Giải SGK Công nghệ 10 (Kết nối tri thức) Ôn tập chương 5 trang 95

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Công nghệ lớp 10 Bài Ôn tập chương 5 trang 95 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Công nghệ 10 Ôn tập chương 5 trang 95. Mời các bạn đón xem:

Giải Công nghệ 10 Ôn tập chương 5 trang 95

Câu hỏi 1 trang 95 Công nghệ 10: Phân biệt sâu hại và bệnh hại cây trồng. Kể tên một số loại sâu, bệnh hại cây trồng mà em biết.

Lời giải:

* Phân biệt sâu hại và bệnh hại:

- Sâu hại là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ.

- Bệnh hại là các loài nấm, vi khuẩn, vi rút, .. gây hại đến chức năng sinh lí, cấu tạo mô của cây trồng, làm cây phát triển không bình thường.

* Kể tên một số loại sâu hại, bệnh hại mà em biết

- Một số sâu hại thường gặp: châu chấu, sâu cuốn lá, …

- Một số bệnh hại thường gặp: Bệnh bạc lá, bệnh đạo ôn, bệnh thán thư, …

Câu hỏi 2 trang 95 Công nghệ 10: Trình bày tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng?

Lời giải:

Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng:

- Cây sinh trưởng, phát triển kém

- Năng suất và chất lượng nông sản giảm

- Có thể không cho thu hoạch hoặc cây chết

Câu hỏi 3 trang 95 Công nghệ 10Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ.

Lời giải:

* Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng:

- Biện pháp canh tác

- Biện pháp cơ giới, vật lí

- Biện pháp sinh học

- Biện pháp hóa học

- Biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp

* Ý nghĩa của việc phòng trừ:

- Bảo vệ cây trồng

- Hạn chế ảnh hưởng xấu của sâu bệnh

- Tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển

- Năng suất cao, chất lượng tốt

- Bảo vệ môi trường

- Bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người.

Câu hỏi 4 trang 95 Công nghệ 10: So sánh đặc điểm của sâu tơ hại rau và sâu keo mùa thu?

Lời giải:

So sánh đặc điểm của sâu tơ hại rau và sâu keo mùa thu:

So sánh

Sâu tơ hại rau

Sâu keo mùa thu

Giống

- Trải qua 4 giai đoạn:

+ Sâu trưởng thành

+ Trứng

+ Sâu non

+ Nhộng

- Tạo lỗ thủng trên lá

Khác

- Tên khoa học: Plutella xylostella, họ Ngài rau, bộ Cánh vảy.

- Hại các loại rau

- Tên khoa học: Spodoptera frugiperda, họ Ngài đêm, bộ Cánh vảy

- Hại trên cây ngô

Câu hỏi 5 trang 95 Công nghệ 10: Trình bày đặc điểm nhận biết và biện pháp phòng trừ ruồi đục quả rầy, nâu hại lúa?

Lời giải:

* Ruồi đục quả

+ Đặc điểm gây hại

- Quả có vết chính màu đen, sau chuyển sang nâu

- Thịt quả thối, quả rụng

+ Biện pháp phòng trừ

- Vệ sinh đồng ruộng, dùng túi bọc quả, thu nhặt và tiêu hủy quả rụng

- Dùng bẫy bắt ruồi

- Dùng thuốc trừ sâu

* Rầy nâu hại lúa:

+ Đặc điểm gây hại

- Chích hút nhựa cây làm cây bị khô héo, chết, hạt lép

- Mật độ cao khiến lúa chết thành đám gọi là “cháy rầy”.

+ Biện pháp phòng trừ

- Sử dụng giống đối kháng

- Xử lí hạt giống, vệ sinh đồng ruộng, trồng đúng thời vụ, tránh màu vụ gối nhau, bón phân đúng lúc và cân đối

- Sử dụng thuốc trừ sâu đúng quy định

- Thả vịt, cá rô phi, bọ xít mù xanh

- Dùng chế phẩm sinh học

Câu hỏi 6 trang 95 Công nghệ 10: Trình bày đặc điểm nhận biết và biện pháp phòng trừ bệnh thán thư bệnh vàng lá greening, bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh đạo ôn trên lúa?

