Giải SGK Khoa học tự nhiên 7 Bài 28 (Cánh diều): Cảm ứng ở động vật

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 28: Cảm ứng ở động vật sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 7 Bài 28. Mời các bạn đón xem:

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 28: Cảm ứng ở động vật

Mở đầu trang 133 Bài 28 KHTN lớp 7: Quan sát hình 28.1, mô tả hoạt động của mèo và chuột. Hoạt động đó của mèo và chuột có gọi là cảm ứng không? Vì sao?

 Quan sát hình 28.1, mô tả hoạt động của mèo và chuột

Trả lời:

- Hoạt động của mèo và chuột:

+ Hoạt động của mèo là đuổi theo chuột, rình và vồ chuột.

+ Hoạt động của chuột là chạy trốn mèo.

- Hoạt động của mèo và chuột cũng được coi là một chuỗi cảm ứng vì đây đều là những phản ứng của mèo hoặc chuột trước kích thích của môi trường (đối với mèo thì kích thích đó chính là con mồi – chuột, còn đối với chuột thì kích thích đó chính là vật ăn thịt – mèo).

I. Khái niệm và vai trò của tập tính ở động vật

Câu hỏi 1 trang 133 KHTN lớp 7: Cho ví dụ tập tính ở một số động vật mà em biết.

Trả lời:

Ví dụ tập tính ở một số động vật: Tập tính làm tổ của chim, tập tính đào hang của chuột, tập tính chăng tơ ở nhện, tập tính sống thành đàn ở loài kiến, tập tính tính di cư của chim, tập tính tập thể dục buổi sáng ở người,…

Câu hỏi 2 trang 133 KHTN lớp 7: Nêu vai trò của tập tính đối với động vật.

Trả lời:

Vai trò của tập tính:

- Giúp đảm bảo sự tồn tại và phát triển nòi giống như tập tính sinh sản, tập tính trốn tránh kẻ thù,…

- Giúp đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường như tập tính di cư, tập tính sốn bầy đàn,…

Câu hỏi 3 trang 134 KHTN lớp 7: Quan sát hình 28.2:

a) Nêu ý nghĩa của mỗi tập tính đối với động vật, con người ở các hình a, b, c, d.

b) Cho biết tập tính nào là bẩm sinh, tập tính nào là học được.

 Quan sát hình 28.2: Nêu ý nghĩa của mỗi tập tính đối với động vật, con người

Trả lời:

a) Ý nghĩa của các tập tính:

- Hình (a) Nhện giăng tơ là để bắt mồi và tránh kẻ thù.

- Hình (b) Khỉ dùng đá đập hạt cứng để ăn là để tìm kiếm thức ăn.

- Hình (c) Chim làm tổ để tạo nơi ở và nơi sinh sản.

- Hình (d) Người đi đường dừng lại khi đèn đỏ để đảm bảo an toàn giao thông (nhường đường cho những phương tiện được phép đi).

b) Phân loại các tập tính:

- Các tập tính bẩm sinh là: a, c.

- Các tập tính học được là: b, d

Luyện tập 1 trang 134 KHTN lớp 7: Cho biết những tập tính có trong bảng 28.1 là tập tính bẩm sinh hay tập tính học được. Nêu ý nghĩa của các tập tính đó đối với động vật.

 Cho biết những tập tính có trong bảng 28.1 là tập tính bẩm sinh hay tập tính học được

Trả lời:

Tiêu chí 

so sánh

Tập tính bẩm sinh

Tập tính học được

 

Chim, cá di cư

x

 

Thay đổi nơi sống theo mùa, tránh được các điều kiện bất lợi của môi trường sống, tìm đến nơi có điều kiện sống tốt hơn.

Ong, kiến sống thành đàn

x

 

Đem lại lợi ích trong việc tìm mồi, tìm nơi ở và chống lại kẻ thù hiệu quả hơn.

Chó tiết nước bọt khi ngửi thức ăn

x

 

Việc tiết nước bọt của chó khi ngửi thấy thức ăn giúp cho có thể chuẩn bị cho việc tiêu hóa thức ăn (hiệu quả tiêu hóa thức ăn tốt hơn).

Mèo rình bắt chuột

x

x

Giúp mèo săn bắt được con mồi.

Chim ấp trứng

x

 

Giúp tạo điều kiện nhiệt độ thuận lợi cho phôi bên trong trứng phát triển thành con non.

Thực hành 1 trang 135 KHTN lớp 7: Tìm hiểu một số tập tính của động vật.

- Quan sát tập tính của một số loài động vật có ở địa phương em hoặc xem video về tập tính của động vật.

- Ghi chép thông tin hoặc hình ảnh về tập tính của động vật quan sát được theo mẫu bảng 28.2.

 Tìm hiểu một số tập tính của động vật

- Trình bày kết quả quan sát được

Trả lời:

- HS tự quan sát và điền vào bảng:

Tên động vật

Tên tập tính

Cách thể hiện tập tính

Con hổ

Săn mồi

Ẩn nấp rình mồi, rượt đuổi, vồ mồi.

Chó sói

Bảo vệ lãnh thổ

Dùng nước tiểu đánh dấu lãnh thổ.

Gà trống

Sinh sản

Dùng màu lông, tiếng gáy để khoe mẽ trước con cái.

Cá hồi

Di cư

Cá bơi vượt các đại dương để sinh sản.

Vận dụng 1 trang 135 KHTN lớp 7: Nêu cơ sở của việc ghi âm tiếng mèo để đuổi chuột.

Trả lời:

Cơ sở của việc ghi âm tiếng mèo để đuổi chuột: Chuột có tập tính lẩn trổn khi nhìn thấy hoặc nghe thấy tiếng mèo kêu → Dùng âm thanh tiếng mèo kêu sẽ khiến chuột sợ hãi, không dám lại gần.

Luyện tập 2 trang 135 KHTN lớp 7: Kể thêm một số ứng dụng hiểu biết về tập tính của động vật vào thực tiễn.

Trả lời:

Một số ứng dụng hiểu biết về tập tính của động vật vào thực tiễn:

- Dạy chó đi săn, bắt kẻ gian, phát hiện ma túy.

- Làm bù nhìn ở ruộng nương để đuổi chim phá hoại mùa màng.

- Dùng bẫy đèn ban đêm diệt côn trùng có hại.

- Gõ mõ để trâu bò về chuồng đúng giờ.

- Vỗ tay gọi cá đến.

- Huấn luyện động vật phục vụ trong chăn nuôi (huấn luyện chó chăn cừu).

- Dùng đèn để thu hút một số loài hải sản.

- Xây dựng một số thói quen tốt ở người: ngủ sớm và thức dậy đúng giờ, đọc sách, tập thể dục buổi sáng, chấp hành luật an toàn giao thông,…

II. Ứng dụng hiểu biết về tập tính vào thực tiễn

Vận dụng 2 trang 135 KHTN lớp 7: Vì sao người ta có thể dùng biện pháp bẫy điện ban đêm diệt côn trùng có hại?

Trả lời:

Người ta có thể dùng biện pháp bẫy đèn ban đêm diệt côn trùng có hại vì côn trùng có tính hướng sáng, người ta dùng bẫy đèn để thu hút côn trùng.

Vận dụng 3 trang 135 KHTN lớp 7: Vì sao người dân miền biển thường câu mực vào ban đêm?

Trả lời:

Người dân miền biển thường câu mực vào ban đêm vì:

- Tập tính kiếm ăn của mực là vào ban đêm → Đi câu mực vào ban đêm sẽ có tần xuất bắt gặp mực cao hơn.

- Ngoài ra, vào ban đêm, mực bị thu hút bởi nguồn ánh sáng do ngư dân tạo ra. Chiếu ánh sáng xuống mặt nước, ánh đèn câu sẽ thu hút động vật phù du, con mồi nhỏ, các loài cá nhỏ, theo đó, mực cũng sẽ bị thu hút đến tìm thức ăn → Bắt được nhiều mực hơn.

Vận dụng 4 trang 135 KHTN lớp 7: Người ta dạy chó nghiệp vụ dựa trên cơ sở khoa học nào?

Trả lời:

Người ta dạy chó nghiệp vụ dựa trên cơ sở khoa học chính là sự hình thành và thay đổi tập tính ở động vật (tập tính có thể thay đổi và có thể được hình thành mới). Trên cơ sở đó, người huấn luyện cho sẽ điều chỉnh và hợp lí quá trình huấn luyện nhằm tạo ra các thói quen có kỉ luật chung và các thói quen đặc biệt ở chó.

Tìm hiểu thêm trang 135 KHTN lớp 7:Tìm hiểu những tập tính của động vật được ứng dụng vào dự báo thời tiết?

Trả lời:

Những tập tính của động vật được ứng dụng vào dự báo thời tiết:

- Động vật lưỡng cư (ếch, nhái) phát ra tiếng kêu ộp ộp lâu hơn và to hơn so với bình thường khi thời tiết xấu xuất hiện. Khi âm lượng của chúng tăng lên, báo hiệu một cơn giông bão có thể đang ập tới.

 - Tùy thuộc vào mức độ cao hay thấp của chuồn chuồn đang bay, con người có thể đánh giá thời tiết tốt hay xấu trong tương lai gần. Nếu chuồn chuồn bay cao, thời tiết sẽ quang đãng, ngược lại khi chúng bay gần mặt đất thì thời tiết sẽ xấu đi.

Thực hành 2 trang 135 KHTN lớp 7: Xây dựng thói quen học tập khoa học cho bản thân.

Trả lời:

Thói quen học tập khoa học cho bản thân:

- Đọc sách vào buổi sáng.

- Ngồi vào bàn học lúc 19h30 và kết thúc lúc 22h30.

- Làm bài tập thường xuyên.

 - Nghỉ ngơi 15 phút giữa các môn học,…

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài tập Chủ đề 8

Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật

Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Câu hỏi liên quan

Chúng ta nhìn thấy hình ảnh của vật và nghe được âm thanh là nhờ tai và mắt. - Quá trình cảm nhận ánh sáng: Ánh sáng khúc xạ từ vật vào mắt, đi qua hệ thống khúc xạ ánh sáng, tế bào hạch, tế bào lưỡng cực, cuối cùng đến tế bào que và nón. Tế bào que và nón phản ứng với ánh sáng và gây khởi phát xung thần kinh ở tế bào lưỡng cực. Xung thần kinh từ tế bào lưỡng cực chuyển sang tế bào hạch và đi theo dây thần kinh thị giác về vùng thị giác (thùy chẩm) trên vỏ não cho cảm giác về hình ảnh và màu sắc của vật. - Quá trình cảm nhận âm thanh: Sóng âm từ nguồn âm phát ra truyền theo ống tai vào màng nhĩ, rồi truyền qua chuỗi xương tai giữa làm rung màng cửa sổ bầu dục tạo ra sóng áp lực truyền trong ốc tai. Sóng áp lực làm cho các tế bào có lông bị kích thích dẫn đến xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền theo dây thần kinh thính giác về thùy thái dương của vỏ não cho cảm giác về âm thanh.
Xem thêm
Kích thích nhẹ lên thủy tức thì cả cơ thể nó co lại bởi vì có thủy tức có hệ thần kinh lưới, các tế bào thần kinh phân bố rải rác khắp cơ thể và liên kết với nhau tạo thành mạng lưới thần kinh, vì vậy, khi bị kích thích, toàn bộ cơ thể của thủy tức sẽ phản ứng. Còn kích thích nhẹ vào một chân côn trùng thì chỉ chân đó co lại mà không có phản ứng ở các bộ phận khác. Bởi vì hệ thần kinh của côn trùng là hệ thần kinh ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ. Các thụ thể cảm giác tiếp nhận kích thích từ môi trường và gửi thông tin theo các dây thần kinh cảm giác về tủy sống và não bộ, từ đây xung thần kinh theo dây thần kinh vận động đến cơ quan đáp ứng và gây ra đáp ứng.
Xem thêm
Cung phản xạ gồm 5 bộ phận: - Bộ phận tiếp nhận kích thích: là thụ thể cảm giác. - Đường dẫn truyền hướng tâm: là dây thần kinh cảm giác do các neuron cảm giác tạo thành. - Bộ phận trung ương: là tủy sống và não bộ do các neuron trung gian (còn gọi là neuron liên lạc) tạo thành. - Đường dẫn truyền li tâm: là dây thần kinh vận động do các neuron vận động tạo thành. - Bộ phận đáp ứng: là cơ hay tuyến. Bất kì một bộ phận nào của cung phản xạ bị tổn thương, phản xạ sẽ không thực hiện được bởi vì các bộ phận đều liên quan mật thiết với nhau và phải có sự hoạt động của bộ phận này thì bộ phận khác mới có thể tiếp nhận thông tin và xử lí.
Xem thêm
Nếu nhìn gần trong thời gian dài (ví dụ: đọc sách dưới ánh sáng yếu, bàn ghế không phù hợp với kích thước cơ thể) làm thủy tinh thể phồng lên và giữ nguyên ở trạng thái phồng. Trạng thái phồng của thủy tinh thể ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh, làm suy giảm thị lực, tầm nhìn mờ và thậm chí có thể gây mù lòa.
Xem thêm
Thông tin dưới dạng xung thần kinh khi đến synapse được truyền qua synapse nhờ chất chuyển giao thần kinh. Sau khi điện thế hoạt động xuất hiện ở mang sau và lan truyền đi tiếp, enzyem acetylcholinesterase có ở màng sau sẽ phân hủy acetylcholine thành acetate và choline. Cholune quay trở lại màng trước, đi vào chùy synapse và tham gia vào quá trình tổng hợp acetylcholine chứa trong các túi.
Xem thêm
Trong cung phản xạ, cơ xương đóng vai trò là bộ phận đáp ứng, giúp cơ thể trả lời, phản ứng lại các kích thích từ môi trường. Nên có thể nói đây là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong cung phản xạ.
Xem thêm
Cơ chế gây độc của Tetrodotoxin trong cơ thể là ức chế hoạt động bơm kênh Na-K và kênh Natrium thấm vận động qua màng tế bào, do đó ngăn chặn quá trình khử cực, đảo cực và tái phân cực trên các sợi thần kinh cảm giác làm cho xung thần kinh mang thông tin đâu không thể lan truyền về đồi thị và vỏ não gây ra liệt cơ, liệt hô hấp, đồng thời Tetrodotoxin còn phát động vùng cảm nhận hóa học gây nôn, nôn liên tục.
Xem thêm
- Xung thần kinh lan truyền đến chùy synapse và làm Ca2+ từ dịch ngoại bào đi vào trong chùy synapse. - Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hóa học đi qua khe synapse đến màng sau. - Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau gây xuất hiện điện thế họat động ở màng sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành lan truyền đi tiếp Hoạt động luyện tập trang 106 Sinh học 11: Tại sao những người bị hạ calcium trong máu thường bị rối loạn cảm giác. Phương pháp giải: Synapse là vị trí tiếp nối giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc với tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến). Synapse có cấu tạo gồm phần trước synapse, khe synapse và phần sau synapse. Quá trình truyền tin qua synapse: Xung thần kinh truyền đến chùy synapse làm cho Ca2+ đi vào trong tế bào; Ca2+ làm cho các bóng synapse dung hợp với màng trước và giải phóng chất trung gian hóa học vào khe synapse; chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau synapse làm xuất hiện xung thần kinh ở màng sau và tiếp tục lan truyền đi. Lời giải chi tiết: Calcium là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động co dãn, đông cầm máu, dẫn truyền thần kinh và giải phóng hormone của cơ thể. Bệnh nhân bị hạ Calcium hay còn gọi là hạ Calcium đường huyết là tình trạng nồng độ Calcium trong máu có giá trị thấp hơn mức độ giới hạn cho phép. Nếu không được sơ cứu và điều trị kịp thời, hạ canxi trong máu có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể chẳng hạn như rối loạn cảm giác
Xem thêm
a, Cấu tạo synapse hóa học gồm 3 bộ phận: - Chùy synapse: Ngoài có màng bao bọc gọi là màng trước synapse. Trong chùy synapse có chứa ty thể và các bóng chứa chất trung gian hóa học (axêtincôlin, norađrênalin, đôpamin, serôtônin,.....) - Khe synapse: Là 1 khe nhỏ nằm giữa màng trước và màng sau synapse. - Phần sau synapse: Trên màng có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học. Có các enzim đặc hiệu có tác dụng phân giải chất trung gian hóa học. Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở thú là axêtincôlin và norađrênalin. b, Dựa vào bản chất truyền tin qua synapse.
Xem thêm
Tùy theo tư thế và hoạt động của cơ thể, dịch lỏng chuyển dịch trong các bộ phận của cơ quan tiền đình theo một hướng xác định. Chuyển động của dịch lỏng làm tế bào có lông hưng phấn, xuất hiện xung thần kinh truyền về hành não và tiểu não. Từ đây, xung thần kinh sẽ được truyền đi theo hai hướng: đến các nhóm cơ của cơ thể điều chỉnh sự co, dãn của chúng, giúp cơ thể giữ được thăng bằng và đến vỏ não cho cảm nhận về vị trí, chuyển động của cơ thể. Bởi vậy, chúng ta có thể cảm nhận được vị trí và chuyển động của cơ thể dù đang nhắm mắt.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Cảm ứng ở động vật
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!