Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
-
1306 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
90 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CẢNH NGÀY HÈ
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
(Cảnh ngày hè, Trang 118, Ngữ văn 10, Tập I,NXBGD, 2006)
Xác định chi tiết, cảnh sắc và âm thanh thể hiện đặc trưng cho mùa hè trong văn bản trên. Nêu nhận xét chung về những chi tiết đó ?
Chi tiết, cảnh sắc và âm thanh thể hiện đặc trưng cho mùa hè trong văn bản :
+ Sắc hồng của hoa thạch lựu : Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
+ Màu xanh của tán hoè : Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
+ Tiếng ve : cầm ve
- Sắc hương đã thưa thoảng và dần mất của hoa sen :Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
- Nhận xét chung: Những chi tiết nói trên mang đậm màu sắc của Việt Nam, không vay mượn những thi liệu điển tích từ Trung Quốc.Câu 2:
Những động từ giương, đùn đùn, phun làm cho bức tranh phong cảnh mùa hè có điểm đặc biệt:
- Động từ giương khiến cho sức sống của cây hoè càng thêm sinh sôi, nảy nở trong không gian;
- Động từ đùn đùn, phun làm cho màu sắc hiện lên tầng tầng lớp lớp. Dường như có một sự thôi thúc từ bên trong khiến hệ thống màu sắc như tràn ra, lan toả.
Qua đó, ta thấy Nguyễn Trãi không chỉ tả ngoại cảnh mà còn nhập vào được cái hồn bên trong của cảnh vật, thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ.Câu 3:
Hiệu quả nghệ thuật của các từ láy lao xao, dắng dỏi
- Lao xao là từ láy tả âm thanh từ xa vọng lại. Đó là âm thanh của chợ cá, không ồn ào náo nhiệt mà chỉ là những xáo động, đủ để gợi lên một cuộc sống thanh bình. Đây là âm thanh duy nhất thuộc về thế giới con người trong bài thơ. Nó làm nên chất thơ của cuộc sống nhân sinh.
- Dắng dỏi cũng là từ láy gợi lên âm thanh như muốn ngân lên không dứt của bản đàn tiếng ve. Chính điều này khiến cho ánh tịch dương trong câu thơ không còn đem lại cái buồn bàng bạc mà đã làm cho ánh nắng chiều bừng lên, ấm áp, thơ mộng.Câu 4:
Xác định những câu thơ lục ngôn trong văn bản? Nêu hiệu quả nghệ thuật của những câu lục ngôn đó.
Những câu thơ lục ngôn trong văn bản:
- Rồi hóng mát thuở ngày trường. Hiệu quả nghệ thuật: hiện lên con người thi nhân hướng về phía tạo vật;
- Dân giàu đủ khắp đòi phương.Hiệu quả nghệ thuật: thể hiện tấm lòng của một nhà tư tưởng, nhà chính trị và nhà nhân đạo hướng về phía cuộc sống nhân dân.Câu 5:
HS trình bày suy nghĩ bài học lấy dân làm gốc trong cuộc sống hôm nay từ văn bản trên.
+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.
+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.
Gợi ý:
Từ niềm khát khao dân giàu của Nguyễn Trãi, thí sinh suy nghĩ về bài học lấy dân làm gốc trong cuộc sống hôm nay. Cần làm rõ các ý: lấy dân làm gốc là gì? Tại sao phải lấy dân làm gốc? Ý nghĩa của việc lấy dân làm gốc? Bài học nhận thức và hành động?Câu 6:
Anh/chị hãy viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen có hại.
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
- Nêu rõ thói quen cần thuyết phục người khác từ bỏ.
- Nêu lí do, mục đích viết bài luận.
- Trình bày tác hại của thói quen cần từ bỏ.
- Trình bày lợi ích của việc từ bỏ thói quen.
- Gợi ý giải pháp từ bỏ thói quen.
- Khẳng định lại lợi ích của việc từ bỏ thói quen.