Lời giải:

1. Bệnh thán thư

* Đặc điểm nhận biết

+ Trên lá: gây hại từ mép lá, lúc đầu là đốm nhỏ, sau thành mảnh lớn

+ Trên chồi non: lúc đầu dạng thấm nước, sau chuyển màu nâu tối

+ Trên hoa và quả: hơi lõm kiểu chấm đen, hoa và quả chuyển đen và rụng.

* Biện pháp phòng trừ

- Vệ sinh đồng ruộng

- Thoát nước sau mưa lớn

- Bón phân đầy đủ và cân đối NPK

- Khi bị bệnh cần phun thuốc kịp thời

2. Bệnh vàng lá greening (trên cây ăn quả có múi)

* Đặc điểm nhận biết: 

+ Lá: lốm đốm vàng xanh, gân lá sưng, màu xanh, rụng

+ Quả: nhỏ, méo, loang lổ

* Biện pháp phòng trừ

- Dùng nguồn cây giống sạch bệnh, tạo tán, tỉa cành

- Bón phân hữu cơ đầy đủ, cân đối

- Quản lí tốt nguồn rầy chổng cánh

- Khi phát hiện bệnh cần cắt bỏ phần bệnh hoặc nhổ cây.

3. Bệnh đạo ôn hại lúa

* Đặc điểm nhận biết:

+ Trên lá lúa: chấm nhỏ màu xanh lục, mờ, giữa vết bệnh có màu tro xám.

+ Trên cổ bông, cổ gié và hạt lúa: màu nâu xám hơi teo thắt lại.

* Biện pháp phòng trừ

- Sử dụng giống chống chịu

- Xử lí hạt giống

- Dự tính dự báo bệnh

- Vệ sinh đồng ruộng

- Bón phân cân đối

- Chủ động phun thuốc phòng bệnh

4. Bệnh héo xanh vi khuẩn

* Đặc điểm nhận biết:

+ Cành và lá héo, vỏ thân phía gốc xù xì

+ Cắt ngang thân, cành: chứa dịch nhờn vi khuẩn

+ Ngâm đoạn thân cắt vào nước: dịch vi khuẩn chảy ra ngoài

+ Bệnh nặng, xuất hiện những sọc nâu.

* Biện pháp phòng trừ

- Sử dụng giống chống bệnh, khỏe, sạch bệnh

- Vệ sinh đồng ruộng, ngâm nước ruộng hoặc cày phơi đất, luân canh với lúa nước.

- Dùng chế phẩm vi sinh vật đối kháng.

Câu hỏi 7 trang 95 Công nghệ 10: Nêu sự khác nhau giữa các bước sản xuất chế phẩm vi khuẩn trừ sâu, chế phẩm vi rút trừ sâu và chế phẩm nấm trừ sâu, bệnh hại cây trồng?

Lời giải:

Sự khác nhau giữa các bước sản xuất chế phẩm vi khuẩn trừ sâu, chế phẩm vi rút trừ sâu và chế phẩm nấm trừ sâu, bệnh hại cây trồng?

So sánh

Bước

Chế phẩm vi khuẩn

Chế phẩm vi rút

Chế phẩm nấm

Khác

Bước 1

Sản xuất giống vi khuẩn cấp 1

Chuẩn bị giống

Sản xuất giống nấm cấp 1

Bước 2

Sản xuất giống vi khuẩn cấp 2

Lây nhiễm vi rút lên vật chủ

Sản xuất giống nấm cấp 2

Bước 3

Lên men, tăng sinh khối vi khuẩn trong môi trường thích hợp

Nhân nuôi vi rút trên vật chủ để tăng sinh khối

 

Lên men, tăng sinh khối nấm

 

Bước 4

Sấy khô và nghiền vi khuẩn

Nghiền, lọc, li tâm lấy dịch

Sấy khô nấm

Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 17: Một số bệnh hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ

Bài 18: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

Bài 19: Quy trình trồng trọt và cơ giới hoá trong trồng trọt

Bài 20: Công nghệ cao trong thu hoạch và bảo quản sản phẩm trồng trọt

Bài 21: Chế biến sản phẩm trồng trọt

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Ôn tập chương 5 trang 95
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!