Giải Chuyên đề Sinh học 11 Bài 6 (Kết nối tri thức): Nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch ở người

1900.edu.vn xin giới thiệu giải Chuyên đề Sinh học 11 Bài 6: Nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch ở người sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề học tập Sinh học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Sinh học 11 Bài 6: Nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch ở người

Mở đầu trang 29 Chuyên đề Sinh học 11: Theo em, bằng cách nào một bệnh dịch có thể lây nhiễm và gây nên dịch bệnh trên diện rộng?

Lời giải:

Một dịch bệnh có thể lây nhiễm và gây nên dịch bệnh trên diện rộng là do mầm bệnh gây ra dịch bệnh đó có con đường lây nhiễm thích hợp. Có 4 con đường lây nhiễm của bệnh dịch bao gồm:

- Lây nhiễm qua đường tiêu hoá: do ăn, uống những thực phẩm nhiễm mầm bệnh.

- Lây qua đường hô hấp: qua các giọt bắn li ti được tạo ra khi người bệnh thở, ho, hắt hơi, nói chuyện, khạc nhổ,…

- Lây nhiễm qua đường máu: qua truyền máu, dùng chung kim tiêm; khi người lành có vết thương hở tiếp xúc với máu của người bệnh; từ mẹ sang con qua nhau thai.

- Lây nhiễm qua đường da: qua tiếp xúc các vết thương hở, vết xước hay vết cắt trên da với mầm bệnh.

I. Lây nhiễm qua đường tiêu hoá

Dừng lại và suy ngẫm trang 30 Chuyên đề Sinh học 11: Những việc làm nào trong quá trình sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm có thể là nguyên nhân lây nhiễm các bệnh theo đường tiêu hoá?

Lời giải:

Nguyên nhân lây nhiễm theo đường tiêu hoá có thể là:

- Sử dụng nước ô nhiễm chứa mầm bệnh để tưới, rửa rau, củ, quả,...

- Sử dụng dụng cụ chứa đựng, dụng cụ chế biến và bảo quản thực phẩm không được vệ sinh đúng cách.

- Thực phẩm nhiễm khuẩn không được nấu chín: ăn gỏi, tái,…

- Bàn tay tiếp xúc với mầm bệnh nhưng không được vệ sinh sạch sẽ khi chế biến thực phẩm.

- Người chế biến thực phẩm mang mầm bệnh truyền vào thực phẩm khi ho, hắt hơi.

- Sử dụng nguồn nước chế biến thực phẩm bị nhiễm mầm bệnh.

- Thức ăn nhiễm mầm bệnh do không được che đậy khiến cho ruồi, gián, chuột,... mang mầm bệnh tiếp xúc với thực phẩm.

II. Lây nhiễm qua đường hô hấp

Dừng lại và suy ngẫm trang 30 Chuyên đề Sinh học 11: Vẽ sơ đồ khái quát nguyên nhân lây nhiễm bệnh qua đường hô hấp.

Lời giải:

Sơ đồ khái quát nguyên nhân lây nhiễm bệnh qua đường hô hấp:

Vẽ sơ đồ khái quát nguyên nhân lây nhiễm bệnh qua đường hô hấp

  • III. Lây nhiễm qua đường máu

    Dừng lại và suy ngẫm trang 31 Chuyên đề Sinh học 11: Kể thêm một số bệnh dịch lây nhiễm qua đường máu. Những hoạt động nào làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh dịch này trong đời sống.

    Lời giải:

    - Một số bệnh khác lây nhiễm qua đường máu: viêm gan B (HVB), viêm gan C (HVC), bệnh giang mai,…

    - Những hoạt động làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh dịch này trong đời sống: truyền máu, ghép cơ quan, thụ tinh nhân tạo, dùng chung kim tiêm, kim châm cứu, kim xăm da,...

    IV. Lây nhiễm qua đường da

    V. Điều kiện thuận lợi để bệnh dịch bùng phát thành dịch bệnh

    Dừng lại và suy ngẫm trang 32 Chuyên đề Sinh học 11: Phân tích các nguy cơ dẫn đến bùng phát dịch bệnh.

    Lời giải:

    Các nguy cơ dẫn đến bùng phát dịch bệnh:

    - Thời tiết khí hậu: mưa, nóng, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh sinh sản và phát triển.

    - Điều kiện vệ sinh môi trường kém: phóng uế bừa bãi, rác thải y tế không qua xử lí, chất thải sinh hoạt, đặc biệt là phân người, phân gia súc, gia cầm không được xử lí trước khi đưa vào môi trường.

    - Tình trạng phát triển kinh tế tại địa phương còn hạn chế dẫn đến người dân khó tiếp cận dịch vụ y tế, tiêm chủng vaccine không đầy đủ,…

    - Người dân thiếu hiểu biết về bệnh dịch và các biện pháp phòng chống dịch.

    Luyện tập và vận dụng 1 trang 32 Chuyên đề Sinh học 11: Hoàn thành bảng theo mẫu sau:

    Hoàn thành bảng theo mẫu sau trang 32 Chuyên đề Sinh học 11

    Lời giải:

    STT

    Bệnh dịch

    Tác nhân

    gây bệnh

    Nguyên nhân lây nhiễm

    1

    Bệnh Covid-19

    Virus SAR-CoV-2

    Lây nhiễm qua đường hô hấp: lây trực tiếp từ người mắc bệnh tới người lành thông qua các giọt bắn li ti được tạo ra khi người bệnh thở, ho, hắt hơi, nói chuyện,…; người khoẻ chạm vào bề mặt hoặc đồ vật chứa mầm bệnh như mặt bàn, tay nắm cửa, khăn,… sau đó vô tình chạm vào mũi, miệng;…

    2

    Bệnh tả

    Phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae thuộc họ Vibrionaceae.

    Lây nhiễm qua đường tiêu hoá: rau, củ, quả nhiễm khuẩn do tưới nước ô nhiễm, không được tiệt trùng đúng cách; dụng cụ ăn uống, thức ăn tiếp xúc với ruồi, gián, chuột,…; bàn tay tiếp xúc với mầm bệnh; thực phẩm nhiễm khuẩn không được nấu chín; nguồn nước nhiễm khuẩn;…

    3

    Bệnh cúm

    Virus Influenza orthomyxo thuộc họ Orthomyxoviridae (virus cúm A, virus cúm B,…).

    Lây nhiễm qua đường hô hấp: lây trực tiếp từ người mắc bệnh tới người lành thông qua các giọt bắn li ti được tạo ra khi người bệnh thở, ho, hắt hơi, nói chuyện,…; người khoẻ chạm vào bề mặt hoặc đồ vật chứa mầm bệnh như mặt bàn, tay nắm cửa, khăn,… sau đó vô tình chạm vào mũi, miệng;…

    4

    Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)

    Virus HIV

    Lây truyền qua đường tình dục không an toàn.

    Lây truyền qua đường máu: dùng chung kim tiêm có máu hoặc tiếp xúc với dụng cụ bị ô nhiễm, truyền máu, ghép tạng,…

    Lây truyền từ mẹ sang con: trong khi mang thai, trong khi sinh con, qua sữa mẹ,…

    5

    Bệnh sốt xuất huyết

    Virus Dengue thuộc họ Flaviviridae

    Lây truyền qua đường máu: thông qua trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti.

Luyện tập và vận dụng 2 trang 32 Chuyên đề Sinh học 11: Đề xuất một số phương án nhằm giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Lời giải:

Một số phương án nhằm giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh:

- Chủ động thực hiện các biện pháp tăng cường sức đề kháng của cơ thể nhất là trong khoảng thời gian giao mùa: ăn uống đầy đủ, tập thể dục thể thao thường xuyên,…

- Cải thiện vệ sinh môi trường sống, không phóng uế bừa bãi, xử lí rác thải y tế, xử lí chất thải sinh hoạt, phân người, phân gia súc, gia cầm trước khi đưa vào môi trường.

- Tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận dịch vụ y tế, tiêm chủng vaccine phòng bệnh.

- Giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, cách li người bệnh kịp thời, tiêu diệt động vật trung gian truyền bệnh.

- Giáo dục, nâng cao hiểu biết của người dân về dịch bệnh và biện pháp phòng chống bệnh dịch.

- Cơ quan chức năng chủ động phòng chống dịch, đảm bảo nhân lực, kinh phí, vật tư phòng chống dịch.

Xem thêm các bài giải Chuyên đề học tập Sinh học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Câu hỏi liên quan

Nguyên nhân lây nhiễm theo đường tiêu hoá có thể là:
Xem thêm
Một dịch bệnh có thể lây nhiễm và gây nên dịch bệnh trên diện rộng là do mầm bệnh
Xem thêm
- Một số bệnh khác lây nhiễm qua đường máu: viêm gan B (HVB), viêm gan C (HVC), bệnh giang mai,…
Xem thêm
Các nguy cơ dẫn đến bùng phát dịch bệnh:
Xem thêm
Sơ đồ khái quát nguyên nhân lây nhiễm bệnh qua đường hô hấp:
Xem thêm
Một số phương án nhằm giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh:
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch ở người
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!