Giải Chuyên đề Sinh học 11 Bài 8: Vệ sinh an toàn thực phẩm và nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
Lời giải:
Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm |
Loại thực phẩm |
Cơ chế gây bệnh cho con người |
Tác nhân vật lí |
Các mảnh kim loại, mảnh thuỷ tinh, cát, sỏi, xương,… có thể bị lẫn vào thực phẩm do sự bào mòn, hư hỏng của dụng cụ chế biến, bao bì,… |
Gây tổn thương hệ tiêu hoá. |
Thực phẩm có thể bị ô nhiễm phóng xạ do sự cố rò rỉ phóng xạ từ các trung tâm nghiên cứu phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử,… |
Các đồng vị phóng xạ nếu tích luỹ lâu dài qua thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ ung thư. |
|
Tác nhân hoá học |
Các thực phẩm chứa chất độc tự nhiên: nấm độc, sắn, khoai tây mọc mầm, cóc, cá nóc, thực phẩm bị biến chất hoặc ôi thiu,… |
Các chất độc hoá học có trong một số thực phẩm ảnh hưởng nặng nề đến hệ thần kinh, trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong. Ví dụ: Độc tố cyanogenic glycoside trong củ sắn gây nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi và có thể gây tử vong; độc tố solanine trong củ khoai tây mọc mầm gây tiêu chảy, đau bụng;… |
Các thực phẩm bị nhiễm hoá chất như kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phụ gia thực phẩm, hợp chất có trong nguyên liệu làm bao bì đóng gói thực phẩm,… |
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tiêu hoá, tạo chất gây ung thư và có thể gây tử vong. Ví dụ: Phosphorus hữu cơ (thuốc nhóm thuốc trừ sâu) ức chế enzyme phân huỷ acetylcholine gây rối loạn dẫn truyền thần kinh, tim mạch,… dễ dẫn đến tử vong; các chất clenbuterol, salbutamol dùng trong chăn nuôi có tác dụng giảm mỡ, tăng nạc nhưng lại kích thích thần kinh giao cảm, gây rối loạn nhịp tim và suy tim ở người,… |
|
Tác nhân sinh học |
Thực phẩm bị nhiễm virus: Virus thường có trong thực phẩm như nước, rau củ, quả bị ô nhiễm, động vật có vỏ được nuôi bằng nước ô nhiễm,… |
Sau khi xâm nhập vào đường tiêu hoá, virus nhân lên với số lượng lớn trong tế bào, phá huỷ tế bào đường tiêu hoá hoặc xâm nhiễm vào tế bào của cơ quan khác để gây bệnh. Chất nôn, giọt tiết, nước bọt và chất thải người bệnh chứa rất nhiều virus, khi thải ra môi trường nếu không thực hiện vệ sinh sẽ lây nhiễm vào thực phẩm và gây bệnh cho con người. |
Thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn |
Khi xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hoá, vi khuẩn bám vào các tế bào biểu mô ruột, tăng sinh số lượng lớn và tiết ra một số chất độc gây tổn thương hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ thần kinh với các triệu chứng điển hình như nôn, tiêu chảy, đau bụng, có thể sốt, đau đầu, chóng mặt,… |
|
Thực phẩm bị nhiễm nấm mốc |
Độc tố do nấm mốc tiết ra gây ngộ độc cấp tính khi ăn phải lượng lớn; gây nhiễm độc mạn tính khi ăn lượng ít trong thời gian dài như suy giảm miễn dịch, ung thư gan, ung thư thận,… |
|
Thực phẩm bị nhiễm các động vật không xương sống như giun tròn, giun móc, sán dây, sán lá,… |
Khi xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoá, động vật không xương sống có thể tồn tại ở ruột hoặc di chuyển đến các cơ quan khác như gan, não, phổi,… Động vật không xương sống sử dụng máu và chất dinh dưỡng của cơ thể người; các chất chuyển hoá của động vật không xương sống làm rối loạn chức năng, tổn thương các cơ quan trong cơ thể gây nên các hội chứng rối loạn tiêu hoá, thiếu máu, viêm ruột, viêm màng não, viêm phổi, tắc ruột, suy dinh dưỡng,… |
II. Một số nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm thường
Lời giải:
Ví dụ về tác nhân vật lí gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng tới sức khỏe con người:
- Tia phóng xạ do sự cố rò rỉ phóng xạ từ các trung tâm nghiên cứu phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử, môi trường bị ô nhiễm phóng xạ,…
- Các mảnh kim loại, mảnh thủy tinh, mảnh gãy của vật liệu, đá, cát, sỏi, xương,...
