Giải bài tập Công nghệ 11 Bài 9: Thức ăn chăn nuôi
Mở đầu trang 51 Công nghệ 11: Hãy kể tên một số loại thức ăn chăn nuôi mà em biết.
Lời giải:
Một số loại thức ăn chăn nuôi mà em biết như:
- Bột cá
- Bột thịt
- Rơm khô
- Ngô
1. Khái niệm thức ăn chăn nuôi
Lời giải:
- Thức ăn chăn nuôi: là sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống.
- Ví dụ về một số loại thức ăn chăn nuôi ở địa phương em:
+ Ngô
+ Khoai
+ Bột cá
2. Các nhóm thức ăn chăn nuôi
2.1. Thức ăn tinh
Câu hỏi trang 51 Công nghệ 11: Có những nhóm thức ăn chăn nuôi chủ yếu nào?
Lời giải:
Có những nhóm thức ăn chăn nuôi chủ yếu là:
- Thức ăn tinh
- Thức ăn thô, xanh
- Thức ăn bổ sung và phụ gia.
- Thức ăn hỗn hợp
Lời giải:
* Thức ăn giàu năng lượng và giàu protein có đặc điểm:
- Thức ăn giàu năng lượng: có hàm lượng xơ thô dưới 18%, protein thô dưới 20%.
- Thức ăn giàu protein: có hàm lượng protein thô trên 20%, xơ thô dưới 18%.
* Thức ăn giàu năng lượng và giàu protein thích hợp cho các loại vật nuôi:
- Thức ăn giàu năng lượng: sử dụng cho hầu hết các loại vật nuôi, đặc biệt là lợn và gia cầm, gia súc nhai lại.
- Thức ăn giàu protein: sử dụng cho hầu hết các nhóm vật nuôi.
Lời giải:
Thành phần dinh dưỡng và vai trò của một số thức ăn tinh trong Bảng 9.1:
Nhóm |
Vai trò |
Tên thức ăn |
Vật chất khô |
Protein thô |
Lipid |
Xơ thô |
Khoáng tổng số |
Ca |
P |
Thức ăn giàu năng lượng |
Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của vật nuôi. |
Cám ngô |
84,60 |
9,80 |
5,10 |
2,20 |
2,40 |
0,06 |
0,44 |
Thức ăn giàu protein |
Cung cấp protein, amino acid để tạo năng lượng, hình thành protein hoặc các chất hữu cơ khác cho cơ thể vật nuôi. |
Hạt đỗ tương |
88,49 |
37,02 |
16,30 |
6,39 |
4,91 |
0,29 |
0,56 |
2.2. Thức ăn thô, xanh
Lời giải:
* Thức ăn thô, xanh gồm những loại sau:
- Thức ăn xanh
- Thức ăn ủ chua
- Thức ăn thô khô và xác vỏ.
* Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn thô, xanh:
- Thức ăn xanh: chứ nhiều nước, nhiều chất xơ, giàu vitamin, hàm lượng dinh dưỡng thấp, dễ tiêu hóa, có tính ngon miệng cao.
- Thức ăn ủ chua: cung cấp các chất dinh dưỡng và nước cho vật nuôi.
- Thức ăn thô khô và xác vỏ: giàu chất xơ, ít dinh dưỡng, mật dộ năng lượng thấp.
Câu hỏi 2 trang 54 Công nghệ 11: Thức ăn thô, xanh phù hợp với những loài vật nuôi nào?
Lời giải:
Thức ăn thô, xanh phù hợp với những loài vật nuôi: trâu, bò, lợn, gà, gia súc nhai lại.
Lời giải:
Nhóm |
Vai trò |
Tên thức ăn |
Vật chất khô |
Protein thô |
Lipid |
Xơ thô |
Khoáng tổng số |
Ca |
P |
Thức ăn xanh |
Cung cấp chất xơ, vitamin cho vật nuôi |
Cây ngô non (thân, lá) |
13,10 |
1,40 |
0,40 |
3,40 |
1,20 |
0,08 |
0,03 |
Thức ăn ủ chua |
Cung cấp chất dinh dưỡng và nước cho vật nuôi |
Cây lạc (thân, lá ủ tươi) |
16,31 |
2,54 |
0,95 |
3,78 |
2,33 |
0,35 |
0,11 |
Thức ăn thô khô và xác vỏ |
Cung cấp chất xơ cho vật nuôi |
Bột cỏ Stylo |
87,40 |
16,50 |
1,90 |
24,30 |
6,50 |
1,52 |
0,21 |
2.3. Thức ăn bổ sung và phụ gia
Câu hỏi trang 55 Công nghệ 11: Hãy nêu vai trò của thức ăn bổ sung và phụ gia đối với vật nuôi.
Lời giải:
Vai trò của thức ăn bổ sung và phụ gia đối với vật nuôi:
- Thức ăn bổ sung: cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi, duy trì hoặc cải thiện đặc tính của thức ăn chăn nuôi, cải thiện sức khỏe vật nuôi, đặc tính của sản phẩm chăn nuôi.
- Phụ gia: cải thiện chất lượng sản phẩm, hỗ trợ bảo quản, duy trì chất lượng thức ăn.
Luyện tập trang 55 Công nghệ 11: Khi nào cần sử dụng thức ăn bổ sung cho vật nuôi?
Lời giải:
Cần sử dụng thức ăn bổ sung cho vật nuôi khi:
- Vật nuôi bị tiêu chảy hoặc táo bón.
- Vật nuôi bị bệnh nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc.
2.4. Thức ăn hỗn hợp
Lời giải:
- Thức ăn hỗn hợp cung cấp cho vật nuôi những chất dinh dưỡng: năng lượng, protein, khoáng, vitamin ở dạng đậm đặc, còn có thể bổ sung thêm kháng sinh và thuốc phòng bệnh.
- Vai trò của thức ăn hỗn hợp: cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi để duy trì sức khỏe và phát triển, đồng thời tối ưu hóa hiệu quả tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn.
Lời giải:
Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh trong Bảng 9.3:
- Vật chất khô: 87,24%
- Năng lượng trao đổi: 3246 Kcal/kg
- Protein: 17,0%
- Lysine: 0,912%
- Methionine + Cysteine: 0,544%
- Threonine: 0,6%
- Tryptophan: 0,16%
- Lysine tiêu hóa/ME: 2,81%
Luyện tập 2 trang 56 Công nghệ 11: Hãy phân biệt thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc.
Lời giải:
Phân biệt thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc:
+ Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh: Là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn được phối chế, có đủ chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kì sản xuất mà không cần thêm thức ăn khác ngoài nước uống.
+ Thức ăn đậm đặc: Là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu của vật nuôi và dùng để phối chế với nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
Vận dụng 1 trang 56 Công nghệ 11: Địa phương em có những loại thức ăn chăn nuôi nào?
Lời giải:
Địa phương em có những loại thức ăn chăn nuôi:
- Thức ăn thô xanh
- Thức ăn tinh
- Thức ăn hỗn hợp
Vận dụng 2 trang 56 Công nghệ 11: Hãy nêu các loại thức ăn cho lợn, gà và trâu bò tại địa phương em.
Lời giải:
Các loại thức ăn cho lợn, gà và trâu bò tại địa phương em:
- Lợn:
+ Các loại ngũ cốc như gạo, cám, ngô, sắn
+ Thức ăn chăn nuôi công nghiệp như bột đậu nành, bột thịt, bột cá
+ Rau xanh như rau muống, ngọn khoai lang …
+ Thức ăn tự nhiên như bắp cải, củ cải đường, khoai mì
- Gà:
+ Ngũ cốc như gạo, cám, ngô
+ Các loại thức ăn chăn nuôi công nghiệp như bột đậu nành, bột cá, bột thịt
+ Thức ăn tự nhiên như cỏ, rau, trái cây, đậu
+ Các loại sâu bọ, giun, nhện, côn trùng
- Trâu bò:
+ Cỏ như cỏ xiên, cỏ ngọt, cỏ dại, cỏ lúa
+ Đậu tương, đậu đỏ, củ cải đường, sắn, ngô
+ Rau xanh như rau muống, ngọn khoai lang
+ Thức ăn tự nhiên như cỏ, lá cây
Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Ôn tập chủ đề 2: Công nghệ giống vật nuôi
Bài 8: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
Bài 10: Sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi
Bài 11: Ứng dụng công nghệ cao trong chế biến và bảo quản thức ăn chăn nuôi