thuộc loại tế bào nhân sơ (nhân chưa có màng nhân bao bọc) nên nơi chứa vật chất di truyền của tế bào được gọi là vùng nhân.
Câu 2:
Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ
Đáp án C
Dựa theo số lượng tế bào trong cơ thể, sinh vật được chia thành 2 nhóm: cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào. Trong đó, cơ thể đơn bào là cơ thể chỉ được cấu tạo từ một tế bào.
Câu 3:
Đáp án C
Hệ thống phân loại sinh vật gồm 5 giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật.
Câu 4:
Khóa lưỡng phân là
Đáp án A
Khóa lưỡng phân là kiểu phổ biến nhất trong các khóa phân loại sinh vật. Nguyên tắc của khóa lưỡng phân là từ một tập hợp các đối tượng ban đầu được tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập với nhau. Sau mỗi lần tách, ta được hai nhóm nhỏ hơn và khác nhau bởi các đặc điểm dùng để tách.
Câu 5:
Đặc điểm đối lập của con chim gõ kiến và con chim đà điểu là
Đáp án C
Trong các đặc điểm đã đưa, đặc điểm đối lập của con chim gõ kiến và con chim đà điểu là biết bay và không biết bay. Trong đó, chim gõ kiến thuộc nhóm chim bay còn chim đà điểu thuộc nhóm chim chạy, không biết bay.
Câu 6:
Khi đi tham quan tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên em thường sử dụng loại kính nào sau đây?
Đáp án B
- Khi đi tham quan tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên em thường sử dụng loại kính lúp cầm tay. Đây là loại kính nhỏ gọn, dễ dàng mang theo khi tham quan ngoài tự nhiên và giúp quan sát kĩ những loài động vật có kích thước nhỏ thường gặp như kiến, bọ rùa,…
- Kính hiển vi thường được dùng để quan sát tế bào, sinh vật có kích thước hiển vi trong phòng thí nghiệm.
Câu 7:
Dụng cụ nào được sử dụng để quan sát vi khuẩn?
Đáp án D
Vi khuẩn là sinh vật nhân sơ, đơn bào, thường có kích thước nhỏ mà mắt thường không quan sát được → Người ta thường quan sát vi khuẩn dưới kính hiển vi.
Câu 8:
Vi khuẩn không có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án D
Vi khuẩn không sống kí sinh buộc, chúng có phương thức sống đa dạng như kí sinh, cộng sinh hoặc sống tự do trong môi trường,…
Câu 9:
Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn?
Đáp án D
Không phải mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người, có những loại vi khuẩn gây hại cho tự nhiên và đời sống con người như các vi khuẩn gây ô nhiễm môi trường; các vi khuẩn gây bệnh cho con người như vi khuẩn tả, vi khuẩn lao phổi,…
Câu 10:
Biện pháp có thể áp dụng để phòng bệnh do virus gây ra trên thực vật là
Đáp án D
Virut có thể gây bệnh đối với thực vật, khiến giảm năng suất cây trồng. Một số biện pháp phòng bệnh do virus gây ra trên thực vật hiệu quả là: vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh, chọn giống cây sạch bệnh,…
Câu 11:
Điền vào chỗ trống “…” sau đây để được câu hoàn chỉnh:
Đáp án B
Khi năng lượng truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác luôn xuất hiện năng lượng hao phí.
Câu 12:
Đáp án D
Chuyển động nhìn thấy là chuyển động:
+ Mặt Trăng mọc vào buổi tối
+ Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng TâyCâu 13:
Đáp án B
- Hệ thống sao gồm nhiều loại sao và tinh vân được gọi là Thiên Hà.
- Ngân Hà là Thiên hà của chúng ta có tên là Thiên Hà Milky Way.
- Hệ Mặt Trời còn được gọi là Thái Dương hệ.
Câu 14:
Khi nói về hệ Mặt Trời, phát biểu nào sau đây là không đúng?
Đáp án D
Khi nói về hệ Mặt Trời:
- Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.
- Sao chổi là thành viên của hệ Mặt Trời.
- Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Hải Vương tinh.
Câu 15:
Thời gian chuyển từ không Trăng đến không Trăng là:
Đáp án D
Thời gian chuyển từ không Trăng đến không Trăng là khoảng 1 thángCâu 16:
Đáp án C
Vị trí đang là đêm là M và N vì hai vị trí này không được Mặt Trời chiếu sáng.
Câu 17:
Hành tinh nào sau đây không nằm trong hệ Mặt Trời?
Đáp án C
Hành tinh Diêm Vương tinh không nằm trong hệ Mặt Trời từ năm 2006Câu 18:
Hằng ngày người sinh sống ở Hà Nội hay ở Điện Biên sẽ quan sát thấy Mặt trời mọc trước, vì:
Đáp án A
Hằng ngày người sinh sống ở Hà Nội hay ở Điện Biên sẽ quan sát thấy Mặt trời mọc trước, vì Điện Biên nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây.
Câu 19:
Đáp án C
A – đúng
B – đúng.
C – sai, vì Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
D – đúng
Câu 20:
Đáp án D
A – điện năng biến đổi thành nhiệt năng
B – điện năng biến đổi thành nhiệt năng
C - điện năng biến đổi thành quang năng, năng lượng âm thanh,…
D - điện năng biến đổi thành cơ năng
Câu 21:
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống “…”
Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng quay quanh trục của nó với … mà nó chuyển động quanh Trái Đất nên phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất luôn không đổi.
Đáp án C
Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng quay quanh trục của nó với cùng tốc độ mà nó chuyển động quanh Trái Đất nên phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất luôn không đổi.
Câu 22:
Đáp án A
Năng lượng ánh sáng Mặt Trời chuyển hóa thành điện năng trong pin. Đèn tự động lấy điện năng trong pin dự trữ để sáng vào buổi tối.
Câu 23:
Chọn phát biểu đúng.
Đáp án B
Khi Mặt Trời lặn nghĩa là ở nơi không nhận được ánh sáng Mặt Trời là buổi tối.
Câu 24:
Đáp án D
Trái Đất có những chuyển động:
+ Tự quay quanh trục từ tây sang đông
+ Quay quanh Mặt Trời
Câu 25:
Có những ngày chúng ta không nhìn thấy Trăng vì:
Đáp án D
Có những ngày chúng ta không nhìn thấy Trăng vì Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời nên phía Mặt Trăng hướng về Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng.
Câu 26:
Quan sát hình và cho biết khi bóng đèn sợi đốt đang sáng, điện năng cung cấp cho bóng đèn đã chuyển hóa thành những dạng năng lượng nào?
Đáp án A
- Khi bóng đèn sợi đốt đang sáng, điện năng cung cấp cho bóng đèn đã chuyển hóa thành: nhiệt năng và quang năngCâu 27:
Biện pháp nào sau đây là biện pháp giúp tiết kiệm năng lượng điện?
Chọn B
Biện pháp giúp tiết kiệm năng lượng điện là hạn chế mở tủ lạnh nhiều lần.
A. Nên đi xe đạp hoặc đi bộ tới những địa điểm gần => Tiết kiệm năng lượng của nhiên liệu.
C. Nên vặn nhỏ bếp ga khi cần hầm thức ăn => Tiết kiệm năng lượng của nhiên liệu.
D. Rót nước vừa đủ để uống => Tiết kiệm năng lượng nước.
Câu 28:
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống “…”
Ta nhìn thấy một vật khi có … từ vật đó chiếu tới mắt chúng ta.
Đáp án A
Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó chiếu tới mắt chúng ta.
Câu 29:
Đáp án A
Người ở vị trí B sẽ quan sát thấy hiện tượng mặt trời mọc. vì lúc đó tại B bắt đầu nhận được ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất.
Câu 30:
Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn vì:
Đáp án D
Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn vì:
+ Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
+ Ở mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau.