Giải SGK Lịch sử 7 Bài 11 (Kết nối tri thức): Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225)

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225) sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sử 7 Bài 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Lịch sử 7 Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225)

Câu hỏi mở đầu trang 52 Bài 11 Lịch Sử lớp 7: Năm 1009, nhà Lý được thành lập. Không lâu sau, Lý Công Uẩn quyết  định dời đô từ Hoa Lư về Đại La. Sự kiện này có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc. Nhà Lý đã làm gì để xây dựng và phát triển đất nước.

Trả lời:

- Ý nghĩa của việc dời đô:

+ Việc dời đô từ Hoa Lư ᴠề Đại La (Thăng Long) thể hiện quуết định ѕáng ѕuốt của ᴠua Lý Công uẩn, tạo đà cho ѕự phát triển đất nước

+ Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặc rất lớn. Nó đánh dấu ѕự trường thành của dân tộc Đại Việt. Đại Việt không cần phải ѕống phòng thủ, phải dựa ᴠào địa thế hiểm trở của Hoa Lư để đối phó ᴠới kẻ thù. Thế và lực của Đại Việt đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có địa thể rộng mở.

- Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước:

+ Tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương chặt chẽ. 

+ Kinh tế phát triển tương đối toàn diện.

+ Đạt được nhiều thành tựu văn hóa.

1. Nhà Lý thành lập và định đô ở Thăng Long

Câu hỏi 1 trang 53 Lịch Sử lớp 7: Nhà Lý được thành lập như thế nào?

Trả lời:

- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên nối ngôi. Lê Long Đĩnh thi hành nhiều chính sách tàn bạo khiến nhân dân căm phẫn.

- Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Lý thành lập.

Câu hỏi 2 trang 53 Lịch Sử lớp 7: Khai thác tư liệu hình 1, tìm những từ, cụm từ miêu tả về thành Đại La. Những thông tin đó chứng tỏ gì về vùng đất này? Từ đó hãy cho biết ý nghĩa của sự kiện dời đô của Lý Công Uẩn.

Khai thác tư liệu hình 1, tìm những từ, cụm từ miêu tả về thành Đại La

Trả lời:

- Những cụm từ miêu tả về thành Đại La:

+ Ở giữa khu vực trời đất.

+ Thế rồng quận hổ ngồi.

+ Chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước.

+ Mặt đất rộng và bằng phẳng.

+ Thế đất cao mà sáng sủa.

+ Muôn vật hết sức tốt tươi, phồn thịnh,

+ Thắng địa, tụ hội quan yếu của bốn phương.

- Những thông tin chứng tỏ Đại La là một nơi có địa hình bằng phẳng, thuận tiện về mọi mặt để phát triển đất nước.

- Ý nghĩa của việc dời đô:

+ Việc dời đô từ Hoa Lư ᴠề Đại La (Thăng Long) thể hiện quуết định ѕáng ѕuốt của ᴠua Lý Công uẩn, tạo đà cho ѕự phát triển đất nước

+ Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặc rất lớn. Nó đánh dấu ѕự trường thành của dân tộc Đại Việt. Đại Việt không cần phải ѕống phòng thủ, phải dựa ᴠào địa thế hiểm trở của Hoa Lư để đối phó ᴠới kẻ thù. Thế và lực của Đại Việt đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có địa thể rộng mở, tạo đà đưa nước phát triển đi lên.

2. Tình hình chính trị

Câu hỏi 1 trang 54 Lịch Sử lớp 7: Tư liệu 2 cho em biết điều gì về chính sách của nhà Lý đối với các tù trưởng miền núi?

Tư liệu 2 cho em biết điều gì về chính sách của nhà Lý

Trả lời:

- Đối với các tù trưởng miền núi, nhà Lý thực hiện sách sách mềm dẻo, khôn khéo (thông qua việc gả công chúa cho các tù trưởng) để thắt chặt tình hòa hiếu, đoàn kết dân tộc.

Câu hỏi 2 trang 54 Lịch Sử lớp 7: Hãy cho biết những nét chính về tình hình chính trị thời Lý.

Trả lời:

- Tổ chức chính quyền được củng cố từ trung ương đến địa phương:

+ Ở trung ương: vua đứng đầu đất nước, dưới vua có quan đại thần (quan văn, quan võ) giúp việc. Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối. Những người thân tín được cất nhắc lên nắm các chức vụ cao trong triều đình.

+ Ở địa phương: cả nước chia thành 24 lộ,phủ, ở miền núi gọi là châu. Dưới lộ (phủ, châu) là hương, huyện. Đơn vị cấp cơ sở là xã.

- Nhà nước ban hành bộ luật Hình thư (năm 1042).

- Quân đội:

+ Được huấn luyện chu đáo, chia thành 2 bộ phận là: cấm quân và quân địa phương.

+ Tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”.

- Về đối nội:

+ Thi hành chính sách mềm dẻo, khôn khéo để củng cố khối đoàn kết dân tộc

+ Kiên quyết trấn áp những thế lực có mưu đồ tách khỏi Đại Việt.

- Về đối ngoại:

+ Giữ mối quan hệ hòa hiếu với nhà tống.

+ Dẹp tan cuộc tấn công của Chăm-pa.

3. Tình hình kinh tế, xã hội

Câu hỏi 1 trang 55 Lịch Sử lớp 7: Em có nhận xét gì về các chính sách của nhà Lý trong phát triển kinh tế? Theo em những chính sách đó có tác dụng gì?

Trả lời:

a/ Nhận xét:

- Nhà Lý đã thi hành nhiều chính sách tích cực, độc đáo để thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Ví dụ như:

+ Trong nông nghiệp: thực hiện lễ cày tịch điền, khuyến khích nhân dân khai hoang; quan tâm đến đê điều – thủy lợi; cấm giết mổ trâu, bò để bảo vệ sức kéo của nông nghiệp…

+ Trưng tập thơ khéo trong các xưởng thủ công của nhà nước để: đúc tiền, chế tạo vũ khí, dệt lụa…

+ Đẩy mạnh trao đổi, buôn bán trong và ngoài nước.

b/ Tác dụng: các chính sách của nhà Lý đã góp phần quan trọng trong việc khôi phục và phát triển trở lại nền kinh tế đất nước.

Câu hỏi 2 trang 55 Lịch Sử lớp 7: Trình bày nét chính về tình hình kinh tế, xã hội Đại Việt thời Lý.

Trả lời:

a/ Tình hình kinh tế thời Lý

- Nhà nước thi hành nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, nhờ đó nhiều năm mùa màng bội thu.

- Thủ công nghiệp khá phát triển, bao gồm 2 bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân.

- Thương nghiệp: hoạt động trao đổi, buôn bán trong và ngoài nước phát triển.

b/ Tình hình xã hội

- Xã hội gồm 2 bộ phận: 

+ Bộ phận thống trị gồm: quý tộc (vua, quan), địa chủ… có nhiều đặc quyền.

+ Bộ phận bị thống trị gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô tì. Nông dân là lực lượng đông đảo nhất, nô tì có địa vị thấp kém nhất.

- Xã hội có xu hướng phân hóa hơn so với thời Đinh – Tiền Lê.

4. Tình hình văn hóa, giáo dục

Câu hỏi 1 trang 57 Lịch Sử lớp 7: Giới thiệu những thành tựu văn hóa, giáo dục tiêu biểu dưới thời Lý

Trả lời:

a/ Thành tựu văn hóa

- Tư tưởng, tôn giáo:

+ Nho giáo bắt đầu được mở rộng và có vai trò quan trọng trong xã hội.

+ Phật giáo phát triển, được đông đảo các tầng lớp nhân dân sùng mộ.

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển; xuất hiện một số tác phẩm văn học có giá trị, như: chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà…

- Nghệ thuật:

+ Các loại hình nghệ thuật dân gian như: hát chèo, múa rối nước, đua thuyền… rất phát triển.

+ Xây dựng nhiều công trình kiến trúc độc đáo, có quy mô lớn, như: tử cấm thành, chùa một cột…

+ Trình độ điêu khắc đạt đến độ tinh tế, điêu luyện…

b/ Thành tựu giáo dục

- Năm 1070, Nhà Lý dựng Văn Miếu ở Thăng Long để thờ Khổng Tử và là nơi dạy học cho các con vua.

- Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở để tuyển chọn quan lại.

- Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học. Sau đó, nhà Lý mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong nước vào đây học tập.

Câu hỏi 2 trang 57 Lịch Sử lớp 7: Việc xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám và mở khoa thi đầu tiên có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

- Việc xây dựng Văn Miếu, thành lập Quốc Tử Giám đã thể hiện sự quan tâm, chăm lo của nhà nước đối với giáo dục.

- Việc thực hiện các khoa thi cho thấy nhà Lý đã bước đầu sử dụng con đường khoa cử để tuyển chọn nhân tài, đặt cơ sở đưa đất nước phát triển.

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 57 Lịch Sử lớp 7: Lập bảng thống kê hoặc (sơ đồ tư duy) thể hiện những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội dưới thời Lý.

Trả lời:

Lĩnh vực

Nội dung

Chính trị

- Tổ chức chính quyền được củng cố từ trung ương đến địa phương:

+ Ở trung ương: vua đứng đầu đất nước, dưới vua có quan đại thần giúp việc. Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối. 

+ Ở địa phương: cả nước chia thành 24 lộ,phủ, châu. Dưới lộ (phủ, châu) là hương, huyện. Đơn vị cấp cơ sở là xã.

- Nhà nước ban hành bộ luật Hình thư (năm 1042).

- Quân đội:

+ Chia thành 2 bộ phận là: cấm quân và quân địa phương.

+ Tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”.

- Về đối nội: củng cố khối đoàn kết dân tộc nhưng kiên quyết trấn áp những thế lực có mưu đồ tách khỏi Đại Việt.

- Về đối ngoại: giữ mối quan hệ hòa hiếu với nhà Tống; dẹp tan cuộc tấn công của Chăm-pa.

Kinh tế

- Nhà nước thi hành nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, nhờ đó nhiều năm mùa màng bội thu.

- Thủ công nghiệp khá phát triển, bao gồm 2 bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân.

- Thương nghiệp: hoạt động trao đổi, buôn bán trong và ngoài nước phát triển.

Xã hội

- Xã hội gồm 2 bộ phận: 

+ Bộ phận thống trị gồm: quý tộc (vua, quan), địa chủ… 

+ Bộ phận bị thống trị gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô tì. 

- Xã hội có xu hướng phân hóa hơn so với thời Đinh – Tiền Lê.

Văn hóa

- Tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo được mở rộng, Phật giáo phát triển.

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

- Nghệ thuật:

+ Các loại hình nghệ thuật dân gian rất phát triển.

+ Xây dựng nhiều công trình kiến trúc độc đáo, điêu khắc đạt đến độ tinh tế, điêu luyện…

Giáo dục

- Năm 1070, Nhà Lý dựng Văn Miếu ở Thăng Long.

- Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở để tuyển chọn quan lại.

- Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học. 

Luyện tập 2 trang 57 Lịch Sử lớp 7: So sánh và cho biết tổ chức nhà nước thời Lý có điểm gì khác so với thời Đinh – Tiền Lê. Qua đó chứng tỏ điều gì về tổ chức nhà nước thời Lý?

Trả lời:

a/ So sánh

Tiêu chí

Nhà Đinh - Tiền Lê

Nhà Lý

Giống nhau

- Tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền:

+ Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành. Ngôi vua cha truyền con nối.

+ Dưới vua là hệ thống quan lại phụ trách từng việc.

- Ở địa phương:

+ Chia cả nước thành các lộ, phủ, châu; xã là đơn vị cấp cơ sở.

+ Vua cử những người thân cận trấn giữ những nơi trọng yếu.

Khác nhau

- Bộ máy quan lại ở triều đình trung ương gồm 3 ban: Văn quan, võ quan và tăng quan.

- Cả nước chia làm 10 phủ, lộ, châu.

- Chưa có luật pháp thành văn

- Bộ máy quan lại ở triều đình trung ương gồm 2 ban: Văn quan và võ quan.

- Cả nước chia làm 24 phủ, lộ, châu.

- Đã có luật pháp thành văn (bộ luật Hình thư).

- Quân đội được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”.

b/ Nhận xét: Tổ chức nhà nước thời Lý có sự kế thừa từ bộ máy nhà nước thời Đinh – Tiền Lê nhưng hoàn thiện và chặt chẽ hơn.

Vận dụng 3 trang 57 Lịch Sử lớp 7: Hãy sưu tầm từ sách, báo và internet về một thành tưu văn hóa, giáo dục tiêu biểu thời Lý. Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 – 7 câu) giới thiệu về thành tựu đó

Trả lời:

(*) Giới thiệu Văn Miếu – Quốc Tư Giám

- Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám bên cạnh là trường đại học dành riêng cho con vua và các gia đình quý tộc. Đến thời vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học viện và thu nhận cả con cái nhà thường dân có sức học xuất sắc. 

- Quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám hiện tại nằm trong khuôn viên rộng 54331 m2, bao gồm nhiều công trình kiến trúc nhỏ khác nhau. Bao bọc khuôn viên là những bức gạch vồ. Trải qua nhiều tu sửa, quần thể di tích này bao gồm Hồ Văn, Văn Miếu môn, Đại Trung môn, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ, Đại Thành môn, nhà Thái Học. 

- Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ là trường đại học đầu tiên của nước ta mà còn như một ngọn nến luôn rực cháy, thắp sáng truyền thống hiếu học của người Việt. Đến nơi đây, các bạn dường như được tiếp thêm động lực từ những bảng vàng rực rỡ của ông cha, nạp vào nguồn năng lượng tràn đầy để vững tin trong hành trình nỗ lực học tập và khám phá tri thức nhân loại.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Xem thêm lời giải SGK Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức, chi tiết khác:

Bài 9: Đất nước buổi đầu độc lập

Bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968 – 1009)

Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân lược Tống (1075 - 1077)

Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226 - 1400)

Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Câu hỏi liên quan

a) - Nhà Lý đã thi hành nhiều chính sách tích cực, độc đáo để thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Ví dụ như:
Xem thêm
- Tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền:
Xem thêm
+ Dẹp tan cuộc tấn công của Chăm-pa.
Xem thêm
- Tổ chức chính quyền được củng cố từ trung ương đến địa phương:
Xem thêm
a) + Nho giáo bắt đầu được mở rộng và có vai trò quan trọng trong xã hội.
Xem thêm
- Việc thực hiện các khoa thi cho thấy nhà Lý đã bước đầu sử dụng con đường khoa cử để tuyển chọn nhân tài, đặt cơ sở đưa đất nước phát triển.
Xem thêm
a) - Nhà nước thi hành nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, nhờ đó nhiều năm mùa màng bội thu.
Xem thêm
+ Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặc rất lớn. Nó đánh dấu ѕự trường thành của dân tộc Đại Việt. Đại Việt không cần phải ѕống phòng thủ, phải dựa ᴠào địa thế hiểm trở của Hoa Lư để đối phó ᴠới kẻ thù. Thế và lực của Đại Việt đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có địa thể rộng mở, tạo đà đưa nước phát triển đi lên.
Xem thêm
- Đối với các tù trưởng miền núi, nhà Lý thực hiện sách sách mềm dẻo, khôn khéo (thông qua việc gả công chúa cho các tù trưởng) để thắt chặt tình hòa hiếu, đoàn kết dân tộc.
Xem thêm
- Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám bên cạnh là trường đại học dành riêng cho con vua và các gia đình quý tộc. Đến thời vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học viện và thu nhận cả con cái nhà thường dân có sức học xuất sắc. 
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!