Giải SGK Khoa học tự nhiên 7 Bài 30 (Cánh diều): Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 7 Bài 30. Mời các bạn đón xem:

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Mở đầu trang 140 Bài 30 KHTN lớp 7: Quan sát hình 30.1, nêu mục đích hoạt động đo chiều cao và đếm số lá cây ngô của các bạn trong hình.

 Quan sát hình 30.1, nêu mục đích hoạt động đo chiều cao và đếm số lá cây ngô

Trả lời:

Hoạt động đo chiều cao và kém số là cây ngô của các bạn nhằm mục đích chứng minh ở cây có sự tăng chiều cao, tăng số lá cây đồng nghĩa với việc chứng min cây có sự sinh trưởng, phát triển.

I. Thí nghiệm chứng minh cây sinh trưởng

Báo cáo thí nghiệm trang 141 KHTN lớp 7: Thí nghiệm Chứng minh cây sinh trưởng

1. So sánh chiều cao của cây qua các lần đo và nhận xét sự sinh trưởng của các cây

2. Báo cáo kết quả

Trả lời:

1.

- Học sinh tiến hành thí nghiệm, sau đó đưa ghi kết quả mình đo được vào bảng đo chiều cao cây 30.1.

Kết quả thí nghiệm tham khảo:

Cây

Lần đo

 

Cây 1

Cây 2

Cây 3

Cây 4

Cây 5

Lần 1

3,4 cm

3,5 cm

3,3 cm

3,4 cm

3,6 cm

Lần 2

5,6 cm

5,9 cm

6,1 cm

5,9 cm

6,1cm

Lần 3

10,2 cm

10,5 cm

10,8 cm

10,5 cm

10,4 cm

- Nhận xét sự sinh trưởng của cây: Qua các lần đo, chiều cao cây tăng lên chứng tỏ cây đậu xanh có sự sinh trưởng.

2. Báo cáo kết quả

BÁO CÁO KẾT QUẢ

Ngày 25 tháng 3 năm 2023

Tên thí nghiệm: Chứng minh cây sinh trưởng.

Tên nhóm: Nhóm 1

1. Mục đích thí nghiệm

- Để chứng minh cây có sự sinh trưởng.

2. Chuẩn bị thí nghiệm

• Mẫu vật: 5 hạt đậu xanh đã nảy mầm.

• Dụng cụ: 5 cốc đất ẩm, thước đo, ca tưới nước.

3. Các bước tiến hành

- Trồng vào mỗi cốc 1 hạt đậu xanh đã nảy mầm.

- Để các cốc ngoài ánh sáng, tưới nước hằng ngày.

- Tính từ ngày trồng, cứ ba ngày một lần, đo chiều cao của mỗi cây (từ gốc cây lên ngọn cây) và ghi chép theo gợi ý bảng 30.1.

- So sánh chiều cao của cây qua các lần đo và nhận xét sự sinh trưởng của các cây.

4. Giải thích thí nghiệm

- Các cây có sự gia tăng về chiều cao.

5. Kết luận

- Cây có sự sinh trưởng.

II. Mô phân sinh

Câu hỏi 1 trang 141 KHTN lớp 7: Quan sát hình 30.2 và chỉ vị trí các mô phân sinh

 Quan sát hình 30.2 và chỉ vị trí các mô phân sinh

Trả lời:

- Mô phân sinh đỉnh chồi: nằm ở đỉnh ngọn, đỉnh chổi, đỉnh cành,…

- Mô phân sinh đỉnh rễ: nằm ở chóp rễ.

- Mô phân sinh bên: phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của thân, cành,…

Câu hỏi 2 trang 141 KHTN lớp 7: Nêu vai trò của các mô phân sinh đối với sự sinh trưởng của cây.

Trả lời:

Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hoá có khả năng phân chia tế bào mới và làm cho cây sinh trưởng. Trong đó:

- Vai trò mô phân sinh đỉnh chồi, đỉnh rễ: giúp hình thành nên quá trình sinh trưởng sơ cấp của cây, làm gia tăng chiều dài của thân và rễ.

- Vai trò mô phân sinh bên: có chức năng tạo ra sự sinh trưởng thứ cấp nhằm tăng độ dày (đường kính) của thân, cành,…

III. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Câu hỏi 3 trang 142 KHTN lớp 7Quan sát hình 30.3 và trình bày các giai đoạn sinh trưởng và phát triển tương ứng từ (1) đến (7) của cây cam.

 Quan sát hình 30.3 và trình bày các giai đoạn sinh trưởng và phát triển tương ứng

Trả lời:

Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam:

 (1) Hạt cam được gieo vào đất

 (2) Hạt nảy mầm

 (3) Từ mầm cây phát triển thành cây con

 (4) Từ cây con phát triển thành cây con lớn hơn, tăng trưởng về kích thước, số lá

 (5) Cây tăng trưởng về số lượng lá nhiều hơn, rễ mọc ra cùng nhiều hơn, còn có rất nhiều cành

 (6) Cây bắt đầu ra hoa

 (7) Cây bắt đầu kết quả từ hoa

Thực hành trang 142 KHTN lớp 7:

- Quan sát sự sinh trưởng và phát triển của một số loài cây có ở địa phương em hoặc xem tranh, video về sự sinh trưởng và phát triển của cây.

- Mô tả sự sinh trưởng phát triển của cây quan sát được theo mẫu gợi ý bảng 30.2.

- Trình bày kết quả quan sát được.

 Quan sát sự sinh trưởng và phát triển của một số loài cây có ở địa phương em

Trả lời:

Tên cây

Mô tả sự sinh trưởng

Mô tả sự phát triển

Cây cam

- Cây tăng số lá, lá nhỏ thành lá to

- Rễ dài ra và tăng các rễ con

- Cây cao lên và to ra

Hạt nảy mầm, cây mầm ra rễ, cây mọc cành, cây ra hoa,…

Cây đậu xanh

- Cây cao lên và thân to ra

- Cây tăng số lá, lá nhỏ thành lá to

- Rễ dài ra, có nhiều rễ con

- Hạt nảy mầm, cây mầm ra rễ, cây ra hoa, cây kết quả,…

Cây rau muống

- Cây dài ra, thân to ra

- Cây tăng số lá, lá nhỏ thành lá to

- Rễ dài ra, có nhiều rễ con

- Cây ra rễ, ra lá, ra hoa,…

III. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Câu hỏi 4 trang 143 KHTN lớp 7: Nêu các ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của thực vật để tăng năng suất cây trồng.

Trả lời:

Ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của thực vật để tăng năng suất cây trồng:

- Đưa ra các biện pháp kĩ thuật chăm sóc phù hợp, xác định được thời điểm thu hoạch.

- Điều khiến yếu tố môi trường như nhiệt độ, ánh sáng nhằm kích thích ra hoa sớm, tăng năng suất tạo quả.

- Trồng cây đúng mùa vụ, luân canh, xen canh.

- Sử dụng thuốc kích thích cho cây ra rễ, tăng trưởng chiều cao; rút ngắn thời gian sinh trưởng, nhằm tăng năng suất.

Luyện tập trang 143 KHTN lớp 7: Nêu một số ví dụ về điều khiển yếu tố môi trường để kích thích sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

Trả lời:

Ví dụ về điều khiển yếu tố môi trường để kích thích sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật:

- Chiếu sáng trên 16 giờ cho hoa lay ơn để cây có búp to hơn và hoa bền hơn.

- Tưới nước ấm 40 – 50oC, thắp đèn cho cây đào giúp cây ra hoa sớm.

- Phủ nylon lên mạ mới gieo giúp tránh rét cho cây làm cho cây mạ ra rễ nhanh hơn.

Vận dụng 1 trang 143 KHTN lớp 7: Vì sao thường phải trồng cây đúng mùa vụ?

Trả lời:

Phải trồng cây đúng mùa vụ vì:

- Ở thực vật quá trình sinh trưởng, phát triển của từng loài cây phụ thuộc rất nhiều yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng,… Trồng đúng thời vụ giúp cây trồng có điều kiện thuận lợi nhất để sinh trưởng, phát triển và từ đó cho năng suất tối đa so với tiềm năng của nó. 

- Mặt khác, trồng đúng thời vụ còn giúp cho cây khoẻ, tạo cho nó có tính chống chịu tốt nhất với các đối tượng sâu bệnh hại trên đồng ruộng.

Vận dụng 2 trang 143 KHTN lớp 7: Muốn trồng cây trái vụ (ví dụ thanh long, xoài,…) vẫn đạt năng suất cao thì có thể có biện pháp nào?

Trả lời:

Muốn trồng cây trái vụ (ví dụ thanh long, xoài,…) vẫn đạt năng suất cao thì có thể có biện pháp như:

- Thắp đèn (cây thanh long): thắp sáng liên tục từ 15 - 20 đêm tùy theo mùa và điều kiện thời tiết, thời gian thắp đèn từ 7 - 10 giờ/đêm. Sau khi ngưng thắp đèn 3 - 5 ngày thì cây ra hoa.

- Sử dụng phân bón, nước, chất kích thích sinh trưởng hợp lí để cây ra hoa, tạo quả,…

Tìm hiểu thêm trang 143 KHTN lớp 7: Em hãy tìm hiểu thêm một số biện pháp làm cho cây ra rễ nhanh, tăng chiều cao cây, kích thích ra hoa sớm,…

Trả lời:

Một số biện pháp làm cho cây ra rễ nhanh, tăng chiều cao cây, kích thích ra hoa sớm như:

- Thắp đèn, tưới nước ấm giúp cây đào ra hoa sớm.

- Xử lí nhiệt độ thấp để kích thích hoa tulip nở.

- Khoanh khấc thân hoặc cành gây ra sự tích lũy những sản phẩm trao đổi chất được tạo ra trên chồi kích thích sự ra hoa.

- Sử dụng các chất kích thích sinh trưởng để cây ra rễ nhanh (Auxin,…).

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 28: Cảm ứng ở động vật

Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật

Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật

Câu hỏi liên quan

- Để tăng số lượng nhánh cho các loại rau mồng tơi, rau đay và rau bí cần sử dụng biện pháp bấm ngọn để cây tạo thêm nhiều chồi nách, từ đó tăng năng suất các loại rau này. - Cơ sở khoa học của biện pháp bấm ngọn: Đỉnh sinh trưởng của cây là nơi sản sinh ra auxin, giúp duy trì ưu thế đỉnh và ức chế sự phát triển của chồi bên. Cắt bỏ ngọn cây khiến làm lượng auxin giảm, trong khi đó hàm lượng hormone cytokinin không thay đổi, giúp loại bỏ ưu thế ngọn và kích thích sự phát triển của các chồi bên. Từ đó giúp điều chỉnh độ dài của thân, tập trung chất dinh dưỡng để cây lên ngọn mới, cho năng suất cao hơn.
Xem thêm
Các giai đoạn phát triển ở thực vật có hoa gồm các giai đoạn: Hạt nảy mầm → Cây mầm → Cây non → Cây trưởng thành → Cây mang hoa → Cây mang quả non → Cây mang quả già → Cây già, chết. - Từ hạt bắt đầu nảy mầm thành cây mầm; cây mầm xuất hiện lá mầm, rễ phát triển dài hơn. Cây mầm phát triển thành cây non, cây non lớn dần, xuất hiện nhiều lá, rễ phân nhánh.  Cây non lớn lên thành cây trưởng thành, phát triển nhiều lá, rễ phân nhánh nhiều hơn và đâm sâu, khi cây đạt đến kích thước và khối lượng nhất định sẽ ra nụ hoa. Cây mang hoa → cây mang quả non → cây mang quả già → Sau đó cây già và chết.
Xem thêm
- Cây có sự sinh trưởng.
Xem thêm
- Cách xác định tuổi cây: Dựa vào đặc điểm sinh trưởng của cây, mỗi năm cây tăng trưởng tạo thành một vòng gỗ, mỗi vòng có vùng sáng và vùng tối → Dựa vào vòng gỗ để tính tuổi cây. - Có thể sử dụng vòng gỗ để tìm hiểu đặc điểm khí hậu (lượng mưa, nhiệt độ) ở địa phương nơi thực vật đó sinh sống. Vì sinh trưởng của cây ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường, nếu khí hậu thay đổi thì tốc độ sinh trưởng của thực vật cũng thay đổi. Sinh trưởng thứ cấp tạo nên lớp vòng gỗ màu sáng, gọi là gỗ sớm, hình thành vào mùa xuân, tế bào lớn, thành mỏng → Thời điểm khí hậu thuận lợi; còn vòng tối còn gọi là gỗ muộn, hình thành vào mùa hè và thu, tế vào bé, thành dày → Thời điểm các điều kiện khí hậu khó khăn hơn.
Xem thêm
- Vai trò mô phân sinh bên: có chức năng tạo ra sự sinh trưởng thứ cấp nhằm tăng độ dày (đường kính) của thân, cành,…
Xem thêm
- Hormone thực vật được chia thành hai nhóm: Hormone kích thích sinh trưởng (auxin, gibberellin, cytokinine) và hormone ức chế sinh trưởng (abscisic acid, ethylene). - Sự phân chia các nhóm hormone này dựa vào hoạt tính sinh học của hormone.
Xem thêm
Sinh trưởng và phát triển ở thực vật diễn ra tại tất cả các bộ phận của thực vật. Quá trình sinh trưởng và phát triển có thể diễn ra trong suốt vòng đời của thực vật nhờ khả năng phân chia liên tục của các tế bào phân sinh.
Xem thêm
- Ý kiến của bạn A là đúng, do mỗi năm cây tăng trưởng tạo thành một vòng gỗ, mỗi vòng có vùng sáng và vùng tối → Mỗi vòng là 1 tuổi. - Có thể đếm được vòng gỗ của cây bằng cách: Đếm trực tiếp các vòng gỗ dựa vào gốc cây hoặc sử dụng khoan tăng trưởng để lấy mẫu.
Xem thêm
• Thân tre bị gãy ngọn có thể tiếp tục cao thêm do cây tre là cây Một lá mầm, cây cao lên do có mô phân sinh lóng làm tăng chiều dài của lóng. Do đó khi bị gãy ngọn, cây vẫn còn mô phân sinh lóng và tiếp tục tăng chiều cao. - Cây bạch đàn không thể cao thêm nữa do cây bạch đàn là cây Hai lá mầm, cây cao lên do hoạt động của mô phân sinh đỉnh. Do đó khi bị gãy ngọn, cây không còn mô phân sinh đỉnh nên không thể cao thêm chiều cao của thân. • Trong thực tiễn thường dùng auxin ở nồng độ thấp trong giâm cành vì auxin có vai trò sinh lí chủ yếu là kích thích sự phân chia, kéo dài tế bào; kích thích sự hình thành rễ; giúp cành giâm nhanh ra rễ hơn.
Xem thêm
Cây đậu xanh
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!