Đề kiểm tra cuối học kì 2 Toán 7 Cánh Diều - Đề 02 có đáp án
-
225 lượt thi
-
23 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Bảng sau cho biết số con của 30 gia đình trong khu dân cư:
Số con |
0 |
1 |
2 |
3 |
Số gia đình |
5 |
8 |
15 |
5 |
Điểm không hợp lí trong bảng thống kê trên là
Đáp án đúng là: D
Theo bảng thống kê ta có tổng số gia đình trong bảng thống kê là: 5 + 8 + 15 + 5 = 33 (gia đình).
Điều này mâu thuẫn với 30 gia đình trong khu dân cư mà đề bài đã cho.
Câu 2:
Biểu đồ sau cho biết Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP) Việt Nam qua các năm:
Biết đóng góp của khu vực kinh tế Công nghiệp và xây dựng vào GDP Việt Nam năm 2019 là 50%. Theo em, khu vực kinh tế này đóng góp bao nhiêu tỉ đô la?
Đáp án đúng là: A
Dựa vào biểu đồ ta thấy GDP của Việt Nam năm 2019 là 261 tỉ đô la;
Mà khu vực kinh tế Công nghiệp và xây dựng vào GDP Việt Nam năm 2019 là 50%, do đó khu vực này đóng góp 261.50% = 130,5 tỉ đô la.
Câu 3:
Gieo hai con xúc xắc và thấy cả hai con xúc xắc đều xuất hiện mặt có số chấm là số chẵn. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn?
Đáp án đúng là: C
⦁ Biến cố A là biến cố ngẫu nhiên. Chẳng hạn, nếu số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc lần lượt là 2 và 5 (tổng bằng 7, chia cho 3 dư 1) thì biến cố A xảy ra; nếu số chấm xuất hiện lần lượt là 3 và 6 (tổng bằng 9, chia hết cho 3) thì biến cố A không xảy ra.
⦁ Biến cố B là biến cố ngẫu nhiên. Chẳng hạn, nếu số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc lần lượt là 4 và 6 (tổng bằng 10, chia hết cho 5) thì biến cố B xảy ra; nếu số chấm xuất hiện lần lượt là 3 và 5 (tổng bằng 8, không chia hết cho 5) thì biến cố B không xảy ra.
⦁ Ta thấy tổng của hai số chẵn cũng là một số chẵn.
Do đó biến cố C là biến cố chắc chắn và biến cố D là biến cố không thể.
Câu 4:
Trong một hộp chứa 15 quả bóng có kích thước và trọng lượng như nhau được đánh số từ 1 đến 15. Lấy ngẫu nhiên 1 quả bóng từ trong hộp. Cho biến cố F: “Lấy được quả bóng đánh số chia hết cho 9”. Xác suất của biến cố F là
Đáp án đúng là: A
Vì các quả bóng đều có kích thước và trọng lượng như nhau nên các quả bóng đều có cùng khả năng được chọn.
Trong các số từ 1 đến 15, chỉ có số 9 chia hết cho chính nó.
Do đó xác suất của biến cố F là \(P\left( F \right) = \frac{1}{{15}}\).
Câu 5:
Biểu thức x3 + 8 được phát biểu bằng lời là
Đáp án đúng là: A
Biểu thức x3 + 8 được phát biểu bằng lời là tổng của x lập phương và 8.
Câu 6:
Giá trị của biểu thức: xy(x + y) + (x – y)2 tại x = – 4 và y = 2 là
Đáp án đúng là: A
Thay x = – 4 và y = 2 vào biểu thức xy(x + y) + (x – y)2, ta được:
(– 4).2(– 4 + 2) + (– 4 – 2)2 = – 8.(–2) + (–6)2 = 16 + 36 = 52.
Câu 7:
Hệ số cao nhất của đa thức N(x) = –x4 + 3x + 5 là:
Đáp án đúng là: A
Hệ số cao nhất của đa thức N(x) = –x4 + 3x + 5 là –1.
Câu 8:
Trong các số sau, số nào là nghiệm của đa thức A(x) = x2 – 4?
Đáp án đúng là: C
Thay lần lượt các giá trị x = –4; x = 4; x = 2; x = 16 vào đa thức A(x) ta được:
A(–4) = (–4)2 – 4 = 12 ≠ 0.
A(4) = 42 – 4 = 12 ≠ 0.
A(2) = 22 – 4 = 0
A(16) = 162 – 4 = 252 ≠ 0.
Vậy số 2 là nghiệm của đa thức A(x).
Câu 9:
Cho tam giác ABC có \(\widehat A = 60^\circ \) và \(\widehat B = x\), \(\widehat C = 2x\).
Số đo x là bao nhiêu và tam giác ABC là tam giác gì?
Đáp án đúng là: B
Xét DABC có: 60° + x + 2x =180° (tổng ba góc trong một tam giác)
Suy ra 3x = 180° – 60° = 120°
Do đó x = 120° : 3 = 40°
Khi đó \(\widehat B = x = 40^\circ ,\widehat C = 2x = 80^\circ \).
Ta có: 40° < 60° < 80° < 90°.
Nên ba góc của tam giác ABC đều là góc nhọn.
Do đó tam giác ABC là tam giác nhọn.
Câu 10:
Cho tam giác ABC có AB < AC. Khẳng định nào dưới đây đúng?
Đáp án đúng là: C
Trong DABC có: AB < AC suy ra \(\widehat C < \widehat B\).
Câu 11:
Chọn câu sai?
Đáp án đúng là: C
Trong tam giác vuông tổng hai góc nhọn là 90°. Mà trong tam giác vuông cân hai góc nhọn bằng nhau nên số đo mỗi góc nhọn là 90° : 2 = 45°.
Vậy hai góc nhọn của tam giác vuông cân bằng nhau và bằng 60° là sai.
Câu 12:
Nhận xét nào dưới đây sai?
Đáp án đúng là: B
Giao điểm ba đường phân giác của một tam giác cách đều ba đỉnh của tam giác đó là sai. Vì giao điểm ba đường phân giác của một tam giác cách đều ba cạnh của tam giác đó.
Câu 13:
Một đội tình nguyện viên tham gia chống dịch Covid – 19 gồm 40 thành viên đến từ các vùng miền được thống kê trong bảng sau:
Vùng miền |
Trung du và miền núi phía Bắc |
Đồng bằng sông Hồng |
Tây Nguyên |
Đồng bằng sông Cửu Long |
Số tình nguyện viên tham gia |
5 |
12 |
8 |
15 |
Lập bảng thống kê tỉ lệ phần trăm số tình nguyện viên tham gia của mỗi vùng miền trong đội tình nguyện viên đó.
Bảng tỉ lệ phần trăm số tình nguyện viên tham gia của mỗi vùng miền trong đội tình nguyện viên đó:
Vùng miền |
Trung du và miền núi phía Bắc |
Đồng bằng sông Hồng |
Tây Nguyên |
Đồng bằng sông Cửu Long |
Tỉ lệ phần trăm |
12,5% |
30% |
20% |
37,5% |
Câu 14:
Một đội tình nguyện viên tham gia chống dịch Covid – 19 gồm 40 thành viên đến từ các vùng miền được thống kê trong bảng sau:
Vùng miền |
Trung du và miền núi phía Bắc |
Đồng bằng sông Hồng |
Tây Nguyên |
Đồng bằng sông Cửu Long |
Số tình nguyện viên tham gia |
5 |
12 |
8 |
15 |
Vẽ biểu đồ biểu diễn tỉ lệ phần trăm đã tính ở câu a.
Biểu diễn tỉ lệ phần trăm số tình nguyện viên tham gia của mỗi vùng miền trong đội tình nguyện viên đó trên biểu đồ hình quạt tròn như sau:
Câu 15:
Một đội tình nguyện viên tham gia chống dịch Covid – 19 gồm 40 thành viên đến từ các vùng miền được thống kê trong bảng sau:
Vùng miền |
Trung du và miền núi phía Bắc |
Đồng bằng sông Hồng |
Tây Nguyên |
Đồng bằng sông Cửu Long |
Số tình nguyện viên tham gia |
5 |
12 |
8 |
15 |
Chọn ngẫu nhiên một thành viên của đội. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
A: “Thành viên được chọn đến từ vùng Tây Nguyên hoặc Đồng bằng sông Hồng”.
B: “Thành viên được chọn không đến từ vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.
Số kết quả thuận lợi cho biến cố A: “Thành viên được chọn đến từ vùng Tây Nguyên hoặc Đồng bằng sông Hồng” là: 12 + 8 = 20.
Xác suất của biến cố A là \(P\left( A \right) = \frac{{20}}{{40}} = \frac{1}{2}\).
Số kết quả thuận lợi cho biến cố B: “Thành viên được chọn không đến từ vùng Đồng bằng sông Cửu Long” là: 40 – 15 = 25.
Xác suất của biến cố B là \(P\left( B \right) = \frac{{25}}{{40}} = \frac{5}{8}\).
Câu 16:
Cho đa thức A(x) = – 11x5 + 4x3 + 12x2 + 11x5 – 13x2 + 7x + 2.
Thu gọn và sắp xếp đa thức A(x) theo số mũ giảm dần của biến.
A(x) = – 11x5 + 4x3 + 12x2 + 11x5 – 13x2 + 7x + 2.
= (–11x5 + 11x5) + 4x3 + (12x2 – 13x2) – 7x + 2.
= 4x3 – x2 + 7x + 2.
Vậy A(x) = 4x3 – x2 + 7x + 2.
Câu 17:
Cho đa thức A(x) = – 11x5 + 4x3 + 12x2 + 11x5 – 13x2 + 7x + 2.
Xác định bậc và hệ số cao nhất của đa thức A(x).
Đa thức A(x) có bậc là 3 và hệ số cao nhất là 4.
Câu 18:
Cho đa thức A(x) = – 11x5 + 4x3 + 12x2 + 11x5 – 13x2 + 7x + 2.
Tìm đa thức M(x) sao cho M(x) = A(x) – B(x) biết B(x) = –10 + 2x3 + 3x.
M(x) = A(x) – B(x)
M(x) = 4x3 – x2 + 7x + 2 – (–10 + 2x3 + 3x)
= 4x3 – x2 + 7x + 2 + 10 – 2x3 – 3x
= 2x3 – x2 + 4x + 12.
Câu 19:
Cho đa thức A(x) = – 11x5 + 4x3 + 12x2 + 11x5 – 13x2 + 7x + 2.
Tính M(–1) + M(0).
M(–1) = 2.(–1)3 – (–1)2 + 4.(–1) + 12 = 5.
M(0) = 2.03 – 02 + 4.0 + 12 = 12.
Vậy M(–1) + M(0) = 5 + 12 = 17.
Câu 20:
Cho tam giác ABC cân tại A. Lấy điểm D trên cạnh AC, điểm E trên cạnh AC sao cho BD = CE.
Chứng minh rằng: AD = AE và DABE = DACD.
Ta có AB = AC (do DABC cân tại A) và BD = CE (giả thiết)
Suy ra AB – BD = AC – CE hay AD = AE.
Xét DABE và DACD có:
AB = AC (chứng minh trên);
\(\widehat {BAC}\) là góc chung;
AD = AE (chứng minh trên)
Do đó DABE = DACD (c.g.c).
Câu 21:
Cho tam giác ABC cân tại A. Lấy điểm D trên cạnh AC, điểm E trên cạnh AC sao cho BD = CE.
Chứng minh rằng: AI là đường phân giác của góc BAC.
Từ DABE = DACD suy ra \(\widehat {ABE} = \widehat {ACD}\) (hai góc tương ứng)
Mà \(\widehat {ABC} = \widehat {ACB}\) (do DABC cân tại A)
Suy ra \(\widehat {IBC} = \widehat {ICB}\)
Tam giác IBC có \(\widehat {IBC} = \widehat {ICB}\) nên là tam giác cân tại I.
Do đó IB = IC.
Xét DABI và DACI có:
AB = AC (chứng minh trên);
AI là cạnh chung;
IB = IC (chứng minh trên).
Do đó DABI = DACI (c.c.c)
Suy ra \(\widehat {BAI} = \widehat {CAI}\) (hai góc tương ứng).
Nên AI là tia phân giác của góc BAC.
Câu 22:
Cho tam giác ABC cân tại A. Lấy điểm D trên cạnh AC, điểm E trên cạnh AC sao cho BD = CE.
Xét DADE có AD = AE nên DADE cân tại A.
Suy ra \(\widehat {ADE} = \widehat {AED}\).
Mà \(\widehat {DAE} + \widehat {ADE} + \widehat {AED} = 180^\circ \) (tổng ba góc trong một tam giác)
Suy ra \(\widehat {ADE} = \widehat {AED} = \frac{{180^\circ - \widehat {DAE}}}{2}\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\).
Tương tự với tam giác ABC cân tại A ta có \(\widehat {ABC} = \widehat {ACB} = \frac{{180^\circ - \widehat {BAC}}}{2}\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat {ADE} = \widehat {ABC}\)
Mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên DE // BC.
Suy ra \(\widehat {DEB} = \widehat {EBC}\) (hai góc so le trong) (3)
Do BD = DE nên DBDE là tam giác cân tại D
Suy ra \(\widehat {DBE} = \widehat {DEB}\) (4)
Từ (3) và (4) suy ra \(\widehat {DBE} = \widehat {EBC}\)
Khi đó BE là đường phân giác của góc ABC.
Tương tự, với DE = EC ta cũng chứng minh được CD là đường phân giác của góc ACB.
Xét tam giác ABC có BE, CE là hai đường phân giác của tam giác cắt nhau tại I
Suy ra I cách đều ba cạnh của tam giác ABC.
Vậy để BD = DE = EC thì BE và CD là hai đường phân giác của DABC, khi đó I cách đều ba cạnh của DABC.
Câu 23:
Tìm giá trị nguyên của x để đa thức 4x3 – 4x2 – x + 4 chia hết cho đa thức 2x + 1.
Thực hiện phép chia đa thức như sau:
Do đó phép chia trên có thương là 2x2 – 3x + 1 và dư 3.
Để phép chia là phép chia hết thì 3 ⋮ (2x + 1), hay 2x + 1 ∈ Ư(3) = {1; –1; 3; –3}.
Ta có bảng sau:
Vậy x ∈ {–2; –1; 0; 1}.