Lời giải:
Tác hại của một số chất độc tự nhiên trong nấm, thực vật và động vật:
- Chất độc tự nhiên trong nấm: Chất độc muscimol và muscarine có trong một số loài nấm gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, tổn thương gan, hệ thần kinh và có thể dẫn tới tử vong.
- Chất độc tự nhiên trong thực vật: Độc tố cyanogenic glycoside trong củ sắn, cao lương, hạnh nhân gây nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi và có thể gây tử vong; độc tố solanine trong củ khoai tây mọc mầm hoặc những phần củ có màu xanh, quả cà chua xanh,… nếu nhẹ thường ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến trung khu hô hấp và tuần hoàn thuộc hệ thần kinh;…
- Chất độc tự nhiên trong động vật: Chất độc bufotoxin ở cóc gây rối loạn hoạt động hệ tiêu hoá, hệ thần kinh, tuần hoàn; chất độc ở cá nóc như hepatoxin (ở gan), tetrodotoxin và tetronic acid (ở buồng trứng) có độc tính rất mạnh tác động đến hệ thần kinh, làm liệt thần kinh thị giác và vận động, có khả năng gây tử vong cao;…
Lời giải:
Một số biện pháp giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm do các chất độc tự nhiên:
- Không sử dụng các loại thực phẩm được khuyến cáo có khả năng chứa chất độc, các loại thực phẩm lạ.
- Chế biến thực phẩm đúng cách để loại bỏ chất độc trong thực phẩm. Ví dụ: Để phòng chống ngộ độc sắn cần loại bỏ hết phần vỏ và phần đầu củ; ngâm củ sắn qua đêm; khi luộc cho nhiều nước mở vung cho chất độc thoát ra ngoài không khí.
- Bảo quản thực phẩm đúng cách để hạn chế chất độc trong thực phẩm. Ví dụ: Để giảm hàm lượng solanine, cần bảo quản khoai tây ở nơi tối, mát và khô ráo; chỉ ăn cà chua khi đã chín;…
Lời giải:
- Thực phẩm bị nhiễm hóa chất độc hại từ những nguồn như:
+ Kim loại nặng: các kim loại nặng như chì, arsenic, zinc, mecury,… tồn tại trong đất nước bị ô nhiễm; vật liệu nhiễm kim loại nặng trong quá trình sản xuất và đóng gói thực phẩm;…
+ Thuốc bảo vệ thực vật: thuốc trừ sâu, thuốc diệt mối, nấm mốc và cỏ,…
+ Thuốc thú y: chất kích thích sinh trưởng, chất tăng trọng, chất kháng sinh, thuốc kháng kí sinh trùng,…
+ Phụ gia thực phẩm: chất bảo quản thực phẩm, chất làm ngọt, hương liệu, chất tạo màu,… trong danh mục cấm hoặc sử dụng vượt quá liều lượng cho phép.
+ Hợp chất trong bao bì đựng thực phẩm: bisphenol, formaldehyde, phthalate,…
- Tác hại của các hóa chất đó đối với cơ thể: Khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm hoá chất độc hại sẽ gây ra ngộ độc cấp tính do tổn thương dạ dày, ruột và bệnh mạn tính do tích lũy, tồn lưu hóa chất độc hại.
Lời giải:
Một số loại virus khác gây ngộ độc thực phẩm ở người:
- Virus cúm gia cầm (H5N1): Gia cầm bị bệnh truyền sang cho người qua con đường ăn uống. Khi bị nhiễm virus cúm gia cầm, người bệnh có triệu chứng sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ bắp, viêm màng kết, trường hợp nghiêm trọng có thể gây suy giảm hô hấp, viêm phổi và có thể dẫn tới tử vong.
- Virus gây bệnh viêm gan E: Từ nước, virus bám vào thức ăn như rau, thực phẩm (do dùng nước sông, ao hồ để rửa), nước uống. Khi con người ăn, uống phải loại thức ăn, nước uống đó sẽ mắc bệnh. Tuy vậy, mắc bệnh viêm gan E chỉ chiếm một tỉ lệ dưới 10%, nhưng điều đáng nói ở đây là bệnh dễ trở thành ác tính, có tỉ lệ tử vong khoảng 0,5 - 4%.
Lời giải:
Tiêu chí |
Salmonella |
Staphylococcus |
Clostridium |
Vibrio |
Đặc điểm vi khuẩn |
Không có bào tử, thuộc nhóm hiếu khí hoặc kị khí |
Là các cầu khuẩn gram dương, có đường kính khoảng 1 µm, chúng thường nằm tụ với nhau tạo thành từng cụm, có hình thái giống chùm nho. |
Có bào tử chịu nhiệt cao trong khoảng thời gian dài (ở 100oC tồn tại được 6 giờ), thuộc nhóm kị khí. |
Không có bào tử, thuộc nhóm hiếu khí |
Nguồn thực phẩm |
Trứng, thịt, sữa, nước trái cây chưa tiệt trùng, trái cây và rau bị ô nhiễm |
Sữa, các sản phẩm của sữa, thịt, trứng,… |
Thực phẩm bảo quản trong môi trường yếm khí như thịt hộp, thực phẩm hút chân không. |
Thực phẩm ô nhiễm, hải sản sống hoặc chưa nấu chín |
Cơ chế gây bệnh |
Vi khuẩn đi vào đường tiêu hóa và sinh nội độc tố gây tổn thương niêm mạc ruột, hệ thần kinh và nhiễm độc toàn thân |
Tiết ngoại độc tố rất mạnh, tác động lên hệ tuần hoàn, hô hấp,… |
Tiết ngoại độc tố rất mạnh gây liệt thần kinh ngoại biên, liệt cơ hô hấp dẫn đến suy hô hấp |
Khi xâm nhập vào đường tiêu hóa, phát triển ở ruột non và tiết độc tố gây tiêu chảy cấp tính, đồng thời gây biến chứng lên cơ quan khác như tim mạch, suy thận, thần kinh và nguy hiểm đến tính mạng |
Thời gian ủ bệnh |
6 - 48 giờ |
1 - 6 giờ |
12 - 72 giờ |
1 - 7 ngày |
Nguy cơ tử vong |
Không |
Thấp |
Có |
Rất cao |
Lời giải:
Thực phẩm có hàm lượng nước và chất dinh dưỡng cao – đây chính là điều kiện lí tưởng cho nấm mốc phát triển. Do đó, nếu thực phẩm sau thu hoạch không được phơi khô, sấy khô và bảo quản đúng cách sẽ rất dễ bị nhiễm nấm mốc.
A. Thịt để trong hộp thiếc kín lâu ngày.
B. Thực phẩm quá hạn sử dụng.
C. Hạt lạc, hạt tiêu,... để lâu ngày trong môi trường ẩm ướt.
D. Nguồn nguyên liệu chế biến thực phẩm được nuôi trồng bằng nước ô nhiễm.
Lời giải:
A. Có. Thịt hộp để lâu ngày dễ sản sinh ra vi khuẩn Clostridium gây ngộ độc thực phẩm.
B. Có. Thực phẩm quá hạn sử dụng sẽ bị biến tính và sinh ra các độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
C. Có. Hạt lạc, hạt tiêu,... để lâu ngày trong môi trường ẩm ướt sẽ dễ bị nhiễm nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm.
D. Có. Nguồn nguyên liệu chế biến thực phẩm được nuôi trồng bằng nước ô nhiễm có thể bị nhiễm kim loại nặng, virus hoặc vi khuẩn,… gây ngộ độc thực phẩm.
Vận dụng 2 trang 63 Chuyên đề Sinh học 11: Vì sao không nên sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc?
Lời giải:
Không nên sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc vì:
- Những thực phẩm không rõ nguồn gốc sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khoẻ thậm chí là tính mạng người tiêu dùng như gây ngộ độc cấp tính hoặc gây nhiễm độc mạn tính.
- Ngoài ra, khi gặp các vấn đề về sức khỏe do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc thì cơ quan chức năng không thể nào truy xuất được nguồn gốc thực phẩm, dẫn đến những hậu quả lớn. Ví dụ có thể gây độc cho nhiều người, gây độc lặp đi lặp lại hoặc có thể vượt qua vòng kiểm soát của cơ quan chức năng về kiểm soát chất lượng hàng hóa.
Vận dụng 3 trang 63 Chuyên đề Sinh học 11: Vì sao không nên ăn thực phẩm đã quá hạn sử dụng?
Lời giải:
Không nên ăn thực phẩm đã quá hạn sử dụng vì: Thực phẩm đã quá hạn sử dụng sẽ bị biến tính và có thể sinh ra các tác nhân gây bệnh đặc biệt là vi khuẩn. Do đó, khi ăn những thực phẩm đã quá hạn sử dụng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khoẻ thậm chí là tính mạng người tiêu dùng như gây ngộ độc cấp tính hoặc gây nhiễm độc mạn tính.
Xem thêm các bài giải Chuyên đề học tập Sinh học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 7: Dự án điều tra một số bệnh phổ biến ở người và tuyên truyền phòng chống bệnh