Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án

Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 1)

  • 970 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Khái quát nội dung chính đoạn trích.

Xem đáp án
Đoạn trích tố cáo tội ác và sự ngang ngược của quân giặc, qua đó bộc lộ lòng căm thù giặc sâu sắc và tinh thần sẵn sàng hi sinh của Trần Quốc Tuấn.

Câu 3:

Sự ngang ngược và tội ác của giặc đã được lột tả như thế nào? Theo anh/chị, tác giả tố cáo tội ác của giặc để làm gì?
Xem đáp án

- Chi tiết tả tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù:

+ Kẻ thù tham lam, tàn bạo: Ngang ngược đi lại nghênh ngang ngoài đường, đòi ngọc lụa, thu vàng bạc

+ Hành động xúc phạm danh dự đất nước: "Lưỡi cú diều", "thân dê chó" - sứ Nguyên để "xỉ mắng triều đình", "bắt nạt tể phụ".

- Đoạn văn tố cáo tội ác giặc để khơi gợi được lòng căm thù giặc, khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của tướng sĩ.

Câu 4:

Trong câu: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù" có thể thay "quên" bằng "không"; "chưa" bằng "chẳng" được không? Vì sao?

Xem đáp án

- "Quên" : Có nghĩa là "không nghĩ đến, không để tâm đến". Dùng câu này để thể hiện lòng căm thù giặc và tìm cách trả thù đến mức không để tâm đến việc ăn uống, một hoạt động thiết yếu và diễn ra hằng ngày đối với tất cả mọi người. Còn "không" : Chỉ mang ý nghĩa phủ định.

- "Chưa" : Biểu thị ý phủ định đối với điều mà cho đến một thời điểm nào đó không có, nhưng thời điểm sau đó có thể có. Dùng câu này để thể hiện thái độ tìm cách trả thù giặc, bây giờ chưa làm được nhưng chắc chắn sẽ làm được sau đó. Còn từ "chẳng' chỉ biểu thị ý phủ định nhất định, nhưng không có hàm ý là về sau có thể có.

=> không thể thay" quên "bằng" không ";" chưa "bằng" chẳng "được. Nếu thay thế sẽ làm thay đổi hẳn ý nghĩa của câu.

Câu 5:

Chỉ ra, phân tích hiệu quả hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù.
Xem đáp án

- So sánh: Ruột đau như cắt

Phóng đại, khoa trương: Trăm thân, nghìn xác

- Liệt kê: Quên ăn, vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

- Ẩn dụ: Xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù ý chỉ hành động không dung tha cho quân giặc; trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa chỉ sự hi sinh

- Tác dụng:

Nhấn mạnh, làm nổi bật hình ảnh chủ tướng với nỗi đau đớn, đắng cay, tủi nhục trước hành động tham tàn của sứ giặc cùng thái độ căm thù giặc sôi sục; qua đó thể hiện khí phách anh hùng, hiên ngang, lẫm liệt, tinh thần quyết chiến dù có hi sinh.

Câu 6:

Đoạn văn trên bộc lộ tâm trạng, nỗi lòng gì của nhân vật "ta"? Tâm trạng, nỗi lòng đó được diễn tả theo cách nào? Chỉ ra tác dụng?

Xem đáp án

- Nỗi đau thống thiết trước cảnh nước mất nhà tan.

- Căm phẫn, uất hận kẻ thù đến đỉnh điểm

- Nguyện hi sinh để giữ yên giang sơn bờ cõi

=> Cách bộc lộ tình cảm: trực tiếp (qua các động từ mạnh: “xả thịt”, “lột da”, “nuốt gan”, “uống máu”; lối nói thậm xưng: ‘trăm thân”, “nghìn xác”, “phơi ngoài nội cỏ”, “gói trong da ngựa”; các từ ngữ trực tiếp bộc lộ cảm xúc: ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, căm tức, ta cũng vui lòng.

=> Tác dụng: nhấn mạnh, làm nổi bật lòng yêu nước, căm hận quân thù, đau đớn, tủi nhục vì tổ quốc bị giặc giày xéo, và tinh thần quyết chiến, sẵn sàng xả thân vì nước cho dù thịt nát xương tan.

Câu 7:

Qua đoạn trích, anh/chị hiểu gì về vai trò của chủ tướng Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh dân tộc?

Xem đáp án

Vai trò của chủ tướng Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh dân tộc:

- Là người chỉ huy anh minh, tài bà.

- Sáng suốt, nhìn nhận thấu đáo nguy cơ của một cuộc chiến tranh xâm lược.

- Có tài lãnh đạo, chỉ huy, cảm hóa lòng người, thống nhất toàn quân đồng lòng đánh giặc.

Câu 8:

Anh/chị hãy viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật.

Xem đáp án

1. Mở bài: giới thiệu ngắn gọn vấn đề: cần từ bỏ quan niệm kỳ thị người khuyết tật.

2. Thân bài.

a) Giải thích quan niệm:

Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó.

b) Nguyên nhân của việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật:

- Nhận thức của người dân về chính sách và quyền của người khuyết tật còn nhiều hạn chế.

- Một số người còn có nhận thức sai lầm về người khuyết tật, có những quan niệm mê tín dị đoan không nên có hay một số quan niệm nhân quả kiếp trước, …

c) Hậu quả của việc kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật:

- Kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc người khuyết tật không được hòa nhập vào các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của cộng đồng.

- Kỳ thị và phân biệt đối xử cũng gây ra tỷ lệ thất nghiệp cao và dẫn đến trình độ học vấn thấp đối với người khuyết tật và cũng là nguyên nhân khiến nhiều người khuyết tật mất cơ hội kết hôn và sinh con trong khi đây là những vấn đề rất quan trọng về mặt văn hoá.

3. Kết bài: khẳng định lại vấn đề.

Mỗi chúng ta phải biết thông cảm, sẽ chia và giúp đỡ những người khuyết tật khi họ gặp khó khăn, cần từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật ngay từ bây giờ.

Bắt đầu thi ngay