Phản ứng Fe(OH)2 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2S + H2O
1. Phương trình phản ứng giữa Fe(OH)2 và H2SO4 đặc
8Fe(OH)2 + 13H2SO4 → 4Fe2(SO4)3 + H2S + 20H2O
2. Điều kiện để phương trình phản ứng xảy ra
Nhiệt độ thường, dung dịch H2SO4 đặc nóng dư.
3. Hiện tượng sau phản ứng
Cho kim loại sắt tác dụng với dung dịch axit sunfric đặc nóng. Kim loại tan dần tạo thành dung dịch màu vàng nâu và có khí không màu mùi trứng thối thoát ra.
4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng
4.1. Bản chất của Fe(OH)2 (Sắt (II) hidroxit)
- Trong phản ứng trên Fe(OH)2 là chất khử.
- Fe(OH)2 có tính chất của bazo không tan nên tác dụng được với axit.
4.2. Bản chất của H2SO4 (Axit sunfuric)
- Trong phản ứng trên H2SO4 là chất oxi hoá.
- Trong H2SO4 thì S có mức oxi hoá +6 cao nhất nên H2SO4 đặc có tính axit mạnh, oxi hoá mạnh và háo nước.
5. Tính chất hóa học của Fe(OH)2
- Có tính chất của bazo không tan.
- Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
5.1. Bị nhiệt phân
- Nung Fe(OH)2 trong điều kiện không có không khí
Fe(OH)2 FeO + H2O
- Nung Fe(OH)2 trong không khí
4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O
5.2. Tác dụng với axit
Với axit không có tính oxi hóa như (HCl, H2SO4)
Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
5.3. Tính khử
- Với axit HNO3, H2SO4 đặc
3Fe(OH)2 + 10HNO3 loãng → 3Fe(NO3)3 + NO + 8H2O
2Fe(OH)2 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
- Tác dụng với các chất oxi hóa khác
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
6. Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Cho phản ứng sau: Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2S + H2O. Tổng hệ số tối giản trong phương trình trên là:
A. 40
B. 48
C. 52
D. 58
Lời giải:
Phương trình phản ứng hóa học
8Fe + 15H2SO4 → 4Fe2(SO4)3+ H2S + 12H2O
Câu 2. Cho phương trình hóa học : 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Fe(OH)2 là chất khử, H2O là chất oxi hoá.
B. Fe(OH)2 là chất khử, O2 là chất oxi hoá.
C. O2 là chất khử, H2O là chất oxi hoá.
D. Fe(OH)2 là chất khử, O2 và H2O là chất oxi hoá
Lời giải:
4+2Fe(OH)2 + 0O2 + 2H2O → 4+3Fe(−2OH)3.
Quá trình cho – nhận e:
+2Fe → +3Fe + 1e => Fe(OH)2 là chất khử
0O2+ 4e → 2−2O=> O2 là chất oxi hóa
Câu 3. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Sự oxi hóa là sự mất (nhường) electron
B. Sự khử là sự mất electron hay cho electron
C. Chất khử là chất nhường (cho) electron
D. Chất oxi hóa là chất thu electron
Lời giải:
Nắm được khái niệm:
+ Chất khử là chất nhường e
+ Chất oxi hóa là chất nhận e
+ Sự khử là sự nhận e
+ Sự oxi hóa là sự nhường e
Câu 4. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau
A. Chất oxi hóa là chất nhường electron.
B. Quá trình nhận electron là quá trình oxi hóa.
C. Chất khử là chất nhận electron.
D. Quá trình nhường electron là quá trình oxi hóa.
Lời giải:
Chất khử là chất cho e (bị oxi hóa)
Chất oxi hóa là chất nhận e (bị khử)
Quá trình cho e là quá trình oxi hóa, quá trình nhận e là quá trình khử.
Câu 5. Cho hỗn hợp gồm Fe dư và Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra khí NO. Muối thu được trong dung dịch là muối nào sau đây:
A. Fe(NO3)3
B. Fe(NO3)2
C. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2
D. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2
Lời giải:
Đáp án C
Câu 6. Phản ứng nào sau đây không tạo ra muối sắt (III)?
A. Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl đặc
B. Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch H2SO4
C. Fe dư tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội
D. FeO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư).
Lời giải:
Đáp án C
Vì dung dịch có Cu dư nên sẽ không có Fe (III) nên phản ứng cho ra hỗn hợp Fe(II) là Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2.
Xem thêm các phương trình hóa học liên quan đến Fe khác:
Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2O + H2O | Fe ra Fe(NO3)3
Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O | Fe ra Fe(NO3)3
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 | Fe ra FeSO4