Đề kiểm tra cuối học kì 2 Vật lý 8 có đáp án (Mới nhất) (Đề 17)

  • 799 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Có lúc chuyển động, có lúc đứng yên không phải tính chất của nguyên tử, phân tử.


Câu 2:

Trong các vật sau đây, vật nào vừa có thế năng vừa có động năng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Vật vừa có thế năng vừa có động năng khi vật chuyển động và có độ cao so với mặt đất (hoặc vật bị biến dạng).


Câu 3:

Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Viên đạn đang bay trên cao: có độ cao so với mặt đất nên có thế năng hấp dẫn.

Lò xo bị nén trên mặt đất: có độ biến dạng nên có thế năng đàn hồi.

Hòn bi đang lăn trên mặt đất: không có độ cao so với mặt đất, không có độ biến dạng mà chỉ có vận tốc nên có động năng và không có thế năng.

Lò xo đang treo trên cao so với mặt đất: vừa có độ cao so với mặt đất, vừa có độ biến dạng nên có thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi.


Câu 4:

Xác định biểu thức đúng của công suất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C.

Biểu thức đúng của công suất là P=At.


Câu 5:

Chất nào dẫn nhiệt tốt?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Chất rắn dẫn nhiệt tốt.


Câu 6:

Hiện tượng nào sau đây là do hiện tượng khuếch tán?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các chất rắn, lỏng, khí cùng tính chất bị hoà lẫn vào nhau.

Hiện tượng do khuếch tán là muối tự ngấm vào dưa.


Câu 7:

Một cần trục thực hiện một công 3000J để nâng một vật nặng lên cao trong thời gian 5 giây. Công suất của cần trục sản ra là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Áp dụng công thức tính công suất, ta có: P=At=30005=600W=0,6kW 


Câu 8:

Người ta thả một miếng đồng có khối lượng 0,6 kg ở nhiệt độ 100°C  vào 2,5 kg nước. Nhiệt độ khi có sự cân bằng là 30°C. Hỏi nước nóng lên bao nhiêu độ? (bỏ qua sự trao đổi nhiệt của bình nước và môi trường). Biết nhiệt dung riêng của nước là cnuoc=4200J/kg.K  và nhiệt dung riêng của đồng là cdong=380J/kg.K.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Gọi t là nhiệt độ ba đầu của nước.

Nhiệt lượng miếng đồng toả ra là:

Qt=mCu.cCu.(t1tcb)=0,6.380.(10030)=15960J 

Nhiệt lượng thu vào của nước là:

Qthu=mnuoc.cnuoc.Δtnuoc=2,5.4200.Δtnuoc 

Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có: Qt=Qthu 

Thay số: 15960=2,5.4200.ΔtnuocΔtnuoc=1,52oC 

Vậy nước nóng lên 1,52oC 


Câu 9:

Đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nào nhanh sôi hơn? Tại sao?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm sôi nhanh hơn vì nhôm dẫn nhiệt tốt hơn đất.


Câu 10:

Một người cân nặng 60kg chạy từ tầng một lên tầng hai cao hơn tầng một 4 m. Thời gian đi lên là 20 giây. Tính công suất của người đó?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Người cân nặng 60kg có trọng lượng là: P = 60.10 = 600N

Chạy từ tầng 1 lên tầng 2 người đó phải sinh một công là: A = P.h = 600.4 = 2400J

Công suất của người đó là: P=At=240020=120W 


Câu 11:

Khi một vật đang chuyển động trên mặt đất, thì vật có cơ năng ở dạng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Vật chuyển động nên vật có động năng. Vì vật đang chuyển động trên mặt đất nên nó không có thế năng hấp dẫn. Vậy cơ năng trong trường hợp này chỉ có động năng.


Câu 12:

Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra ở chất nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra ở chất lưu: chất lỏng và chất khí.


Câu 13:

Khi các nguyên tử, phân tử của các chất chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Nhiệt độ của vật càng cao khi các phân tử, nguyên tử chuyển động càng nhanh.


Câu 14:

Khi đổ 50cm3  rượu vào 50cm3 nước ta thu được hỗn hợp rượu – nước có thể tích:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Rượu và nước được tạo thành bởi các phân tử rượu và phân tử nước, chúng có kích thước và giữa chúng có khoảng cách. Khi trộn rượu với nước thì các phân tử của chất này có thể len lỏi, xen kẽ vào khoảng trống giữa các phân tử của chất kia. Do đó thể tích của hỗn hợp thường nhỏ hơn tổng thể tích từng phần ban đầu tạo nên hỗn hợp.

Tức là Vhh<50+50=100cm3 


Câu 17:

Một người dùng ròng rọc cố định để kéo một vật có khối lượng 15 kg từ giếng sâu 10 m lên đều trong 20 giây. Tính công suất của người kéo?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Nhiệt lượng miếng đồng toả ra là:

Qt=mCu.cCu.(t1tcb)=0,2.380.(10030)=5320J 

Nhiệt lượng thu vào của nước là:

Qth=mnc.cnc.(tcbt2)=Qt=5320J 


Câu 18:

Khi vận tốc chuyển động của một vật tăng lên, động năng của nó:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Để kéo vật chuyển động đều lên bằng ròng rọc cố định thì lực kéo bằng trọng lượng của vật:

F = P = 10m = 10.15 = 150N.

Công của lực kéo là: A = F.s = F.h = 150.10 = 1500J


Câu 19:

Để một vật nóng thêm 4°C cần cung cấp cho nó một nhiệt lượng là 200J. Vậy để vật đó nóng thêm 8°C cần cung cấp cho nó một nhiệt lượng là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Nhiệt lượng cung cấp cho vật là: Q=m.c.ΔtQ~Δt 

Ta có: Q2Q1=Δt2Δt1Q2200=84Q2=8.2004=400J 


Câu 20:

Một cần trục thực hiện một công 3000 J để nâng một vật nặng lên cao trong thời gian 5 giây. Công suất của cần trục là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Áp dụng công thức tính công suất: P=At=30005=600W=0,6kW 


Câu 21:

Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ kém hơn đến tốt hơn sau đây, cách nào đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Các môi trường khác nhau thì dẫn nhiệt khác nhau. Chất rắn dẫn nhiệt tốt nhất, sau đó đến chất lỏng, chất khí dẫn nhiệt kém nhất. Đồng là chất rắn và là kim loại nên dẫn nhiệt tốt nhất, sau đó đến thuỷ tinh, nước dẫn nhiệt kém hơn thuỷ tinh, không khí dẫn nhiệt kém nhất.


Câu 22:

Nhiệt lượng được truyền từ bếp lửa ra xung quanh chủ yếu bằng hình thức nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Bếp lửa có thể dẫn nhiệt cho kiềng bếp, cho nồi,…đồng thời truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu với không khí xung quanh bếp lửa, cũng nhờ đối lưu mà bếp tiếp tục duy trì sự cháy liên tục. Bếp lửa cũng bức xạ các tia nhiệt ra môi trường xung quanh. Ngồi gần bếp ra thấy ấm.


Câu 23:

Khi đổ 100cm3  rượu vào 100cm3 nước, ta thu được một hỗn hợp rượu nước có thể tích:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Rượu và nước được tạo thành bởi các phân tử rượu và phân tử nước, chúng có kích thước và giữa chúng có khoảng cách. Khi trộn rượu với nước thì các phân tử của chất này có thể len lỏi, xen kẽ vào khoảng trống giữa các phân tử của chất kia. Do đó thể tích của hỗn hợp thường nhỏ hơn tổng thể tích từng phần ban đầu tạo nên hỗn hợp.

Tức là Vhh<100+100=200cm3 


Câu 24:

Một người thả 420 g chì ở nhiệt độ 100°C  vào 260 g nước ở nhiệt độ 58°C  làm cho nước nóng lên tới 60°C. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K và bỏ qua sự hao phí nhiệt ra môi trường bên ngoài. Hãy tính nhiệt độ của chì khi có cân bằng nhiệt?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Sau khi thả miếng chì ở 100°C  vào nước ở 58°C làm nước nóng lên đến 60°C  thì 60°C chính là nhiệt độ cân bằng của hệ hai chất đã cho. Đây cũng chính là nhiệt độ của chì sau khi đã xảy ra cân bằng nhiệt.


Câu 25:

Một máy khi hoạt động với công suất P  = 1500 W thì nâng được vật nặng m = 120 kg lên độ cao 16m trong 20 giây. Tính công mà máy đã thực hiện được trong thời gian nâng vật?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Máy đã thực hiện công để nâng vật lên (đây là công toàn phần):

Atp=P.t=1500.20=30000J 


Câu 26:

Công thức tính công cơ học là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Công thức tính công là: A = F.s.


