Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
-
967 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Những bông lúa vàng mới cắt xong đều xếp rải rác từng hàng trên bờ ruộng, trong đám cỏ xanh mọc đầy. Mỗi khi gặt được vài lượm lúa người thợ hái ôm sát bó lúa thơm vào người, đem ra xếp vào chỗ lúa trước. Rồi họ lại trở vào ruộng, đứng theo hàng những người bạn gặt. Tiếng hái đưa vào gốc lúa xoàn xoạt như tiếng trâu bò ăn cỏ. Chăm chú vào công việc làm, Tân không để ý gì đến cảnh vật chung quanh. Chàng cũng không thấy mệt nữa, tuy ánh nắng chiếu trên lưng nóng rát, và mồ hôi từng giọt rỏ ở trên trán xuống, Tân chú ý đưa cái hái cho nhanh nhẹn, mỗi lần bông lúa rung động chạm vào mặt, vào người, mùi lúa chín thơm lại phảng phất lẫn với mùi rạ ướt mới cắt. Mùi thơm đó làm cho chàng say sưa như men rượu. […] Mặt trời đã xế phía bên kia đồi. Ở dưới thung lũng, sương mù lạnh trắng xóa lan ra lẫn với làn khói tỏa ở xung quanh các làng. Cỏ bên đường đi đã ướt. Về phía xa, có ngọn lửa của ai đốt trên sườn rặng núi mờ ở chân trời. Tân với bọn thợ bước đều trở về nhà, ai nấy yên lặng không nói gì, như cùng kính trọng cái thời khắc của một ngày tàn. Trong cái thời khắc này, Tân như thấy cảnh vật đều có một tâm hồn, mà lớp sương mù kia là tâm hồn của đất màu, đã nuôi hạt thóc cần cho sự sống của loài người.
(Trích truyện ngắn Những ngày mới – Thạch Lam)
Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích.
Câu 2:
Nêu nội dung của đoạn trích.
Câu 3:
Anh/chị hãy nhận xét về nghệ thuật tả cảnh của nhà văn Thạch Lam trong đoạn trích.
Câu 4:
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Tiếng hái đưa vào gốc lúa xoàn xoạt như tiếng trâu bò ăn cỏ”.
- Biện pháp tu từ so sánh: tiếng lưỡi hái cắt lúa như tiếng trâu ăn cỏ.
- Tác dụng:
+ Về hình thức: tăng sức biểu đạt, sự sinh động, gợi hình gợi cảm cho câu văn.
+ Về nội dung: nhấn mạnh âm thanh đặc trưng của mùa gặt, cho thấy được khung cảnh nhộn nhịp, vội vã trên đồng lúa chín.Câu 5:
Xác định các phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích.
Các phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích:
- Phép nối: mỗi khi, rồi, trong cái thời khắc này
- Phép lặp: Tân, lúa
- Phép thế: họ, mùi thơm đó, thời khắc này, lớp sương mù kia
- Phép liên tưởng: Bông lúa, bó lúa, lượm lúa, mùa lúa chín, gặt, hái, gốc lúa, rơm rạ, ruộng,…Câu 6:
Câu 7:
HS nêu cảm nhận về khung cảnh hoàng hôn trong đoạn trích.
Gợi ý:
Hoàng hôn buông xuống nơi làng quê được miêu tả qua những hình ảnh rất đặc trưng. Mặt trời ngả bóng về tây, sương bắt đầu ngưng đọng trên cỏ, tạo ra cái không khí lành lạnh nơi thung lũng. Đây là thời khắc quây quần bên gia đình sau một ngày lao động vất vả nên những tia khói bếp bắt đầu xuất hiện. Cảnh hoàng hôn đẹp, ấm áp và sâu lắng. Đoàn người lẳng lặng ra về, dường như cảm xúc hăng hái của ban ngày đang đọng lại trong tâm trí họ. Trong giờ phú này, Tân dường như cảm nhận được tâm hồn của đất, đó chính là chất nhựa nuôi sống nơi này.Câu 8:
Anh/chị hãy viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thái độ sống thờ ơ, vô cảm.
1. Mở bài:
- Giới thiệu và nêu vấn đề: “thái độ sống thờ ơ, vô cảm” rất cần được được chúng ta cùng xem xét, bàn luận.
2. Thân Bài:
- Khái niệm về thái độ sống thờ ơ, vô cảm: sự trơ lì cảm xúc, dửng dưng, thờ ơ, "máu lạnh" với những hiện tượng đời sống xung quanh, chỉ quan tâm đến quyền lợi của bản thân. Ra đường gặp cái đẹp không mảy may rung động; gặp cái tốt không ủng hộ; thấy cái xấu, cái ác không dám lên án, không dám chống lại…
- Biểu hiện của thái độ sống thờ ơ, vô cảm:
+ Hành động ích kỉ, không quan tâm đến mọi người xung quanh, thờ ơ trước mọi nỗi đau của xã hội, thậm chí thờ ơ với chính người thân và bản thân của mình.
+ Tự cô lập bản thân, tách biệt mình khỏi xã hội với những suy nghĩ tiêu cực, ích kỉ.
- Nguyên nhân của thái độ sống thờ ơ, vô cảm
+ Do bị ngoại cảnh tác động, hoặc bị cái xấu hãm hại nên mất niềm tin vào cuộc sống.
+ Do lối sống thực dụng, hưởng thụ… khiến người ta thấy cuộc sống đơn điệu, vô nghĩa dẫn đến những cảm xúc đạo đức bị hạn chế thậm chí bị triệt tiêu.
+ Xã hội phát triển, nhiều các loại hình vui chơi giải trí. Nền kinh tế thị trường khiến con người coi trọng vật chất, sống thực dụng hơn.
+ Do phụ huynh nuông chiều con cái… dẫn đến sự ích kỉ,… mất kết nối với xung quanh
+ Nhà trường, xã hội chưa có các biện pháp quản lí, giáo dục thích hợp
- Tác hại của thái độ sống thờ ơ, vô cảm
+ Con người trở thành kẻ ích kỉ, vô trách nhiệm, vô lương tâm, chỉ biết sống cho mình mà không quan tâm đến người thân và những người xung quanh.
+ Không biết cảm thông, chia sẻ, yêu thương với những cảnh ngộ bất hạnh trong cuộc đời.
+ Bị xã hội coi thường, bị mọi người xa lánh.
- Giải pháp để từ bỏ thái độ sống thờ ơ, vô cảm
+ Cần xác định lí tưởng sống, mục đích sống đúng đắn, sống tử tế với người thân và mọi người xung quanh.
+ Mọi suy nghĩ, hành động, lời nói của bạn đều phải xuất phát từ lòng nhân ái.
+ Hãy làm giàu tâm hồn bằng các tác phẩm văn chương nghệ thuật hoặc tích cực tham gia vào những phong trào, những hoạt động mang ý nghĩa xã hội rộng lớn….
+ Hãy sống đúng với chuẩn mực đạo đức của con người trong xã hội, biết yêu thương đùm bọc và chia sẻ lẫn nhau…
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề: Thái độ sống thờ ơ, vô cảm là một thái độ xấu và cần được bạn xóa bỏ để phát triển, cải thiện hay thay đổi bản thân. Đừng để lối sống thờ ơ, vô cảm trở thành vật cản con đường của hành trình đến với thành công của bạn.
- Rút ra bài học cho bản thân: Là một người học sinh, bạn nên hiểu đúng về thái độ sống thờ ơ, vô cảm, biết xác định đúng nhiệm vụ học tập và tu dưỡng đạo đức, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Bạn cần chia sẻ những gì mình có thể cho những cuộc đời bất hạnh quanh ta để trái tim và cuộc sống này tràn ngập yêu thương; cố gắng ra sức chống bệnh vô cảm qua việc làm, học tập hằng ngày của bạn … và tuyên truyền giúp đỡ mọi người cùng làm theo.