Giải Sách bài tập Toán 10 Bài 26: Biến cố và định nghĩa cổ điển của xác suất
Giải SBT Toán 10 trang 63 Tập 2
Bài 9.1 trang 63 SBT Toán 10 Tập 2: Gieo một con xúc xắc liên tiếp hai lần.
a) Mô tả không gian mẫu.
b) Gọi A là biến cố: “Tổng số chấm xuất hiện lớn hơn hay bằng 8”. Biến cố A và là các tập con nào của không gian mẫu?
Lời giải:
a)
Khi gieo con xúc xắc lần thứ nhất, ta sẽ nhận được số chấm a là số tự nhiên bất kì xuất hiện với 1 ≤ a ≤ 6.
Khi gieo con xúc xắc lần thứ hai, ta sẽ nhận được số chấm b là số tự nhiên bất kì xuất hiện với 1 ≤ b ≤ 6
Do đó, không gian mẫu là: Ω = {(a, b), 1 ≤ a, b ≤ 6} trong đó a, b tương ứng là số chấm xuất hiện ở lần gieo thứ nhất và thứ hai.
b)
Gọi A là biến cố: “Tổng số chấm xuất hiện lớn hơn hay bằng 8”. Ta có:
Khi a = 1 thì không tồn tại b với 1 ≤ b ≤ 6 thỏa mãn
Khi a = 2 thì b = 6
Khi a = 3 thì b = 5 hoặc b = 6
Khi a = 4 thì b = 4 hoặc b = 5 hoặc b = 6
Khi a = 5 thì b = 3 hoặc b = 4 hoặc b = 5 hoặc b = 6
Khi a = 6 thì b = 2 hoặc b = 3 hoặc b = 4 hoặc b = 5 hoặc b = 6
Do đó, A = {(2, 6); (3, 5); (3, 6); (4, 4); (4, 5); (4, 6); (5, 3); (5, 4); (5, 5); (5, 6); (6, 2); (6, 3); (6, 4); (6, 5); (6, 6)}.
= Ω\A = {(1, 1); (1, 2); (1, 3); (1, 4); (1, 5); (1, 6); (2, 1); (2, 2); (2, 3); (2, 4); (2, 5); (3, 1); (3, 2); (3, 3); (3, 4); (4, 1); (4, 2); (4, 3); (5, 1); (5, 2); (6, 1)}.
a) Mô tả không gian mẫu.
b) Xét các biến cố sau:
E: “Con xúc xắc xuất hiện mặt 6”;
F: “Rút được thẻ A hoặc con xúc xắc xuất hiện mặt 5”.
Các biến cố E, , F và là các tập con nào của không gian mẫu?
Lời giải:
a)
Khi gieo con xúc xắc 1 lần, ta sẽ nhận được số chấm a là số tự nhiên bất kì xuất hiện với 1 ≤ a ≤ 6.
Khi rút ngẫu nhiên một thẻ từ một hộp chứa 4 thẻ A, B, C, D ta sẽ nhận được 1 phần tử bất kì trong tập hợp {A; B; C; D}
Do đó, không gian mẫu là:
Ω = {(1, A); (1, B); (1, C); (1, D); (2, A); (2, B); (2, C); (2, D); (3, A); (3, B); (3, C); (3, D); (4, A); (4, B); (4, C); (4, D); (5, A); (5, B); (5, C); (5, D); (6, A); (6, B); (6, C); (6, D)}.
b)
Xét biến cố E: “Con xúc xắc xuất hiện mặt 6”. Ta có:
E = {(6, A); (6, B); (6, C); (6, D)}.
Xét biến cố = Ω\E = {(1, A); (1, B); (1, C); (1, D); (2, A); (2, B); (2, C); (2, D); (3, A); (3, B); (3, C); (3, D); (4, A); (4, B); (4, C); (4, D); (5, A); (5, B); (5, C); (5, D)}.
Xét biến cố F: “Rút được thẻ A hoặc con xúc xắc xuất hiện mặt 5”. Ta có:
Gọi biến cố F1: “Rút được thẻ A”. Ta có:
F1 = {(1, A); (2, A); (3, A); (4, A); (5, A); (6, A)}.
Gọi biến cố F2: “Con xúc xắc xuất hiện mặt 5”. Ta có:
F2 = {(5, A); (5, B); (5, C); (5, D)}
Do đó, ta có: F = F1 ∪ F2 = {(1, A); (2, A); (3, A); (4, A); (5, A); (6, A); (5, B); (5, C); (5, D)}.
Xét biến cố = Ω\F = {(1, B); (1, C); (1, D); (2, B); (2, C); (2, D); (3, B); (3, C); (3, D); (4, B); (4, C); (4, D); (6, B); (6, C); (6, D)}.
Rút ngẫu nhiên từ mỗi túi I và II một tấm thẻ.
a) Mô tả không gian mẫu.
b) Xét các biến cố sau:
A: “Hai số trên hai tấm thẻ bằng nhau”;
B: “Hai số trên hai tấm thẻ chênh nhau 2”;
C: “Hai số trên hai tấm thẻ chênh nhau lớn hơn hay bằng 2”.
Các biến cố là các tập con nào của không gian mẫu?
Lời giải:
a)
Rút ngẫu nhiên từ túi I một tấm thẻ ta nhận được tấm thẻ đánh số 1 hoặc 2 hoặc 3 hoặc 4.
Rút ngẫu nhiên từ túi II một tấm thẻ ta nhận được tấm thẻ đánh số 1 hoặc 2 hoặc 3 hoặc 4 hoặc 5.
Do đó, không gian mẫu là:
Ω = {(1, 1); (1, 2); (1, 3); (1, 4); (1, 5); (2, 1); (2, 2); (2, 3); (2, 4); (2, 5); (3, 1); (3, 2); (3, 3); (3, 4); (3, 5); (4, 1); (4, 2); (4, 3); (4, 4); (4, 5)}.
b)
Xét biến cố A: “Hai số trên hai tấm thẻ bằng nhau”, ta có:
A = {(1, 1); (2, 2); (3, 3); (4, 4)}.
Xét biến cố: = Ω\A = {(1, 2); (1, 3); (1, 4); (1, 5); (2, 1); (2, 3); (2, 4); (2, 5); (3, 1); (3, 2); (3, 4); (3, 5); (4, 1); (4, 2); (4, 3); (4, 5)}.
Xét biến cố B: “Hai số trên hai tấm thẻ chênh nhau 2”, để thỏa mãn B ta có:
Khi rút ra từ túi I tấm thẻ đánh số 1 thì túi II phải rút ra thẻ đánh số 3
Khi rút ra từ túi I tấm thẻ đánh số 2 thì túi II phải rút ra thẻ đánh số 4
Khi rút ra từ túi I tấm thẻ đánh số 3 thì túi II phải rút ra thẻ đánh số 5
Khi rút ra từ túi II tấm thẻ đánh số 1 thì túi I phải rút ra thẻ đánh số 3
Khi rút ra từ túi II tấm thẻ đánh số 2 thì túi I phải rút ra thẻ đánh số 4
Do đó, B = {(1, 3); (2, 4), (3, 5); (3, 1); (4, 2)}.
Xét biến cố: = Ω\B = {(1, 1); (1, 2); (1, 4); (1, 5); (2, 1); (2, 3); (2, 2); (2, 5); (3, 2); (3, 3); (3, 4); (4, 1); (4, 3); (4, 4); (4, 5)}.
Xét biến cố C: “Hai số trên hai tấm thẻ chênh nhau lớn hơn hay bằng 2”, có nghĩa là hiệu số trên 2 tấm thẻ là 2 hoặc 3 hoặc 4.
Do đó, C = {(1, 3); (1, 4); (1, 5); (2, 4); (2, 5); (3, 5); (3, 1); (4, 1); (4, 2)}.
Xét biến cố: = Ω\C = {(1, 1); (1, 2); (2, 1); (2, 3); (2, 2); (3, 2); (3, 3); (3, 4); (4, 3); (4, 4); (4, 5)}.
Lời giải:
Gieo một đồng xu 1 lần ta thu được kết quả bất kì thuộc tập hợp: {sấp; ngửa}.
Gieo một con xúc xắc 1 lần ta thu được kết quả bất kì thuộc tập hợp: {1; 2; 3; 4; 5; 6}.
Do đó, không gian mẫu là:
Ω = {(sấp, 1); (sấp, 2); (sấp, 3); (sấp, 4); (sấp, 5); (sấp, 6); (ngửa, 1); (ngửa, 2); (ngửa, 3); (ngửa, 4); (ngửa, 5); (ngửa, 6)}.
Số phần tử của Ω là: n(Ω) = 12.
Xét biến cố A: “Đồng xu xuất hiện mặt sấp hoặc con xúc xắc xuất hiện mặt 5 chấm”.
A1: “Đồng xu xuất hiện mặt sấp”. Ta có: A1 = {(sấp, 1); (sấp, 2); (sấp, 3); (sấp, 4); (sấp, 5); (sấp, 6)}.
A2: “Con xúc xắc xuất hiện mặt 5 chấm”. Ta có: A2 = {(sấp, 5); (ngửa, 5)}.
Do đó, ta có:
A = A1 ∪ A2 = {(ngửa, 5); (sấp, 1); (sấp, 2); (sấp, 3); (sấp, 4); (sấp, 5); (sấp, 6)}.
Số phần tử của A là: n(A) = 7.
Do đó, xác suất của biến cố A là: .
a) A: “Cả hai tấm thẻ đều mang số 5”.
b) B: “Tổng hai số trên hai tấm thẻ bằng 6”.
Lời giải:
Rút ngẫu nhiên từ hộp I một tấm thẻ ta nhận được tấm thẻ vàng đánh số a bất kì với 1 ≤ a ≤ 12, a ∈ ℕ.
Rút ngẫu nhiên từ hộp II một tấm thẻ ta nhận được tấm thẻ đỏ đánh số b bất kì với 1 ≤ b ≤ 6, b ∈ ℕ.
Do đó, không gian mẫu là:
Ω = {(a, b), 1 ≤ a ≤ 12, 1 ≤ b ≤ 6, a, b ∈ ℕ}.
Do đó theo quy tắc nhân, Ω có: 12 . 6 = 72 (phần tử) hay n(Ω) = 72.
a)
Xét biến cố A: “Cả hai tấm thẻ đều mang số 5”. Ta có:
Khi a = 5 thì b = 5
Do đó A = {(5, 5)}.
Số phần tử của A là: n(A) = 1 .
Xác suất của biến cố A là: .
b)
Xét biến cố B: “Tổng hai số trên hai tấm thẻ bằng 6”. Ta có:
Khi a = 1 thì b = 5
Khi a = 2 thì b = 4
Khi a = 3 thì b = 3
Khi a = 4 thì b = 2
Khi a = 5 thì b = 1
Khi a ≥ 6 thì không tồn tại b với 1 ≤ b ≤ 6 thỏa mãn
Do đó B = {(1, 5); (2, 4); (3, 3); (4, 2); (5, 1)}.
Số phần tử của B là: n(B) = 5.
Xác suất của biến cố B là: .
Lời giải:
Rút ngẫu nhiên từ hộp I một tấm thẻ ta nhận được tấm thẻ đánh số a bất kì với 1 ≤ a ≤ 5, a ∈ ℕ.
Rút ngẫu nhiên từ hộp II một tấm thẻ ta nhận được tấm thẻ đánh số b bất kì với 1 ≤ b ≤ 6, b ∈ ℕ.
Rút ngẫu nhiên từ hộp III một tấm thẻ ta nhận được tấm thẻ đánh số c bất kì với 1 ≤ c ≤ 7, c ∈ ℕ.
Khi đó, Ω = {(a, b, c), 1 ≤ a ≤ 5; 1 ≤ b ≤ 6; 1 ≤ c ≤ 7, a, b, c ∈ ℕ}.
Theo quy tắc nhân, ta có: n(Ω) = 5 . 6 . 7 = 210.
Gọi biến cố A: “Tổng ba số ghi trên ba tấm thẻ bằng 15”.
Ta có:
A = {(2, 6, 7); (3, 6, 6); (3, 5, 7); (4, 6, 5); (4, 5, 6); (4, 4, 7); (5, 3, 7); (5, 4, 6); (5, 5, 5); (5, 6, 4)}.
Suy ra, n(A) = 10.
Vậy xác suất của biến cố A là: P(A) = .
Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: