Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 6)
-
1299 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
90 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Thuở nhỏ tôi ra ra cống Na câu cá
Níu váy bà đi chợ Bình Lâm
Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
Chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
Mùi hệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
Điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
Bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn.
(Đò Lèn – Nguyễn Duy)
Câu 2:
Câu 3:
Sự vô tâm của người cháu và nỗi cơ cực của người bà thể hiện qua những hồi ức nào? Người cháu đã bày tỏ nỗi niềm gì qua những hồi ức đó?
- Sự vô tâm của người cháu được thể hiện rõ qua câu thơ “Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế”.
- Nỗi vất vả của người bà được thể hiện qua biện pháp liệt kê các công việc của bà “mò cua, xúc tép, đi gánh chè xanh”; các địa danh “Ba Trại, Quán Cháo, Đồng Dao” và qua hình ảnh người bà “thập thững” trong những đêm đông lạnh.
=> Người cháu trong đoạn thơ đã thể hiện tình yêu thương sâu sắc và lẫn niềm ân hận về sự vô tình vô tâm đối với bà qua những hình ảnh tương phản đối lập giữa một bên là người cháu tinh nghịch, hiếu động với một bên là người bà già nua, cơ cực, tần tảo, chắt chiu, thương cháu hết lòng.Câu 4:
Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
Có thể trình bày một trong các thông điệp sau:
- Sống trong đời sống, dù trong hoàn cảnh nào cũng không nên sống vô tình, vô tâm.
- Hãy sống và quan tâm đến những người xung quanh mình, nhất là những người thân.
- Sống hãy biết ăn năn và cảnh tỉnh sau những lỗi lầm.
- Lỗi lầm vì vô tình vô tâm là khó tránh khỏi trong đời. Điều quan trọng là hãy biết cảnh tỉnh.Câu 5:
Câu 6:
HS trình bày suy nghĩ về câu hỏi về hạnh phúc: "Là đem đến niềm vui cho người khác? Hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình?"
+Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.
+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.
Gợi ý:
- Hạnh phúc là đem đến niềm vui cho người khác, bởi ta vui khi mình sống đẹp, sống có ích, biết vị tha, làm được điều tốt đẹp cho người khác, giúp người khác hạnh phúc.
- Hạnh phúc là sự hài lòng của riêng bản thân mình, khi ta đạt được những nhu cầu, khát vọng chính đáng của bản thân, tạo ra được những thành quả tốt đẹp, nâng cao giá trị sự sống.
- Quan niệm của học sinh về hạnh phúc: cần kết hợp cả hai - đem đến niềm vui cho người khác và bản thân được hài lòng – thì hạnh phúc mới trọn vẹn, ý nghĩa.
- Phê phán: suy nghĩ, cách sống vị kỉ, chỉ biết tới hạnh phúc riêng…Câu 7:
Anh/chị hãy viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà.
1. Mở bài:
- Nêu thói quen mà người viết chuẩn bị thuyết phục người khác từ bỏ: thói quen không làm bài tập ở nhà.
2. Thân bài:
- Nguyên nhân:
+ Do bị ép buộc nên học với tinh thần chống đối.
+ Do lười học.
+ Dành thời gian cho những việc không cần thiết.
- Biểu hiện:
+ Lên mạng tìm lời giải.
+ Làm bài qua loa.
+ Mượn vở bạn để chép.
- Tác hại của thói quen không làm bài tập ở nhà:
+ Kết quả học tập giảm sút.
+ Tâm lí sợ sệt, chán nản với việc học.
- Lợi ích của việc từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà: Có thời gian ôn lại kiến thức và tự mở rộng, nâng cao các dạng bài tập.
- Giải pháp:
+ Cân bằng giữa thời gian học và chơi.
+ Lập thời gian biểu hợp lí và dành thời gian từ 1-2 tiếng mỗi ngày để tự học.
- Dự đoán sự đồng tình, ủng hộ của những người xung quanh khi người được thuyết phục từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà.
3. Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà