Giải SGK Lịch sử 7 Bài 12 (Kết nối tri thức): Cuộc kháng chiến chống quân lược Tống (1075 - 1077)

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân lược Tống (1075 - 1077) sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sử 7 Bài 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Lịch sử 7 Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân lược Tống (1075 - 1077)

Câu hỏi mở đầu trang 58 Bài 12 Lịch Sử lớp 7: Em đã được tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống của nhân dân Đại Cồ Việt (năm 981). Trong trận chiến đó, mặc dù bị thất bại thảm hại và phải rút quân về nước nhưng nhà Tống vẫn chưa bao giờ từ bỏ ý định xâm lược nước ta. Vua Tống nuôi tham vọng gì khi tiếp tục đề ra kế hoạch đánh Đại Việt? Dưới sự lãnh đạo của triều đình nhà Lý, quân dân Đại Việt đã tổ chức kháng chiến bảo về đất nước như thế nào?

Trả lời:

- Tham vọng của nhà Tống khi xâm chiếm Đại Việt:

+ Thỏa mãn tham vọng bành trướng lãnh thổ xuống phía Nam.

+ Tăng vị thế của nhà Tống, khiến hai nước Liê, Hạ phải kiêng nể.

+ Đánh Đại Việt để góp phần dẹp yên mâu thuẫn trong nội bộ nước Tống.

- Quân dân nhà Lý đấu tranh chống xâm lược:

+ Chủ động tiến công để chặn thế mạnh của giặc.

+ Chủ động chuẩn bị về lực lượng, phòng thủ, bố trí trận địa đánh giặc.

+ Chủ động chớp thời cơ quân giặc gặp khó khăn để tổ chức tổng tiến công.

+ Chủ động giảng hòa với giặc, thể hiện lòng trọng nhân nghĩa.

1. Cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất (năm 1075)

Câu hỏi trang 59 Lịch Sử lớp 7: Em hãy chỉ ra nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất (1075)

Trả lời:

- Nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất ( 1075):

+ Thực hiện “tiên phát chế nhân” - chủ động tấn công để chặn trước thế mạnh của giặc. Lý Thường Kiệt đã chỉ huy 10 vạn quân thủy, bộ, chia làm 2 đạo tiến sang đất Tống để tiêu diệt các cứ điểm: Ung Châu – Khâm Châu – Liêm Châu.

+ Sau khi tiến công sang đất Tống, Lý Thường Kiệt cho ban bố “Phạt Tống lộ bố văn” để nhân dân Tống hiểu rõ mục đích và tính chất của cuộc tiến công.

+ Sau khi đạt được mục đích chiến lược, Lý Thường Kiệt nhanh chóng rút quân về nước để tránh địch phản công và chủ động thực hiện xây dựng lực lượng và các trận tuyến phòng ngự.

2. Cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ hai (năm 1077)

Câu hỏi trang 60 Lịch Sử lớp 7: Vì sao Lý Thường Kiệt quyết định xây dựng phòng tuyến chống quân Tống ở sông Như Nguyệt? Việc xây dựng phòng tuyến như vậy đã thể hiện điều gì?

Trả lời:

- Nguyên nhân Lý Thường Kiệt xây dựng trận tuyến trên sông Như Nguyệt:

+ Sông Như Nguyệt chặn ngang tất cả các ngả đường bộ mà quân Tóng có thể vượt qua để tiến vào Thăng Long.

+ Sông Như Nguyệt bấy giờ có lòng sông sâu, rộng, là một chiến hào tự nhiên khó có thể vượt qua.

+ Lực lượng của nhà Tống kéo sang Đại Việt chủ yếu là bộ binh, lực lượng thủy binh không nhiều.

- Nhận xét: việc xây dựng phòng tuyến trên sống Như Nguyệt cho thấy sự chuẩn bị kĩ càng và ý chí quyết tâm đánh giặc ngoại xâm của quân dân nhà Lý; đồng thời phản ánh tầm nhìn và tài năng quân sự tuyệt vời của Thái úy Lý Thường Kiệt.

Câu hỏi 1 trang 61 Lịch Sử lớp 7: Khai thác tư liệu 3, nêu nhận xét của em về cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt.

Trả lời:

- Lý Thường Kiệt đã chủ động lựa chọn việc kết thúc chiến tranh với quân Tống bằng biện pháp giảng hòa. Điều này có ý nghĩa và tác dụng to lớn là:

+ Giữ vững nền độc lập, tự chủ của Đại Việt.

+ Duy trì được quan hệ bang giao giữa Đại Việt và nhà Tống.

+ Tránh hi sinh, tổn thất xương máu cho cả Đại Việt và Tống, đồng thời cho thấy thiện chí hòa bình của nhân dân Đại Việt.

Câu hỏi 2 trang 61 Lịch Sử lớp 7: Trình bày ý nghĩa cuộc kháng chiến trên sông Như Nguyệt

Trả lời:

- Cuộc chiến trên sông Như Nguyệt thắng lợi đã:

+ Đánh tan cuộc xâm lược của nhà Tống, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc; 

+ Thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết tâm chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt.

+ Cho thấy sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Lý Thường Kiệt.

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 61 Lịch Sử lớp 7: Hãy chỉ ra những nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý (1075 – 1077)

Trả lời:

- Nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý:

+ Thực hiện “tiên phát chế nhân” - chủ động tấn công để chặn trước thế mạnh của giặc. Lý Thường Kiệt đã chỉ huy 10 vạn quân thủy, bộ, chia làm 2 đạo tiến sang đất Tống để tiêu diệt các cứ điểm: Ung Châu – Khâm Châu – Liêm Châu.

+ Sau khi tiến công sang đất Tống, Lý Thường Kiệt cho ban bố “Phạt Tống lộ bố văn” để nhân dân Tống hiểu rõ mục đích và tính chất của cuộc tiến công.

+ Sau khi đạt được mục đích chiến lược, Lý Thường Kiệt nhanh chóng rút quân về nước để tránh địch phản công.

+ Chủ động thực hiện việc xây dựng lực lượng và dựng phòng tuyến chống giặc trên sông Như Nguyệt.

+ Sử dụng bài thơ “Nam quốc sơn hà” để khích lệ ý chí chiến đấu của quân sĩ Đại Việt và làm suy sụp tinh thần quân Tống.

+ Lợi dụng thời cơ quân Tống suy yếu để tổng phản công.

+ Chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp: giảng hòa.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Luyện tập 2 trang 61 Lịch Sử lớp 7: Vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống:

+ Lý Thường Kiệt là Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến. 

+ Ông đã đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn, sáng tạo, góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống.

+ Thái úy Lý Thường Kiệt cũng là người chủ động quyết định kết thúc chiến tranh bằng biện pháp hoà bình để “không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu” của nhân dân, lại tỏ rõ thiện chí hòa bình của dân tộc Đại Việt. 

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 3 trang 61 Lịch Sử lớp 7: Cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý đã để lại những bài học gì?

Trả lời:

- Bài học kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống Tống:

+ Nghiên cứu, đánh giá đúng tình hình, dự báo sớm những âm mưu và hành động của kẻ thù.

+ Kiên định đường lối đánh giặc, nêu cao tinh thần đoàn kết của nhân dân và ý chí quyết chiến quyết thắng.

+ Chủ động xây dựng các tuyến phòng thủ để chống giặc, lợi dụng địa thế hiểm trở của tự nhiên để trận địa chiến đấu.

+ Lòng nhân nghĩa, yêu chuộng hòa bình.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Xem thêm lời giải SGK Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức, chi tiết khác:

Bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968 – 1009)

Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225)

Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226 - 1400)

Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Bài 15: Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 - 1407)

Câu hỏi liên quan

+ Lòng nhân nghĩa, yêu chuộng hòa bình.
Xem thêm
+ Thái úy Lý Thường Kiệt cũng là người chủ động quyết định kết thúc chiến tranh bằng biện pháp hoà bình để “không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu” của nhân dân, lại tỏ rõ thiện chí hòa bình của dân tộc Đại Việt. 
Xem thêm
+ Chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp: giảng hòa.
Xem thêm
- Nhận xét: việc xây dựng phòng tuyến trên sống Như Nguyệt cho thấy sự chuẩn bị kĩ càng và ý chí quyết tâm đánh giặc ngoại xâm của quân dân nhà Lý; đồng thời phản ánh tầm nhìn và tài năng quân sự tuyệt vời của Thái úy Lý Thường Kiệt.
Xem thêm
+ Tránh hi sinh, tổn thất xương máu cho cả Đại Việt và Tống, đồng thời cho thấy thiện chí hòa bình của nhân dân Đại Việt.
Xem thêm
+ Sau khi đạt được mục đích chiến lược, Lý Thường Kiệt nhanh chóng rút quân về nước để tránh địch phản công và chủ động thực hiện xây dựng lực lượng và các trận tuyến phòng ngự.
Xem thêm
+ Chủ động giảng hòa với giặc, thể hiện lòng trọng nhân nghĩa.
Xem thêm
+ Cho thấy sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Lý Thường Kiệt.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Cuộc kháng chiến chống quân lược Tống (1075 - 1077)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!