Giải Chuyên đề Tin học 11 Bài 10 (Kết nối tri thức): Ra mắt phim hoạt hình của em

1900.edu.vn giới thiệu giải Chuyên đề học tập Tin học 11 Bài 10: Ra mắt phim hoạt hình của em sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề học tập Tin học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Tin học 11 Bài 10: Ra mắt phim hoạt hình của em

Khởi động trang 47 Chuyên đề Tin học 11: Hãy tập hợp dữ liệu mà em đã chuẩn bị từ các nguồn khác nhau để hoàn thiện bộ phim hoạt hình của mình trong tiết học này. Đừng quên lập một kế hoạch để ra mắt bộ phim của em sao cho thật ấn tượng nhé.

Lời giải:

Tập hợp dữ liệu mà em đã chuẩn bị từ các nguồn khác nhau để hoàn thiện bộ phim hoạt hình của mình trong tiết học này.

Nhiệm vụ trang 47 Chuyên đề Tin học 11: Hoàn thiện phim hoạt hình từ các nguồn dữ liệu khác nhau.

Lời giải:

Bước 1: Tạo đoạn phim như yêu cầu nêu trên bằng các kiến thức đã học với phần mềm VideoPad. Lưu lại dưới dạng dự án .vpj.

Bước 2: Đánh giá phim

Bước 3: Xem xét các ý kiến góp ý, quyết định cách chỉnh sửa, bổ sung để bộ phim hoàn thiện. Ghi lại các nội dung cần chỉnh sửa và hình dung công cụ cần sử dụng để chỉnh sửa.

Bước 4: Từng bước thực hiện chỉnh sửa bằng các công cụ cần thiết.

Bước 5: Phát hành bộ phim dưới dạng tệp .mp4.

Bước 6: Đánh giá theo các tiêu chí tại Bảng 10.1.

Luyện tập trang 48 Chuyên đề Tin học 11: Đâu là các phát biểu không đúng trong các phát biểu dưới đây?

a) Số phần trong một mẫu câu chuyện có sẵn là cố định, không thể thêm hoặc bớt.

b) Có thể tạo mới các mẫu phông nền hoặc nhân vật trong phần mềm Toontastic.

c) Có thể chụp ảnh bằng camera của máy tính để làm khuôn mặt cho nhân vật có sẵn của phần mềm Toontastic

d) Có thể đưa mỗi ảnh từ máy tính vào làm phông nền cho mỗi phân cảnh trong phần mềm Toontastic.

e) Không thể sửa lại các phân cảnh sau khi đã quay xong và lồng nhạc nền.

f) Phần mềm Toontastic giới hạn thời lượng của mỗi phân cảnh.

g) Chỉ được sử dụng phần mềm Toontastic để làm phim hoạt hình, không thể kết hợp với các phần mềm khác.

h) Có thể sử dụng thêm một số phần mềm bổ trợ khác để tạo nguồn dữ liệu cho phim hoạt hình.

Lời giải:

Các phát biểu không đúng là:

a) Số phần trong một mẫu câu chuyện có sẵn là cố định, không thể thêm hoặc bớt.

e) Không thể sửa lại các phân cảnh sau khi đã quay xong và lồng nhạc nền.

f) Phần mềm Toontastic giới hạn thời lượng của mỗi phân cảnh.

Vận dụng 1 trang 48 Chuyên đề Tin học 11: Làm thế nào để sử dụng bài hát em yêu thích làm nhạc nền cho một bộ phim hoạt hình đã được thực hiện bởi phần mềm Toontastic?

Lời giải:

Để sử dụng bài hát em yêu thích làm nhạc nền cho một bộ phim hoạt hình đã được thực hiện bởi phần mềm Toontastic thực hiện như sau:

B1. Mở Toontastic 3D và bắt đầu một dự án mới.

B2. Chọn cảnh hoặc tạo mới một cảnh bằng cách nhấn nút “+”.

B3. Thêm các nhân vật hoặc cảnh vật vào cảnh của bạn.

B4. Nhấn vào biểu tượng “Thêm âm thanh” ở góc dưới bên phải màn hình.

B5. Chọn âm thanh từ thư viện âm thanh có sẵn hoặc tải lên các tệp âm thanh của riêng bạn.

B6. Kéo và thả âm thanh vào vị trí mong muốn trong cảnh hoạt hình.

B7. Thêm hiệu ứng âm thanh bằng cách sử dụng các công cụ có sẵn trên Toontastic 3D, ví dụ như tăng giảm âm lượng, thay đổi tốc độ, thêm vòng lặp, hoặc chèn các âm thanh đặc biệt khác.

B8. Khi bạn hoàn thành việc thêm âm thanh, bạn có thể xem lại và chỉnh sửa cảnh của mình, sau đó lưu lại và chia sẻ nó với người khác.

Vận dụng 2 trang 48 Chuyên đề Tin học 11: Tiếp tục lên các ý tưởng mới và thực hiện thêm những bộ phim hoạt hình em mong muốn.

Lời giải:

Tiếp tục lên các ý tưởng mới và thực hiện thêm những bộ phim hoạt hình như: các bộ phim hoạt hình về kĩ năng sống cho trẻ em.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Tin học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Câu hỏi liên quan

Bước 1: Tạo đoạn phim như yêu cầu nêu trên bằng các kiến thức đã học với phần mềm VideoPad. Lưu lại dưới dạng dự án .vpj. Bước 2: Đánh giá phim Bước 3: Xem xét các ý kiến góp ý, quyết định cách chỉnh sửa, bổ sung để bộ phim hoàn thiện. Ghi lại các nội dung cần chỉnh sửa và hình dung công cụ cần sử dụng để chỉnh sửa. Bước 4: Từng bước thực hiện chỉnh sửa bằng các công cụ cần thiết. Bước 5: Phát hành bộ phim dưới dạng tệp .mp4. Bước 6: Đánh giá theo các tiêu chí tại Bảng 10.1.
Xem thêm
Để sử dụng bài hát em yêu thích làm nhạc nền cho một bộ phim hoạt hình đã được thực hiện bởi phần mềm Toontastic thực hiện như sau: B1. Mở Toontastic 3D và bắt đầu một dự án mới. B2. Chọn cảnh hoặc tạo mới một cảnh bằng cách nhấn nút “+”. B3. Thêm các nhân vật hoặc cảnh vật vào cảnh của bạn. B4. Nhấn vào biểu tượng “Thêm âm thanh” ở góc dưới bên phải màn hình. B5. Chọn âm thanh từ thư viện âm thanh có sẵn hoặc tải lên các tệp âm thanh của riêng bạn. B6. Kéo và thả âm thanh vào vị trí mong muốn trong cảnh hoạt hình. B7. Thêm hiệu ứng âm thanh bằng cách sử dụng các công cụ có sẵn trên Toontastic 3D, ví dụ như tăng giảm âm lượng, thay đổi tốc độ, thêm vòng lặp, hoặc chèn các âm thanh đặc biệt khác. B8. Khi bạn hoàn thành việc thêm âm thanh, bạn có thể xem lại và chỉnh sửa cảnh của mình, sau đó lưu lại và chia sẻ nó với người khác.
Xem thêm
Tiếp tục lên các ý tưởng mới và thực hiện thêm những bộ phim hoạt hình như: các bộ phim hoạt hình về kĩ năng sống cho trẻ em.
Xem thêm
Tập hợp dữ liệu mà em đã chuẩn bị từ các nguồn khác nhau để hoàn thiện bộ phim hoạt hình của mình trong tiết học này.
Xem thêm
Các phát biểu không đúng là: a) Số phần trong một mẫu câu chuyện có sẵn là cố định, không thể thêm hoặc bớt. e) Không thể sửa lại các phân cảnh sau khi đã quay xong và lồng nhạc nền. f) Phần mềm Toontastic giới hạn thời lượng của mỗi phân cảnh.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Ra mắt phim hoạt hình của em
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!