Giải SBT Toán 7 (Kết nối tri thức) Bài 33: Quan hệ giữa ba cạnh trong một tam giác

Với giải sách bài tập Toán 7 Bài 33: Quan hệ giữa ba cạnh trong một tam giác sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 Bài 33. Mời các bạn đón xem:

Giải Sách bài tập Toán lớp 7 Bài 33: Quan hệ giữa ba cạnh trong một tam giác

Bài 9.10 trang 52 SBT Toán 7 Tập 2: Cho tam giác có độ dài cạnh lớn nhất bằng 4 cm. Hãy giải thích tại sao chu vi tam giác đó bé hơn 12 cm và lớn hơn 8 cm.

Lời giải:

Sách bài tập Toán 7 Bài 33 (Kết nối tri thức): Quan hệ giữa ba cạnh trong một tam giác (ảnh 1)

Gọi độ dài ba cạnh tam giác là a, b, c (cm), (a > b > c).

Cạnh lớn nhất là a = 4, b < 4, c < 4.

Chu vi tam giác là: a + b + c < 4 + 4 + 4 = 12.

Mặt khác, theo bất đẳng thức tam giác: b + c > a

Hay a + b + c > a + a

Suy ra a + b + c > 2a = 8

Do đó 8 < a + b + c < 12

Vậy chu vi tam giác đó bé hơn 12 cm và lớn hơn 8 cm.

Bài 9.11 trang 52 SBT Toán 7 Tập 2: Tam giác ABC có AB = 2 cm, BC = 5 cm, AC = b (cm) với b là một số nguyên. Hỏi b có thể bằng bao nhiêu?

Lời giải:

Sách bài tập Toán 7 Bài 33 (Kết nối tri thức): Quan hệ giữa ba cạnh trong một tam giác (ảnh 1)

Theo bất đẳng thức tam giác, ta có:

BC − AB < AC < BC + AB

Hay 5 − 2 < b < 5 + 2

Do đó 3 < b < 7

Mà b là số nguyên nên b ∈ {4; 5; 6}.

Bài 9.12 trang 52 SBT Toán 7 Tập 2: Tam giác ABC có AB = 2 cm, BC = 3 cm. Đặt CA = b (cm).

a) Chứng minh rằng 1 < b < 5.

b) Giả sử rằng với 1 < b < 5, có tam giác ABC thỏa mãn AB = 2 cm, BC = 3 cm, CA = b (cm). Với mỗi tam giác đó, hãy sắp xếp ba góc A, B, C theo thứ tự từ bé đến lớn.

Lời giải:

Sách bài tập Toán 7 Bài 33 (Kết nối tri thức): Quan hệ giữa ba cạnh trong một tam giác (ảnh 1)

a) Theo bất đẳng thức tam giác, ta có:

BC − AB < AC < BC + AB

Hay 3 − 2 < b < 3 + 2

Do đó 1 < b < 5 (đpcm).

b)

+) Với 1 < b ≤ 2, ta có: AC ≤ AB < BC.

Xét tam giác ABC có AC ≤ AB < BC nên suy ra B^C^<A^ .

+) Với 2 < b ≤ 3, ta có: AB ≤ AC < BC.

Xét tam giác ABC có AB ≤ AC < BC nên suy ra C^B^<A^ .

+) Với 3 < b < 5, ta có: AB ≤ BC < AC.

Xét tam giác ABC có AB ≤ BC < AC nên suy ra C^A^<B^ .

Bài 9.13 trang 52 SBT Toán 7 Tập 2:

a) Cho P là một điểm bên trong tam giác ABC. Chứng minh rằng:

AB + AC > PB + PC.

b) Cho M là một điểm bên trong tam giác ABC. Chứng minh rằng:

12AB+BC+CA<MA+MB+MC<AB+BC+CA

Lời giải:

a)

Sách bài tập Toán 7 Bài 33 (Kết nối tri thức): Quan hệ giữa ba cạnh trong một tam giác (ảnh 1)

Lấy N là giao điểm của đường thẳng AC và BP.

Ta có: AB + AC = AB + (AN + NC) = (AB + AN) + NC (1)

Áp dụng bất đẳng thức tam giác vào tam giác ABN nên suy ra: AB + AN > BN (2)

Từ (1) và (2) suy ra:

AB + AC > BN + NC = (BP + NP) + NC

= PB + (NP + NC) (3)

Áp dụng bất đẳng thức tam giác vào tam giác CPN nên suy ra:

NP + NC > PC (4)

Từ (3) và (4) suy ra: AB + AC > PB + PC (đpcm).

b)

Sách bài tập Toán 7 Bài 33 (Kết nối tri thức): Quan hệ giữa ba cạnh trong một tam giác (ảnh 1)

Áp dụng bất đẳng thức tam giác vào tam giác MAB ta có:

MA + MB > AB (5)

Tương tự với các tam giác MBC và MAC ta lần lượt suy ra được:

MB + MC > BC và MA + MC > AC (6).

Từ (5) và (6) ta suy ra được:

(MA + MB) + (MB + MC) + (MA + MC) > AB + BC + AC

Hay 2(MA + MB + MC) > AB + BC + AC

Suy ra 12AB+BC+CA<MA+MB+MC()

Mặt khác chứng minh tương tự theo a) ta có:

AB + AC > MB + MC; AC + BC > MA + MB; BC + BA > MC + MA.

Từ đó ta suy ra được:

(MA + MB) + (MB + MC) + (MA + MC) < (AC + AB) + (AB + AC) + (BC + BA)

Hay 2(MA + MB + MC) < 2(AB + BC + CA)

Suy ra MA + MB + MC < AB + BC + CA (**)

Từ (*) và (**) ta suy ra:

12AB+BC+CA<MA+MB+MC<AB+BC+CA (đpcm).

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 7 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết nhất:

Bài 31: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác

Bài 32: Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên

Bài 34: Sự đồng quy của ba đường trung tuyến, ba đường phân giác trong một tam giác

Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác

Ôn tập chương 9

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Quan hệ giữa ba cạnh trong một tam giác sbt
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!