Hoặc
12 câu hỏi
Bài OT3.10 trang 43 SBT Hóa học 10. Ethane (C2H6) và fluoromethane (CH3F) có kích thước tương đương nhau và đều có 18 electron. Như vậy khả năng hình thành các lưỡng cực tạm thời và lưỡng cực cảm ứng ở cả hai phân tử là như nhau dẫn đến nhiệt độ sôi của chúng phải tương tự nhau. Tuy nhiên, C2H6 có nhiệt độ sôi là – 89,0oC thấp hơn so với CH3F là – 78,3oC. Giải thích.
Bài OT3.9 trang 43 SBT Hóa học 10. Năng lượng liên kết và độ dài liên kết của C – C, C = C, và C ≡ C trong các phân tử C2H6, C2H4, và C2H2 được cho bởi bảng sau. a. Nêu mối quan hệ giữa chiều dài liên kết và năng lượng liên kết giữa các nguyên tử carbon trong các hydrocarbon đã cho. b. Giải thích vì sao giá trị năng lượng liên kết tăng theo thứ tự C – C, C = C, C ≡ C.
Bài OT3.8 trang 42 SBT Hóa học 10. Liên kết hydrogen có phải là sự xen phủ giữa các orbital? Giải thích và cho ví dụ minh họa.
Bài OT3.7 trang 42 SBT Hóa học 10. Sodium peroxide (Na2O2) là một chất rắn màu vàng, thu được khi đốt sodium trong khí oxygen dư. Sodium peroxide được dùng để tẩy trắng gỗ, bột giấy, … Nêu rõ bản chất hóa học giữa các nguyên tử (hoặc nhóm nguyên tử) trong phân tử Na2O2.
Bài OT3.6 trang 42 SBT Hóa học 10. Lithium fluoride (LiF) và sodium chloride (NaCl) đều là các hợp chất ion. Dự đoán nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của chất nào cao hơn. Giải thích.
Bài OT3.5 trang 42 SBT Hóa học 10. Phân tử sodium fluoride (NaF) và magnesium oxide (MgO) có cùng 20 electron và khoảng cách giữa các hạt nhân là tương tự nhau (235 pm và 215 pm). Giải thích tại sao nhiệt độ nóng chảy của NaF và MgO lại chênh lệch nhiều (992oC so với 2642oC).
Bài OT3.4 trang 42 SBT Hóa học 10. Tổng số các phân tử có cực trong số các phân tử sau. Cl2, O2, CCl4, CO2 và SO2 là bao nhiêu? A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Bài OT3.3 trang 42 SBT Hóa học 10. Không cần sử dụng hiệu độ âm điện, có bao nhiêu phân tử trong số các phân tử sau có liên kết ion BaCl2, CS2, Na2O và HI? A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Bài OT3.2 trang 42 SBT Hóa học 10. Trong sự hình thành phân tử lithium fluoride (LiF), ion lithium và ion fluoride đã lần lượt đạt được cấu hình electron bền của các khí hiếm nào? A. Helium và neon B. Helium và argon C. Neon và argon D. Cùng là neon
Bài OT3.1 trang 42 SBT Hóa học 10. Ion nào sau đây có cấu hình electron của khí hiếm helium? A. Mg2+ B. O2- C. Na+ D. Li+
85.4k
53.4k
44.6k
41.6k
39.6k
37.4k
36.1k
34.9k
33.6k
32.4k