Đề kiểm tra cuối học kì 2 Vật lý 8 có đáp án (Mới nhất) (Đề 5)

  • 801 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây vật nào không có thế năng?
Xem đáp án

Ta có:

+ Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất.

+ Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật.

Trong các vật trên, ta thấy:

A, C, D – có thế năng hấp dẫn.

B – không có thế năng mà có động năng.

Chọn đáp án B

Câu 2:

Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi cơ năng đã chuyển hóa như thế nào?
Xem đáp án

Trong quá trình rơi, độ cao của vật so với vật mốc giảm dần, vận tốc tăng dần => thế năng của vật đã chuyển hóa thành động năng

Chọn đáp án B

Câu 3:

Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử?
Xem đáp án

A, C, D – đúng.

B – sai vì: Các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.

Chọn đáp án B

Câu 4:

Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Nhận xét nào sau đây là đúng?
Xem đáp án

Nhiệt năng của cục sắt giảm và của nước tăng do nhiệt độ của cục sắt hạ xuống và nhiệt độ của nước tăng lên.

Chọn đáp án C


Câu 5:

Ở xứ lạnh tại sao người ta thường làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính? Chọn câu trả lời đúng nhất
Xem đáp án

Ở xứ lạnh người ta thường làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính vì: Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà.

Chọn đáp án B

Câu 6:

Nhiệt lượng mà vật nhận được hay tỏa ra phụ thuộc vào
Xem đáp án

Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào:

+ Khối lượng.

+ Độ tăng nhiệt độ của vật.

+ Nhiệt dung riêng của chất làm nên vật.

Chọn đáp án D

Câu 7:

Câu nào sau đây nói về hiệu suất của động cơ nhiệt?
Xem đáp án

Hiệu suất của động cơ nhiệt: H=AQ

Trong đó:

A: công có ích (J)

Q: nhiệt lượng toả ra của nhiên liệu bị đốt cháy (J)

=> Hiệu suất của động cơ nhiệt cho biết động cơ có bao nhiêu phần trăm nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra được biến thành công có ích.

Chọn đáp án D

Câu 8:

Dùng một bếp củi đun nước thì thấy sau một thời gian nồi và nước nóng lên. Vật nào có năng suất toả nhiệt?
Xem đáp án

Trong các vật trên, vật có năng suất tỏa nhiệt là củi bị đốt cháy, do củi là nhiên liệu còn nước và nồi không phải là nhiên liệu nên không có năng suất tỏa nhiệt.

Chọn đáp án C

Câu 9:

Khi nào một vật có cơ năng? Đơn vị của cơ năng là gì? Kể tên 2 dạng của cơ năng? Cho ví dụ về một vật có cả 2 dạng của cơ năng?
Xem đáp án

- Một vật có cơ năng khi vật có khả năng sinh công.

- Đơn vị của cơ năng là Jun (ký hiệu: J).

- Hai dạng của cơ năng: thế năng và động năng.

- Ví dụ: máy bay đang bay, viên đạn đang bay, …


Câu 10:

Động cơ của xe máy Yamaha Sirius có công suất 6,4 kW. Tính lực đẩy trung bình của động cơ khi xe máy chạy với tốc độ 60 km/h?
Xem đáp án

Đổi 6,4 kW = 6400 W; 60 km/h = 16,67 m/s.

Ta có:

P=At=F.st=F.v
F=Pv=640016,67384N

Vậy lực đẩy trung bình của động cơ khi xe máy chạy với tốc độ 60 km/h là 384 N

Câu 11:

a) Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi một ấm nhôm có khối lượng 240 g đựng 1,75 lít nước ở 24oC. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là c1 = 880 J/kg.K, của nước là c2 = 4200 J/kg.K.

b) Bỏ 100 g đồng ở 120oC vào 500 g nước ở 25oC. Tìm nhiệt độ của nước khi có cân bằng nhiệt? Cho nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K.
Xem đáp án

Đổi 240 g = 0,24 kg; 100 g = 0,1 kg; 500 g = 0,5 kg.

a) - Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nhôm là:

Q1 = m1.c1.∆t = 0,24.880.(100 – 24) = 16051,2 J                   

- Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước là:

Q2 = m2.c2.∆t = 1,75.4200.76 = 558600 J                   

- Nhiệt lượng cần cung cấp cho cả ấm nước là:

Q = Q1 + Q2 = 16051,2 + 558600 = 574651,2 (J)

b) Nhiệt lượng do đồng tỏa ra là:

Qtỏa = 0,1.380.(120 – t)

- Nhiệt lượng do nước thu vào là:

Qthu = 0,5.4200.(t – 25)

- Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có: Qtỏa = Qthu

=> 0,1.380.(120 – t) = 0,5.4200.(t – 25)

=> t = 26,690C

Vậy nhiệt độ của nước khi có cân bằng nhiệt là 26,69oC.

Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương