Giải SGK Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) Bài tập Chủ đề 8 trang 128

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài tập Chủ đề 8 trang 128 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 7 Bài tập Chủ đề 8. Mời các bạn đón xem:

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài tập Chủ đề 8 trang 128

Câu hỏi 1 trang 128 KHTN lớp 7: Cho các chất sau:

a. Nước; b. Chất thải; c. Chất khoáng; d. Khí oxygen; e. Khí carbon dioxide

g. Vitamin; h. Chất hữu cơ; i. Năng lượng ánh sáng.

Hãy chọn các chất đã cho điền vào bảng sau sao cho phù hợp: 

Cho các chất sau: a. Nước; b. Chất thải; c. Chất khoáng; d. Khí oxygen

Trả lời:

Thực vật

Động vật

Chất lấy vào

Chất thải ra

Chất lấy vào

Chất thải ra

- Nước

- Chất khoáng

- Khí oxygen

- Khí carbon dioxide

- Năng lượng ánh sáng

- Nước

- Chất thải

- Chất hữu cơ (lá rơi rụng)

- Khí oxygen

- Khí carbon dioxide

- Nước

- Chất khoáng

- Khí oxygen

- Vitamin

- Chất hữu cơ

 

- Nước

- Chất thải

- Khí carbon dioxide

 

Câu hỏi 2 trang 128 KHTN lớp 7: Vẽ sơ đồ khái quát về sự trao đổi chất ở thực vật và động vật.

Trả lời:

- Sơ đồ khái quát về sự trao đổi chất ở thực vật:

 Vẽ sơ đồ khái quát về sự trao đổi chất ở thực vật và động vật

- Sơ đồ khái quát về sự trao đổi chất ở động vật:

 Vẽ sơ đồ khái quát về sự trao đổi chất ở thực vật và động vật

Câu hỏi 3 trang 128 KHTN lớp 7: Phương trình tổng quát dạng chữ của quang hợp ở thực vật dưới đây còn thiếu những yếu tố nào?

 Phương trình tổng quát dạng chữ của quang hợp ở thực vật dưới đây còn thiếu những yếu tố nào?

Trả lời:

- Còn thiếu: Ánh sáng, diệp lục.

- Phương trình đúng là:

 Phương trình tổng quát dạng chữ của quang hợp ở thực vật dưới đây còn thiếu những yếu tố nào?

Câu hỏi 4 trang 128 KHTN lớp 7: Cường độ ánh sáng có ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật như thế nào? Tại sao quang hợp ở thực vật phụ thuộc vào nhiệt độ?

Trả lời:

- Sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến quang hợp ở thực vật:

+ Nhu cầu về ánh sáng của từng loài cây là khác nhau có loài ưa cường độ ánh sáng mạnh, có loài ưa cường độ ánh sáng yếu.

+ Thông thường, cường độ ánh sáng càng mạnh thì cường độ quang hợp càng tăng. Nhưng cường độ ánh sáng quá mạnh hoặc quá thấp sẽ làm ức chế quá trình quang hợp.

- Quang hợp ở thực vật phụ thuộc vào nhiệt độ vì: 

+ Nhiệt độ ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của các enzyme quang hợp. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp làm ức chế hoặc biến tính enzyme quang hợp khiến quá trình quang hợp bị ảnh hưởng. Ngoài ra, Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến sự hút nước và khoáng của cây - nguyên liệu cho quá trình quang hợp của cây.

+ Quang hợp ở thực vật chỉ diễn ra ở điều kiện nhiệt độ bình thường trong khoảng 20 – 30oC. 

Câu hỏi 5 trang 128 KHTN lớp 7: Phương trình tổng quát dạng chữ của hô hấp tế bào dưới đây có đúng không? Vì sao?

 Phương trình tổng quát dạng chữ của hô hấp tế bào dưới đây có đúng không?

Trả lời:

- Phương trình không đúng vì còn thiếu yếu tố năng lượng ở phần sản phẩm.

- Phương trình tổng quát dạng chữ của hô hấp tế bào:

Chất hữu cơ + Khí oxygen → Khí carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP, nhiệt)

Câu hỏi 6 trang 128 KHTN lớp 7: Lập bảng so sánh quá trình hô hấp của một vận động viên lúc đang tập luyện với lúc nghỉ ngơi (gợi ý tiêu chí so sánh: nhịp thở, lượng oxygen và glucose, lượng carbon dioxide và nhiệt thải ra,…).

Trả lời:

Tiêu chí

Lúc tập luyện

Lúc nghỉ ngơi

Nhịp thở

Tăng nhanh

Bình thường

Lượng oxygen và glucose cần lấy

Nhiều

Vừa đủ

Lượng carbon dioxide và nhiệt thải ra

Nhiều

Bình thường

Câu hỏi 7 trang 128 KHTN lớp 7Vì sao các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm đều nhằm một mục đích giảm đến mức tối thiểu cường độ hô hấp tế bào?

Trả lời:

Các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm đều nhằm một mục đích giảm đến mức tối thiểu cường độ hô hấp tế bào vì:

- Hô hấp tế bào phân giải chất hữu cơ khiến nông sản bị giảm khối lượng và chất lượng.

- Hô hấp tế bào tạo ra nhiệt làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản khiến nông sản càng tăng cường độ hô hấp → thời gian bảo quản càng bị rút ngắn.

- Hô hấp tế bào tạo ra nước làm tăng độ ẩm của môi trường bảo quản  khiến tăng cường độ hô hấp của nông sản đồng thời tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển phá hoại nông sản.

- Hô hấp tế bào lấy oxygen làm thay đổi thành phần không khí của môi trường bảo quản → Nồng độ oxygen giảm sẽ khiến nông phẩm bị phân hủy nhanh chóng.

Câu hỏi 8 trang 128 KHTN lớp 7: Giải thích tại sao nhiệt độ môi trường, hàm lượng nước trong tế bào ảnh hưởng đến hô hấp tế bào.

Trả lời:

- Hô hấp tế bào là quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ , giải phóng năng lượng. Hô hấp tế bào gồm các phản ứng hoá học với sự xúc tác của các enzyme. Mà các phản ứng này thì phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ. Khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp làm ức chế sự hoạt động của các enzyme khiến cường độ hô hấp tế bào giảm.

- Hàm lượng nước trong tế bào ảnh hưởng đến quá trình hô hấp tế bào vì nước vừa là môi trường, vừa tham gia trực tiếp vào các phản ứng hóa học trong quá trình hô hấp tế bào.

Câu hỏi 9 trang 128 KHTN lớp 7:

a) Trình bày sự khác nhau giữa quá trình quang hợp và hô hấp tế bào theo bảng sau:

 Trình bày sự khác nhau giữa quá trình quang hợp và hô hấp tế bào theo bảng

b) Chứng minh quang hợp là tiền đề của hô hấp tế bào.

Trả lời:

a)

Tiêu chí so sánh

Quang hợp

Hô hấp tế bào

Bào quan 

(nơi diễn ra)

Lục lạp của lá

Ti thể của tất cả các tế bào

Yếu tố tham gia

Nước, carbon dioxide, ánh sáng, diệp lục

Chất hữu cơ (glucose), oxygen

Sản phẩm 

tạo thành

Chất hữu cơ, oxygen

Carbon dioxide, nước,  năng lượng (ATP và nhiệt)

Sự chuyển hóa 

vật chất

Nước, carbon dioxide được sử dụng để tổng hợp nên chất hữu cơ và thải ra oxygen.

Chất hữu cơ (glucose) và oxygen được sử dụng để phân giải thành carbon dioxide, nước.

Sự chuyển hóa năng lượng

Năng lượng mặt trời được chuyển hóa thành năng lượng hóa học trong các hợp chất hữu cơ.

Năng lượng hóa học được tích lũy trong các hợp chất hữu cơ được chuyển hóa thành năng lượng hóa học dễ sử dụng (ATP) và năng lượng nhiệt.

Phương trình 

tổng quát

Nước + Carbon dioxide 

Trình bày sự khác nhau giữa quá trình quang hợp và hô hấp tế bào theo bảng

Chất hữu cơ + Oxygen

Glucose + Oxygen → Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP và nhiệt)

b) Chứng minh quang hợp là tiền đề của hô hấp tế bào:

- Quang hợp ở thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp carbohydrate và giải phóng khí oxygen từ khí cacbonic và nước.

- Hô hấp là quá trình oxi hóa sinh học của tế bào sống. Trong đó, các phân tử hữu cơ bị oxi hóa đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng cho các hoạt động sống của tế bào.

→ Sản phẩm của quang hợp là chất hữu cơ chính là nguyên liệu của hô hấp tế bào. Đồng thời, quang hợp lấy khí carbon dioxide và thải ra khí oxygen làm cân bằng hàm lượng của 2 khí này trong không khí tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hô hấp tế bào lấy oxygen để diễn ra.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 25: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật

Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật

Bài 28: Cảm ứng ở động vật

Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Câu hỏi liên quan

→ Sản phẩm của quang hợp là chất hữu cơ chính là nguyên liệu của hô hấp tế bào. Đồng thời, quang hợp lấy khí carbon dioxide và thải ra khí oxygen làm cân bằng hàm lượng của 2 khí này trong không khí tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hô hấp tế bào lấy oxygen để diễn ra.
Xem thêm
- Sơ đồ khái quát về sự trao đổi chất ở thực vật:
Xem thêm
- Hô hấp tế bào lấy oxygen làm thay đổi thành phần không khí của môi trường bảo quản → Nồng độ oxygen giảm sẽ khiến nông phẩm bị phân hủy nhanh chóng.
Xem thêm
- Còn thiếu: Ánh sáng, diệp lục.
Xem thêm
- Hàm lượng nước trong tế bào ảnh hưởng đến quá trình hô hấp tế bào vì nước vừa là môi trường, vừa tham gia trực tiếp vào các phản ứng hóa học trong quá trình hô hấp tế bào.
Xem thêm
Nhịp thở
Xem thêm
Chất hữu cơ + Khí oxygen → Khí carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP, nhiệt)
Xem thêm
+ Quang hợp ở thực vật chỉ diễn ra ở điều kiện nhiệt độ bình thường trong khoảng 20 – 30 độ C. 
Xem thêm
- Nước
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Bài tập Chủ đề 8 trang 128
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!