Câu 27:

Một ấm nhôm khối lượng 500g đựng 1,5 lít nước ở nhiệt độ 20°c. Tính nhiệt lượng để đun sôi ấm nước trên?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nước nóng đến 100°C gồm có nhiệt lượng cung cấp cho ấm nhôm và nhiệt lượng cung cấp cho nước:

Q1=mAl.cAl.(100t1)=0,5.880.(10020)=35200J 

Nhiệt lượng thu vào của nước là:

Q2=mnc.cnc.(100t1)=1,5.4200.(10020)=504000J 

Nhiệt lượng tổng cộng cần cung cấp là: Q=Q1+Q2=35200+504000=539200J 


Câu 28:

Ngăn đá tủ lạnh thường đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn, để tận dụng sự truyền nhiệt bằng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ngăn đá của tủ lạnh thường đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn, để tận dụng sự truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu, vì ngăn đá làm lạnh không khí và không khí lạnh sẽ chìm xuống phía dưới (vị trí đặt ngăn mát – ngăn giữ tươi).


Câu 29:

Công thức nào sau đây là công thức tính nhiệt lượng do một vật có khối lượng m thu vào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Khi một vật thu nhiệt lượng thì ta có công thức xác định Q=mcΔt với Δt là độ tăng nhiệt độ.


Câu 30:

Vì sao các bồn chứa xăng dầu thường sơn màu nhũ trắng sáng mà không sơn các màu khác?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Các bồn chứa xăng dầu thường sơn màu nhũ trắng sáng mà không sơn các màu khác vì các màu này phản xạ tốt các tia nhiệt, hấp thu nhiệt kém, giúp hạn chế việc bồn chứa xăng nóng lên. (Xăng là chất dễ cháy, nổ).


Câu 31:

Nhỏ một giọt nước nóng vào một cốc nước lạnh thì nhiệt năng của giọt nước và nước trong cốc thay đổi như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Nhỏ một giọt nước nóng vào một cốc nước lạnh thì nhiệt năng của giọt nước giảm vì nó toả nhiệt cho nước lạnh trong cốc và nước trong cốc tăng vì nhận được nhiệt lượng của giọt nước nóng.


Câu 32:

Những vật có khả năng hấp thụ bức xạ nhiệt tốt là những vật:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Các vật nhẵn, sáng màu phản xạ nhiệt tốt, các vật gồ ghề, sẫm màu thì hấp thu nhiệt tốt.


Câu 33:

Môi trường nào dưới đây không dẫn nhiệt:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Môi trường dẫn nhiệt gồm có chất rắn, chất lỏng, chất khí. Chân không không dẫn nhiệt.


Câu 34:

Trong các cách sắp xếp sự dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn, cách nào là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Các chất khác nhau thì dẫn nhiệt khác nhau. Chất rắn dẫn nhiệt tốt hơn chất lỏng, chất lỏng dẫn nhiệt tốt hơn chất khí. Trong chất rắn thì kim loại dẫn nhiệt tốt hơn.

Theo thứ tự giảm dần về độ dẫn điện: bạc, thuỷ ngân, nước, không khí.


Câu 35:

Tại sao quả bóng bay được bơm căng và buộc chặt để lâu vẫn bị xẹp?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Quả bóng bay được bơm căng và buộc chặt để lâu vẫn bị xẹp vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.


Câu 36:

Người ta thả ba miếng kim loại đồng , nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Hỏi nhệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên sẽ thế nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Khi thả ba miếng kim loại vào nước nóng, chúng trao đổi nhiệt với nước và các miếng kim loại nóng lên đến khi hệ có cùng nhiệt độ.


Câu 37:

Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị cho biết:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giá trị công suất ghi trên dụng cụ hay thiết bị, máy móc cho biết công suất định mức của thiết bị đó.


Câu 38:

Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào vật có cả thế năng và động năng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Máy bay đang bay trên cao là vật có khối lượng đang chuyển động, đồng thời ở vị trí cao so với mặt đất nên nó có cả động năng và thế năng.


Câu 39:

Một người kéo một gầu nước có trọng lượng 10 N từ giếng sâu 7,5 m trong thời gian 30 giây. Công suất của người đó là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Áp dụng công thức tính công: A = F.s

Công thức tính công suất: P=At=F.st=10.7,530=2,5W 


Câu 40:

Khi đổ 50cm3  xăng và 50cm3  nước ta thu được một hỗn hợp rượu và nước có thể tích:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Xăng và nước được tạo thành bởi các phân tử xăng và phân tử nước, chúng có kích thước và giữa chúng có khoảng cách. Khi trộn xăng với nước thì các phân tử của chất này có thể len lỏi, xen kẽ vào khoảng trống giữa các phân tử của chất kia. Do đó thể tích của hỗn hợp thường nhỏ hơn tổng thể tích từng phần ban đầu tạo nên hỗn hợp.

Tức là Vhh<50+50=100cm3 


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương