Dung dịch tiêm Pralidoxime 500mg - Giải độc khi bạn bị ngộ độc do hóa chất - Cách dùng

Pralidoxime là thuốc được dùng để giải độc khi bạn bị ngộ độc do hóa chất hoặc thuốc trừ sâu (thuốc diệt côn trùng) hay do một loại thuốc dùng điều trị chứng rối loạn cơ bắp. Vậy thuốc Pralidoxime được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác động thuốc Pralidoxime

Thuốc Pralidoxime có thành phần chính là Pralidoxime

Pralidoxime là 2-formyl-1-methyl pyridinium clorid oxim, có tác dụng chính làm hoạt hóa trở lại cholinesterase (chủ yếu ở ngoài hệ thống TKTW).

  • Pralidoxime loại bỏ nhóm phosphoryl ra khỏi enzym bị ức chế bằng cách tạo nên một phức hợp oxim và làm enzym hoạt động trở lại để hủy acetylcholin tích lũy ở chỗ nối thần kinh - cơ làm cho cơ hết liệt
  • Pralidoxime cũng giải độc một số phosphat hữu cơ bằng phản ứng hóa học trực tiếp và cũng có thể phản ứng trực tiếp với cholinesterase để enzym không bị ức chế. Phải dùng Pralidoxime sớm trong vòng 24 giờ sau khi bị ngộ độc phospho hữu cơ.
  • Pralidoxime cũng phục hồi hoạt tính của cholinesterase khi bị carbamyl hóa làm mất hoạt tính. Nhưng cholinesterase bị carbamyl hóa có tốc độ phục hồi hoạt tính tự nhiên nhanh hơn nhiều so với cholinesterase bị phosphoryl hóa.
  • Tác dụng quan trọng nhất của Pralidoxime là làm cơ hô hấp hết liệt. Pralidoxime làm giảm không nhiều các triệu chứng và các dấu hiệu của muscarin như chảy nước bọt, co thắt phế quản..., do đó Pralidoxime phối hợp với atropin để cải thiện các triệu chứng muscarin và chẹn trực tiếp tích lũy acetylcholin dư thừa ở các vị trí khác nhau, bao gồm cả trung tâm hô hấp.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Pralidoxime

Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha dung dịch tiêm với hàm lượng 500mg

Mỗi ống tiêm 20ml có chứa

  • Pralidoxime 500mg
  • Tá dược vừa đủ

Ngoài ra, thuốc còn được bào chế ở hàm lượng 1g pralidoxim clorid.

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Pralidoxime

Description: ngo docPralidoxim dùng giải độc trong các trường hợp ngộ độc thuốc trừ sâu & chất hóa họcPralidoxim dùng giải độc trong các trường hợp ngộ độc thuốc trừ sâu & chất hóa học

Chỉ định

  • Pralidoxime dùng để trị yếu cơ hoặc liệt cơ do chất độc hoặc dùng thuốc quá liều.
  • Pralidoxime được dùng để giải độc khi bạn bị ngộ độc do hóa chất hoặc thuốc trừ sâu (thuốc diệt côn trùng) hay do một loại thuốc dùng điều trị chứng rối loạn cơ bắp.
  • Thuốc này không có hiệu quả giải độc cho tất cả các loại ngộ độc thuốc trừ sâu.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khi có chỉ định của bác sĩ.

Chống chỉ định

Thuốc chống chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Ngộ độc với Carbamate.
  • Ngộ độc với các hợp chất phosphat hữu cơ không có hoạt tính kháng cholinesterase.
  • Mẫn cảm với Pralidoxime hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Pralidoxime

Liều dùng

Người lớn

Truyền tĩnh mạch

Ngộ độc phốt phát hữu cơ

Bạn sẽ được truyền từ 1-2g trong 15-30 phút với liều nạp. Liều có thể lặp lại sau 1 giờ và 10-12 giờ nếu cần.

Ngộ độc hoặc dùng quá liều với các hợp chất có tác động lên thần kinh

Bạn sẽ được truyền liều ban đầu là 1-2g, tiếp theo là 0,5-1g/giờ. Ngoài ra, liều ban đầu có thể lặp lại sau 1 giờ và sau mỗi 3-8 giờ nếu cần.

Truyền bắp tay (ngộ độc phốt phát hữu cơ)

  • Trường hợp nhẹ: bạn sẽ được truyền 600mg, liều sẽ lặp lại 1-2 lần trong khoảng 15 phút nếu cần.
  • Trường hợp nặng: bạn sẽ được truyền 1,8g, chia ra 3 lần truyền, mỗi lần 600mg.
  • Trường hợp dai dẳng: bác sĩ thể lặp lại toàn bộ chuỗi (1,8g) bắt đầu từ 1 giờ sau liều cuối cùng.

Trẻ em

Tiêm tĩnh mạch

Trẻ em dưới 16 tuổi sẽ được truyền từ 20-50mg/kg (tối đa 2g/liều) trong 15-30 phút với liều nạp, sau đó là liều truyền liên tục 10-20 mg/kg/giờ. Ngoài ra, trẻ sẽ được truyền một liều lặp lại 20-50 mg/kg sau 1 giờ và lặp lại mỗi 10-12 giờ nếu cần thiết.

Truyền bắp tay (trẻ em nặng dưới 40kg)

  • Trường hợp nhẹ: trẻ sẽ được truyền 15mg/kg, liều sẽ lặp lại nếu cần mỗi 15 phút. Liều tối đa là 45mg/kg.
  • Trường hợp nặng: trẻ sẽ được truyền 15mg/kg, liều được lặp lại hai lần liên tục với tổng liều 45mg/kg.
  • Trường hợp dai dẳng: bác sĩ có thể lặp lại toàn bộ chuỗi (45mg/kg) bắt đầu từ 1 giờ sau liều sau cùng.

