Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án

Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)

  • 969 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Nhà văn đã kể gì về nhân vật chị trong đoạn trích?

Xem đáp án

– HS trả lời 2 ý sau:

Nhà văn đã kể :

+ Chị có 2 quê hương: Hưng Yên và Hồng Cúm

+ Chị từng có quá khứ bất hạnh, khổ đau và đã tìm được hạnh phúc trong hiện tại.

– Nếu HS trả lời được 1 trong 2 ý

Câu 3:

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ in đậm trong  câu văn sau: “Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua ranh giới ấy”
Xem đáp án
– Biện pháp tu từ:  ẩn dụ con đường cùng chỉ cái chết hay sự thất bại .
– Tác dụng :  tăng  tính hàm súc, cô đọng trong diễn đạt,  làm cho câu văn mang giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.

Câu 4:

Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh (chị)? Vì sao? 
Xem đáp án

- HS có thể lựa chọn những thông điệp khác nhau, có ý nghĩa đối với nhận thức và hành động của bản thân. Lí giải được sự lựa chọn (ý nghĩa của thông điệp)

- Ví dụ: Cần có ý chí, nghị lực để vượt qua gian khổ; hạnh phúc sẽ đến nếu con người biết vươn lên.

Câu 5:

Từ văn bản đọc hiểu, anh(chị) hãy viết một đoạn văn ngắn trả lời câu hỏi: Chúng ta có nên bước qua các ranh giới trong cuộc sống?

Xem đáp án

HS trình bày về câu hỏi: Chúng ta có nên bước qua các ranh giới trong cuộc sống?

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

– Giải thích

+ Ranh giới: Đường phân giới hạn giữa hai khu vực, hai địa hạt, hai phạm trù… liền nhau.

+ Bước qua ranh giới: Vượt qua, phá vỡ làn đường giới hạn để chuyển từ bên này sang bên kia.

–  Bàn luận

+ Có những ranh giới không nên, không thể bước qua. Đó là những ranh giới giúp ta giữ được giá trị làm người; đảm bảo sự an toàn, phát triển tốt đẹp của xã hội. Nếu bị phá vỡ hậu quả sẽ khôn lường.

+ Đôi khi cần bước qua ranh giới để mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn, khẳng định giá trị của bản thân, tạo nên những thay đổi cần thiết, tăng tính hiệu quả, tìm ra cái mới mang tính đột phá, đi được xa hơn, có được nhiều hơn trên một địa hạt khác. Đó là những ranh giới kìm hãm con người, xã hội.

+ Ranh giới trong cuộc sống nhiều khi rất mong manh. Để không phá bỏ hay vượt qua được ranh giới luôn cần có sự tỉnh táo, sáng suốt, bản lĩnh….

+  Phê phán những hành động liều lĩnh, cực đoan bất chấp ranh giới; sự hèn nhát, thu mình…

–  Bài học nhận thức và hành động.

Câu 6:

Anh/chị hãy viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen ghen tị (so sánh, đố kị) với người khác
Xem đáp án

1. Mở bài:

- Giới thiệu và nêu vấn đề: Thói quen so sánh, ghen tị với người khác rất cần được chúng ta cùng xem xét, bàn luận.

Thân bài:

- Khái niệm của việc so sánh, ghen tị với người khác: Ghen tị (đố kỵ) là một cảm xúc xảy ra khi một người thiếu đặc điểm tốt đẹp, thành tích, vật sở hữu của người khác và mong muốn điều đó hoặc mong muốn người khác không có được điều đó.

- Biểu hiện của người hay so sánh, ghen tị với người khác:

+ Trong gia đình, anh chị em ganh đua cạnh tranh nhau rất phổ biến.

+ Trong công việc, ghen tỵ tại nơi làm việc.  

- Phân loại ghen tị: Ghen tị ác ý được coi là một cảm xúc khó chịu khiến người ghen tị muốn hạ bệ những người được coi là tốt hơn mình hoặc có những gì mà bản thân không có dẫn đến tạo ra phản ứng tiêu cực. Ghen tị thiện ý có thể có tác động tích cực, liên quan đến sự công nhận của người khác, nhưng khiến người đó mong muốn và khao khát cũng được trở nên như vậy.

- Nguyên nhân của việc so sánh, ghen tị với người khác: ganh tỵ, đố kỵ đối với nhiều người có thể liên quan đến:

+ Nỗi lo sợ mất mát

+ Nghi ngờ hoặc tức giận về một sự phản bội trong tâm thức hay nhận thức

+ Tự hạ thấp lòng tự trọng và nỗi buồn mất mát

+ Sự thiếu chắc chắn, thiếu tự tin và sự cô đơn

+ Sợ mất đi một người quan trọng khác hoặc một cái gì quan trọng khác

+ Tâm lý không tin tưởng

+ Cảm giác mặc cảm tự ti

+ Khao khát

+ Sự bất bình đẳng trong hoàn cảnh

+ Ý chí hướng tới người ghen tị thường đi kèm với cảm giác tội lỗi về những cảm xúc

+ Mong muốn có động lực để cải thiện hoặc phát triển

+ Mong muốn có phẩm chất hay sự hấp dẫn của đối thủ

- Tác hại:

+ Phá hoại các mối quan hệ của chính bạn cũng như của người khác.

+ Cuộc sống không thoải mái sẽ khiến cho bạn luôn nghĩ cách hãm hại người khác và cũng làm hại cả bản thân.

+ Làm nảy sinh nhiều trạng thái tâm lý tiêu cực, khiến cho bản thân bạn luôn căng thẳng, bức bối, không thoải mái.

- Bài học bạn cần rút ra là:

+ Việc ghen ghét và so sánh mình với người khác là tính xấu của con người cần phải loại trừ. Vì thế bản thân bạn rất cần có lòng cao thượng khoan dung rộng rãi.

+ Bạn cũng cần hướng tới một tinh thần cạnh tranh lành mạnh, cố gắng hết sức để vượt qua khó khăn

3. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề: Thói quen ghen tị (so sánh, đố kị) với người khác là vấn đề phức tạp, khó kiểm soát trong thực tế đời sống và chi phối đến từng cá nhân và cộng đồng rất cần được xem xét, tuyên truyền giáo dục.

- Rút ra bài học cho bản thân: Là một người học sinh, bạn nên hiểu đúng thói quen ghen tị (so sánh, đố kị) với người khác; biết kiềm chế những cảm xúc tiêu cực của bản thân trước sự thành công, sự sở hữu vượt trội của người khác; cố gắng phấn đấu vươn lên để đạt được những mục tiêu của mình… và tuyên truyền giúp đỡ mọi người cùng làm theo.


Bắt đầu thi ngay