Đề kiểm tra KHTN 6 Chân trời sáng tạo Phần 3. Đề thi kết thúc học kì 2 có đáp án
Đề kiểm tra KHTN 6 Chân trời sáng tạo Phần 3. Đề thi kết thúc học kì 2 có đáp án (Đề số 66)
-
609 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đáp án đúng là: C.
Hai lực F1 và F2 được biểu diễn như hình vẽ có đặc điểm là hai lực cùng phương, ngược chiều, F1 < F2.
Câu 2:
Đáp án đúng là: A.
Trên bao bì của gói bột giặt có ghi "khối lượng tịnh 400 g". Con số đó cho biết khối lượng của bột giặt bên trong bao bì là 400 g.
Câu 3:
Đáp án đúng là: C.
Khi treo vật 10 g thì lò xo giãn 17 – 15 = 2 cm
Do độ giãn của lò xo tỉ lệ với khối lượng vật treo nên khi treo vật 40 g thì độ giãn lò xo là 4 . 2 = 8 cm.
=> Chiều dài lò xo khi treo vật 40 g là 15 + 8 = 23 cm.
Câu 4:
Cho các môi trường sau:
1 – Môi trường nước ngọt.
2 – Môi trường không khí.
3 – Môi trường nước mặn.
4 – Môi trường cơ thể sinh vật.
5 – Môi trường đất ẩm ướt.
Số môi trường nguyên sinh vật có thể sinh sống là
Đáp án đúng là: C.
Nguyên sinh vật sống ở các môi trường là: môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn, môi trường cơ thể sinh vật, môi trường đất ẩm ướt.
Câu 5:
Đáp án đúng là: C.
Rêu là thực vật có đặc điểm là: không có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử, không có hoa và hạt.
Câu 6:
Đáp án đúng là: B.
Trong các loài động vật trên, dơi là loài thuộc lớp thú.
Chim cánh cụt và chim đà điểu thuộc lớp chim, cá sấu thuộc lớp bò sát.
Câu 7:
Động vật nào được khuyến khích làm thức ăn cho con người?
1 – Heo.
2 – Tê giác.
3 – Voi.
4 – Gà.
5 – Tê tê.
Đáp án đúng là: B.
Động vật được khuyến khích làm thức ăn cho con người là (1), (4): Heo và gà.
Các loài như tê giác, tê tê, voi cần phải bảo vệ và cấm săn bắt.
Câu 8:
Đáp án đúng là: A.
Trong hệ SI, động năng có đơn vị là Jun (J).
Câu 9:
Đáp án đúng là: B.
A, C – chỉ có động năng.
D – chỉ có thế năng hấp dẫn.
Câu 10:
Đáp án đúng là: D.
Mặt Trời mọc hướng đông, lặn hướng tây.
Câu 11:
Trọng lượng của một xấp giấy là: 100 : 50 = 2 N.
Khối lượng của một xấp giấy là 2 : 10 = 0,2 kg = 200 g.
Câu 12:
Đọc đoạn thông tin sau:
Cây xương rồng đã có những biến đổi lớn về hình dạng cơ thể để có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, trong các vùng khô hạn hoặc bán khô hạn. Một trong những đặc điểm dễ nhận thấy nhất đối với xương rồng là trên bề mặt có rất nhiều gai. Gai xương rồng chính là lá của chúng bị biến đổi thành. Một số xương rồng, gai và lông mọc lên từ các cụm chân gai (areoles). Đối với bộ rễ, chúng thường bò lan theo chiều ngang hơn là chiều sâu. Lý do chính là lượng nước trong đất nơi chúng sống thường tập trung ở phần lớp trên mặt đất (do lượng mưa ít nên những vùng này nước ngầm rất sâu hoặc không có vỉa nước ngầm). Và đặc biệt thân xương rồng chứa rất nhiều nước (thân mọng nước). Xương rồng có được đặc tính này là do cấu tạo đặc biệt của thân với các màng nhầy dạng keo. Chính vì có dạng này nên xương rồng mới giữ được một lượng nước lớn trong cơ thể để có thể chịu đựng được sự khô hạn trong thời gian dài. Trái xương rồng có vị ngọt, nhiều hạt nên thường kích thích các loại chim, dơi đến ăn và sau đó mang các hạt đi phát tán nhiều nơi khác để có thế hệ xương rồng về sau.
Dựa vào đoạn thông tin trên và kiến thức đã học hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Để thích nghi với môi trường khô hạn thì các cơ quan sinh dưỡng của cây xương rồng có những biến đổi như thế nào?
b. Gai và lông có ý nghĩa gì đối với xương rồng?
c. Tại sao thân cây xương rồng lại mọng nước?
a. Để thích nghi với môi trường khô hạn, các cơ quan sinh dưỡng của cây xương rồng có những biến đổi là: Lá biến thành gai, thân mọng nước, rễ bò lan theo chiều ngang.
b. Ý nghĩa của gai và lông: Giảm thiểu tối đa sự thoát hơi nước; đón bắt lượng mưa và sương đêm ít ỏi của vùng hoang mạc; chống lại các kẻ thù gây hại, nhất là các loài thú.
c. Thân xương rồng mọng nước vì do cấu tạo đặc biệt của thân với các màng nhầy dạng keo.
Câu 13:
Việc khai thác quá mức cho phép các nguồn tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, dầu mỏ, than đá, khí thiên nhiên …) như hiện nay đã đến mức báo động. Các nhà khoa học dự đoán đến năm 2100 thì sẽ cạn kiệt dầu mỏ và than đá trên Trái Đất.
a. Điều này sẽ gây ra ảnh hưởng gì đến cuộc sống của chúng ta?
b. Theo em, chúng ta cần làm gì và sử dụng nguồn năng lượng nào thay thế cho nguồn năng lượng đang sử dụng?
a. Việc khai thác quá mức cho phép các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ gây ra ảnh hưởng cuộc sống của chúng ta: gây cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, tàn phá môi trường, ô nhiễm không khí, …
b. Theo em, chúng ta cần biết cách sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguồn tài nguyên và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo (nặng lượng Mặt Trời, gió, thủy điện,…) để thay thế cho nguồn năng lượng đang sử dụng (than đá, dầu mỏ,…).