Cách dùng

  • Pralidoxime thường được truyền càng sớm càng tốt sau khi xuất hiện các triệu chứng ngộ độc hay quá liều. Bạn có thể cần được truyền pralidoxime trong vài ngày.
  • Pralidoxime được truyền vào cơ bắp, dưới da hoặc vào tĩnh mạch bởi nhân viên y tế. Pralidoxime phải được truyền chậm rãi. Truyền tĩnh mạch có thể mất đến 30 phút để hoàn thành.
  • Nhịp thở, huyết áp, nồng độ oxy, chức năng thận, và các dấu hiệu quan trọng khác sẽ được theo dõi chặt chẽ trong khi bạn đang dùng thuốc này.
  • Sau khi điều trị với pralidoxime, bác sĩ sẽ theo dõi cho đến 72 giờ để chắc chắn thuốc đã có hiệu quả và bạn không còn có bất kỳ tác dụng của các chất độc hoặc thuốc quá liều.

Tác dụng phụ thuốc Pralidoxime

Description: Khó thở là biểu hiện của những bệnh gì? | MedlatecSử dụng Pralidoxime có thể gây khó thởSử dụng Pralidoxime có thể gây khó thở

Các tác dụng phụ phổ biến bao gồm:

  • Mờ mắt hoặc nhìn đôi;
  • Thay đổi thị lực;
  • Khó thở hay thở quá nhanh;
  • Khó khăn trong diễn đạt;
  • Chóng mặt;
  • Tim đập nhanh, đập hoặc nhịp tim không đều;
  • Cứng cơ hay yếu cơ;
  • Đau tại chỗ tiêm (sau khi tiêm vào bắp thịt);
  • Thở sâu hoặc nhanh kèm chóng mặt;
  • Tê ở bàn chân, bàn tay và xung quanh miệng.
  • Buồn ngủ;
  • Đau đầu;
  • Buồn nôn.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Lưu ý thuốc Pralidoxime

Lưu ý chung

  • Phải sử dụng thận trọng Pralidoxime dưới sự giám sát chặt chẽ của thầy thuốc.
  • Sử dụng thận trọng Pralidoxime ở người bệnh bị bệnh nhược cơ đã được điều trị với các thuốc kháng cholinesterase.
  • Sử dụng thận trọng và giảm liều Pralidoxime ở người bệnh suy thận. Tránh dùng Succinylcholin, Theophylin, Aminophylin và các thuốc ức chế hô hấp (ví dụ Barbiturat, Morphin, Phenothiazin) ở người bệnh bị ngộ độc các hợp chất kháng cholinesterase.
  • Tiêm tĩnh mạch Pralidoxime phải thực hiện chậm và tốt hơn bằng cách tiêm truyền. Cần theo dõi huyết áp trong quá trình điều trị.
  • Điều trị ngộ độc phosphat hữu cơ phải được thực hiện ngay mà không cần đợi kết quả xét nghiệm.

Lưu ý với phụ nữ có thai

Chưa biết Pralidoxime có gây độc hại đối với thai hay không khi dùng cho phụ nữ mang thai. Chỉ dùng Pralidoxime cho phụ nữ mang thai nếu thật sự cần thiết.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú

Chưa biết Pralidoxime có bài tiết vào sữa mẹ hay không. Pralidoxime chỉ dùng khi người mẹ đang bị nhiễm độc phosphat hữu cơ, lúc đó không nên cho con bú.

Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc

Không áp dụng.

Tương tác thuốc Pralidoxime

Pralidoxime có thể tương tác với thuốc nào?

Thuốc pralidoxime có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với thuốc pralidoxime bao gồm:

  • Morphine (Avinza®, Kadian®, MS Contin®, Oramorph®);
  • Aminophylline (Phyllocontin®, Truphylline®);
  • Atropine (Atreza® và những loại khác);
  • Reserpin;
  • Theophylline (Elixophyllin®, Theo-24®, Uniphyl®);
  • Barbiturate như butabarbital (Butisol®), secobarbital (Seconal®), pentobarbital (Nembutal®) hoặc phenobarbital (Solfoton®);
  • Thuốc an thần như chlorpromazine (Thorazine®), fluphenazine (Permitil®), 
  • perphenazine (Trilafon®), prochlorperazine (Compazine®), thioridazine (Mellaril®), hoặc trifluperazine (Stelazine®).

Thuốc pralidoxime có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến pralidoxime?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

Bảo quản thuốc Pralidoxime

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Làm gì khi dùng quá liều; quên liều?

Quên liều và xử trí

Thuốc chỉ uống khi cần thiết. Không uống nhiều hơn so với chỉ định của bác sĩ.

Quá liều và xử trí

Quá liều và độc tính

  • Các biểu hiện quá liều Pralidoxime chỉ bình thường là hoa mắt, chóng mặt, nhìn mờ, nhìn đôi, nhức đầu, suy giảm điều tiết, buồn nôn, nhịp tim nhanh.
  • Tăng huyết áp nhất thời do Pralidoxime có thể kéo dài vài giờ.

Cách xử lý khi quá liều

Ngừng Pralidoxime, sau đó áp dụng hô hấp nhân tạo và liệu pháp hỗ trợ, chăm sóc y tế cần thiết khác. Có thể truyền dịch chậm để tránh làm giảm huyết áp đột ngột. Nếu cần, có thể tiêm tĩnh mạch Phentolamin 5mg.

Xem thêm: 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!