Phản ứng H2SO4 + KCl → HCl + K2SO4
1. Phương trình phản ứng KCl tác dụng H2SO4 đặc
H2SO4 (đặc nóng)+ 2KCl 2HCl + K2SO4
2. Điều kiện phản ứng xảy ra KCl tác dụng H2SO4
Nhiệt độ: 500oC.
3. Bản chất của các chất tham gia phản ứng
3.1. Bản chất của KCl (Kali clorua)
KCl là muối được tạo từ bazơ mạnh và axit mạnh nên nó mang tính trung tính tác dụng được với H2SO4.
3.2. Bản chất của H2SO4 (Axit sunfuric)
H2SO4 là một axit mạnh tác dụng với muối tạo thành axit mới và muối mới.
4. Tính chất hoá học của H2SO4
4.1. H2SO4 loãng
Axit sunfuric là một axit mạnh, hóa chất này có đầy đủ các tính chất hóa học chung của axit như:
- Axit sunfuric H2SO4 làm chuyển màu quỳ tím thành đỏ.
- Tác dụng với kim loại đứng trước H (trừ Pb) tạo thành muối sunfat.
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
- Tác dụng với oxit bazo tạo thành muối mới (trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị) và nước .
FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O
- Axit sunfuric tác dụng với bazo tạo thành muối mới và nước.
H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
- H2SO4 tác dụng với muối tạo thành muối mới (trong đó kim loại vẫn giữ nguyên hóa trị) và axit mới.
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2
H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4 + 2H2O + 2CO2
4.2. H2SO4 đặc
Axit sunfuric đặc có tính axit mạnh, oxi hóa mạnh với tính chất hóa học nổi bật như:
- Tác dụng với kim loại: Khi cho mảnh Cu vào trong H2SO4 tạo ra dung dịch có màu xanh và có khí bay ra với mùi sốc.
Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O
- Tác dụng với phi kim tạo thành oxit phi kim + H2O + SO2.
C + 2H2SO4 → CO2 + 2H2O + 2SO2 (nhiệt độ)
2P + 5H2SO4 → 2H3PO4 + 5SO2 + 2H2O
- Tác dụng với các chất khử khác.
2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
- H2SO4 còn có tính háo nước đặc trưng như đưa H2SO4 vào cốc đựng đường, sau phản ứng đường sẽ bị chuyển sang màu đen và phun trào với phương trình hóa học như sau.
C12H22O11 + H2SO4 → 12C + H2SO4.11H2O
5. Tính chất hóa học của KCl
– KCl là một muối trung hòa nó mang đầy đủ tính chất hóa học của muối.
– Phân li toàn trong nước tạo thành các ion âm và ion dương:
KCl → K+ + Cl–
– Phản ứng với dung dịch chứa AgNO3
KCl + AgNO3 → AgCl ↓ + KNO3
– Kali Clorua là muối được tạo từ bazơ mạnh và axit mạnh nên nó mang tính trung tính; do đó tương đối trơ về mặt hóa học.
– Phản ứng với H2SO4 đặc để tạo ra K2SO4 và HCL
2KCl + H2SO4 đặc → K2SO4 + 2HCl
– Kali clorua được sử dụng làm nguyên liệu để điều chế kim loại kali trong công nghiệp (thay thế bằng kim loại natri ở nhiệt độ cao 850 ° C
KCl + Na → K + NaCl
6. Bài tập vận dụng
Câu 1. Cho 2,4 gam kim loại M hóa trị II tác dụng H2SO4 sau phản ứng thu được 0,1 mol khí H2. Kim loại M là:
A. Zn
B. Fe
C. Mg
D. Cu
Lời giải:
Đáp án: C
Câu 2. Những tính chất sau, tính chất nào không phải tính chất của khí hiđroclorua?
A. Tan nhiều trong nước.
B. Tác dụng với khí NH3.
C. Tác dụng với CaCO3 giải phóng khí CO2.
D. Làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm.
Lời giải:
Đáp án: B
Câu 3. Chỉ ra đâu không phải là đặc điểm chung của tất cả các halogen?
A. Nguyên tử halogen dễ thu thêm 1 electron.
B. Các nguyên tố halogen đều có khả năng thể hiện các số oxi hóa -1, +1, +3, +5, +7.
C. Halogen là những phi kim điển hình.
D. Liên kết trong phân tử halogen X2 không bền lắm, chúng dễ bị tách thành 2 nguyên tử halogen X.
Lời giải:
Đáp án: B
Câu 4. Phản ứng dùng để điều chế HCl trong phòng thí nghiệm là:
A. H2 + Cl2 → HCl.
B. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
C. NaCl(r) + H2SO4 (đ) → NaHSO4+ HCl.
D. BaCl2 + H2SO4→ BaSO4 + HCl.
Lời giải:
Đáp án: C
Câu 5. Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của các halogen
A. Tác dụng với hầu hết các kim loại và phi kim
B. Đều có tính oxi hóa mạnh
C. Đều là chất khí ở điều kiện thường
D. Khả năng tác dụng với nước giảm dần từ F2 đến I2
Lời giải:
Đáp án: C
Câu 6. Dãy kim loại nào trong các dãy sau đây gồm các kim loại đều không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Al, Mg, Ag
B. Fe, Mg, Ag
C. Al, Fe, Zn
D. Al, Fe, Cu
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích:
Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là Al, Fe, Mg
Loại A vì Cu không phản ứng
Loại B vì Ag không phản ứng
Loại D vì Cu không phản ứng
Câu 7. Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?
A. Cu + 2H2SO4 (đặc) → CuSO4 + SO2+ 2H2O
B. Fe + S → FeS
C. Cu + AgNO3 → Ag + Cu(NO3)2
D. 2Fe + 3H2SO4 (loãng) → Fe2(SO4)3 + 3H2
Lời giải:
Đáp án: D
Câu 8. Kim loại nào sau đây không phản ứng với H2SO4 loãng
A. Fe
B. Zn
C. Cu
D. Mg
Lời giải:
Đáp án: C
Câu 9: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế khí hidro clorua bằng cách
A. Cho NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 đặc, đun nóng.
B. Cho NaCl tinh thể tác dụng với HNO3 đăc, đun nóng.
C. Cho NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 loãng, đun nóng.
D. Cho NaCl tinh thể tác dụng với HNO3 loãng, đun nóng.
Lời giải:
Đáp án: A
Câu 10: Phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là
A. HCl + NaOH → NaCl + H2O
B. 2HCl + Mg → MgCl2 + H2
C. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
D. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
Lời giải:
Đáp án: C
Câu 11: Điều chế Hidro trong công nghiệp, người ta dùng:
A. Cho Zn + HCl
B. Fe + H2SO4
C. Điện phân nước
D. Khí dầu hỏa
Lời giải:
Đáp án: C
Câu 12: Dung dịch axit được dùng để điều chế hidro trong phòng thí nghiệm là:
A. H2SO4 đặc
B. HCl đặc
C. H2SO4 loãng
D. Cả A và B đều đúng
Lời giải:
Đáp án: C
Xem thêm các phương trình hóa học khác:
NaCl + H2SO4 → Na2SO4 + HCl ↑ | NaCl ra Na2SO4 | NaCl ra HCl
KCl + H2O → KOH + H2 + Cl2 | KCl ra Cl2
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + HCl | H2SO4 ra BaSO4