Giải SGK Công nghệ 10 (Kết nối tri thức) Bài 18: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Công nghệ lớp 10 Bài 18: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Công nghệ 10 Bài 18. Mời các bạn đón xem:

Giải Công nghệ 10 Bài 18: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

Mở đầu trang 89 Công nghệ 10: Chế phẩm vi sinh vật trong phòng trừ sâu, bệnh hại là gì? Gồm những loại nào và chúng được sản xuất, sử dụng như thế nào?

Lời giải:

* Chế phẩm vi sinh vật trong phòng trừ sâu, bệnh hại: Là sản phẩm có chứa vi khuẩn có khả năng gây độc hại cho sau hại cây trồng, làm sâu bị yếu, hoạt động chậm và chết.

* Các loại chế phẩm và cách sản xuất, sử dụng:

1. Chế phẩm vi khuẩn 

+ Sản xuất: thông qua 6 bước

+ Cách sử dụng: 

- Pha theo hướng dẫn

- Phun, rắc trực tiếp lên bộ phận bị sâu khi sâu non mới nở

- Hiệu quả cao với sâu róm hại thông, sâu tơ, sâu khoang hại sau

2. Chế phẩm vi rút

+ Sản xuất: thông qua 6 bước

+ Cách sử dụng:

- Phun trực tiếp lên cây bị hại

- Dùng để phòng trừ sâu hại bông, thuốc lá, sâu róm hại thông

3. Chế phẩm nấm

+ Sản xuất: thông qua 6 bước

+ Cách sử dụng:

- Phun trực tiếp lên cây bị hại

- Dùng để phòng trừ sâu hại bông, thuốc lá, sâu róm hại thông

I. Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm vi khuẩn trừ sâu hại cây trồng

Kết nối năng lực trang 89 Công nghệ 10: Sử dụng internet, sách, báo, .. để tìm hiểu thêm về các loài vi khuẩn được sử dụng để sản xuất chế phẩm vi khuẩn trừ sâu

Lời giải:

Vi khuẩn được sử dụng để sản xuất chế phẩm vi khuẩn trừ sâu:

Bacillus thuringiensis

Khám phá trang 90 Công nghệ 10: Quan sát Hình 18.1, mô tả các bước sản xuất chế phẩm vi khuẩn trừ sâu?

Quan sát Hình 18.1 mô tả các bước sản xuất chế phẩm vi khuẩn trừ sâu?

Lời giải:

Mô tả các bước sản xuất chế phẩm vi khuẩn trừ sâu:

- Bước 1: Sản xuất giống vi khuẩn cấp 1

- Bước 2: Sản xuất giống vi khuẩn cấp 2

- Bước 3: Lên men, tăng sinh khối vi khuẩn trong môi trường thích hợp

- Bước 4: Sấy khô và nghiền vi khuẩn

- Bước 5: Phối trộn cơ chất, phụ gia

- Bước 6: Đóng gói, bảo quản

Kết nối năng lực trang 91 Công nghệ 10: Sử dụng internet, sách, báo, .. để tìm hiểu về một số chế phẩm vi khuẩn trừ sâu hiện đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam?

Lời giải:

Một số chế phẩm vi khuẩn trừ sâu hiện đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam:

- Vi-BT 16000WP, 32000WP

- BT Xentary 35WDG, Firibiotox P dạng bột; 

- Firibiotox C dạng dịch cô đặc

II. Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm virus trừ sâu hại cây trồng

Khám phá trang 91 Công nghệ 10: Quan sát Hình 18.3 mô tả các bước sản xuất chế phẩm vi rút trừ sâu

Quan sát Hình 18.3 mô tả các bước sản xuất chế phẩm vi rút trừ sâu.

Lời giải:

Mô tả các bước sản xuất chế phẩm vi rút trừ sâu:

- Bước 1: Chuẩn bị giống

- Bước 2: Lây nhiễm vi rút lên vật chủ

- Bước 3: Nhân nuôi vi rút trên vật chủ để tăng sinh khối

- Bước 4: Nghiền, lọc, li tâm lấy dịch

- Bước 5: Phối trộn cơ chất, phụ gia để tạo chế phẩm

- Bước 6: Đóng gói, bảo quản

Kết nối năng lực trang 92 Công nghệ 10: Sử dụng internet, sách, báo, .. để tìm hiểu thêm về tác dụng và ưu, nhược điểm của chế phẩm vi rút trừ sâu?

Lời giải:

* Tác dụng và ưu, nhược điểm của chế phẩm vi rút trừ sâu:

- Tác dụng:

+ Làm rối loạn quá trình trao đổi chất của sâu, ngừng ăn và chết sau 2 – 5 ngày.

+ Không gây độc cho con người và môi trường.

- Ưu điểm

+ Thuốc trừ sâu sinh học không gây độc hại cho người và gia súc,

+ Không nhiễm bẩn môi trường,

+ Ít thấy khả năng kháng thuốc của sâu hại

+ Không ảnh hưởng đến chất lượng, phẩm chất nông sản,đất trồng và không khí trong môi trường 

+ Không làm hại thiên địch và những vi sinh vật có lợi với con người nếu sử dụng hợp lý, đúng phương pháp, đúng kỹ thuật trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

 * Nhược điểm

+ Tác động chậm hơn thuốc hóa học, phổ tác dụng hẹp

+ Một vài loại thuốc bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết nên hạn chế đến kết quả.

+ Công nghệ sản xuất phức tạp, thủ công nên giá thành thường cao hơn thuốc trừ sâu hóa học 

III. Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm nấm trừ sâu, bệnh hại cây trồng

Khám phá trang 93 Công nghệ 10: Quan sát Hình 18.5, mô tả các bước sản xuất chế phẩm nấm trừ sâu, bệnh hại cây trồng?

Quan sát Hình 18.5 mô tả các bước sản xuất chế phẩm nấm trừ sâu bệnh hại cây trồng?

Lời giải:

Mô tả các bước sản xuất chế phẩm nấm trừ sâu, bệnh hại cây trồng:

- Bước 1: Sản xuất giống nấm cấp 1

- Bước 2: Sản xuất giống nấm cấp 2

- Bước 3: Lên men, tăng sinh khối nấm

- Bước 4: Sấy khô nấm

- Bước 5: Phối trộn cơ chất, phụ gia

- Bước 6: Đóng gói, bảo quản

Kết nối năng lực trang 94 Công nghệ 10: Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu thêm về ưu, nhược điểm của các chế phẩm vi sinh vật?

Lời giải:

Ưu, nhược điểm của các chế phẩm vi sinh vật:

- Ưu điểm:

+ nếu là chế phẩm làm thuốc trừ sâu là là ít độc với người và môi trường,không độc với người và các sinh vật có ích.

+ các yếu tố sinh học trừ sâu như các vi sinh vật và thực vật thường có sẵn và rất phổ biến ở mọi nơi, mọi lúc, vì vậy nguồn khai thác rất dễ dàng và hầu như vô tận.

+ chế phẩm dùng cho phân bón, thực phẩm chăn nuôi,không ô nhiễm mà lại vừa có năng suất cao. có độ kháng bệnh, khỏe, chống chọi được tác nhân hóa học, vật lý, gây hai do môi trướng tác động, giá thành rẻ hơn so với hóa chất, là nhà máy sản xuất phân bón tại chỗ, nên giảm rất nhiều chi phí cho việc sản xuất vận chuyển giảm ngân sách chi phí cho nước nhà

- Nhược điểm: tác động chậm so với các hóa chất , bảo quản phải ổn định cho sinh vật, nhất là nhiệt độ và độ ẩm

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 94 Công nghệ 10: So sánh quá trình sản xuất ba loại chế phẩm sinh vật trừ sâu, bệnh hại cây trồng?

Lời giải:

So sánh quá trình sản xuất ba loại chế phẩm sinh vật trừ sâu, bệnh hại cây trồng:

So sánh

Bước

Chế phẩm vi khuẩn

Chế phẩm vi rút

Chế phẩm nấm

Giống

Bước 5

- Phối trộn cơ chất, phụ gia

- Đóng gói, bảo quản

Bước 6

Khác

Bước 1

Sản xuất giống vi khuẩn cấp 1

Chuẩn bị giống

Sản xuất giống nấm cấp 1

Bước 2

Sản xuất giống vi khuẩn cấp 2

Lây nhiễm vi rút lên vật chủ

Sản xuất giống nấm cấp 2

Bước 3

Lên men, tăng sinh khối vi khuẩn trong môi trường thích hợp

Nhân nuôi vi rút trên vật chủ để tăng sinh khối

Lên men, tăng sinh khối nấm

Bước 4

Sấy khô và nghiền vi khuẩn

Nghiền, lọc, li tâm lấy dịch

Sấy khô nấm

Luyện tập 2 trang 94 Công nghệ 10: Nêu tác dụng của ba loại chế phẩm vi sinh vật phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

Lời giải:

* Tác dụng của chế phẩm vi khuẩn trừ sâu 

- Gây tổn thương màng ruột, sâu non chán ăn, ngừng ăn và chết sau 2 – 4 ngày

- Ít độc với môi trường và các loài có ích

- An toàn cho con người và môi trường.

* Tác dụng của chế phẩm vi rút trừ sâu

- Làm rối loạn quá trình trao đổi chất của sâu, ngừng ăn và chết sau 2 – 5 ngày.

- Không gây độc cho con người và môi trường.

* Tác dụng của chế phẩm nấm trừ sâu, bệnh

- Xâm nhập vào khoang cơ thể, sinh ra độc tốc làm sâu yếu, ngừng ăn, chết sau 2 – 7 ngày

- Nấm trong chế phẩm nấm trừ bệnh cạnh tranh dinh dưỡng hoặc tiết ra hoạt chất kháng sinh, enzyme làm chết vi sinh vật gây bệnh

- Không độc cho con người và môi trường.

Vận dụng

Vận dụng trang 94 Công nghệ 10: Nhà bạn An có một thửa ruộng lúa bị rầy nâu phá hoại tương đối nặng. An khuyên bố mẹ mua chế phẩm nấm trừ sâu để phun vì cho rằng chế phẩm có tác dụng trừ rầy nâu và an toàn với con người. Em hãy cho biết ý kiến của bạn An đúng hay sai. Vì sao?

Lời giải:

- Theo em, ý kiến bạn An đúng.

- Lí do: Chế phẩm nấm trừ sâu trừ bọ hung hại mía, rầy nâu hại lúa, bọ cánh cứng hại khoai tây

Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 16: Một số sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ

Bài 17: Một số bệnh hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ

Ôn tập chương 5 trang 95

Bài 19: Quy trình trồng trọt và cơ giới hoá trong trồng trọt

Bài 20: Công nghệ cao trong thu hoạch và bảo quản sản phẩm trồng trọt

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!