Tiêm tĩnh mạch: Chỉ định, quy trình kỹ thuật và các lưu ý

Tiêm tĩnh mạch (TTM) là tiêm thuốc hoặc dung dịch khác trực tiếp vào máu qua đường tĩnh mạch. Đây là một trong những cách nhanh nhất để đưa thuốc vào cơ thể.

Video Quy trình tiêm và truyền trong bệnh viện

Quá trình tiêm tĩnh mạch bao gồm một mũi tiêm duy nhất sau đó đưa một ống thông mỏng, mềm vào tĩnh mạch và lưa lại. Điều này cho phép sử dụng nhiều liều thuốc hoặc dịch truyền mà không cần phải tiêm lại nhiều lần.

Bài viết này trình bày một số phương pháp tiêm/truyền tĩnh mạch thường dùng và nguyên lý hoạt động của các phương pháp đó. Ngoài ra, bài viết cũng nêu ra một số ưu và nhược điểm của việc tiêm và truyền qua đường tĩnh mạch cũng như một số rủi ro và tác dụng phụ có thể xảy ra.

Tác dụng

Tiêm tĩnh mạch có tác dụng đưa thuốc vào cơ thể nhanh chóng trong trường hợp cấp cứuTiêm tĩnh mạch có tác dụng đưa thuốc vào cơ thể nhanh chóng trong trường hợp cấp cứu

Tiêm tĩnh mạch là một trong những cách nhanh nhất cũng như dễ kiểm soát nhất để đưa thuốc hoặc các chất khác vào cơ thể.

Các trường hợp có thể sử dụng tiêm tĩnh mạch:

  • Khi cần nhanh chóng đưa thuốc vào cơ thể trong những trường hợp cấp cứu
  • Khi cần một liều lượng thuốc rất chính xác
  • Khi cần đưa vào cơ thể một liều lượng lớn thuốc trong một thời gian dài
  • Khi không dùng được thuốc qua đường uống
  • Khi yêu cầu tiêm nhiều lần, chẳng hạn như điều trị một số bệnh mãn tính

Thiết bị, dụng cụ

Kim luồn tĩnh mạch là dụng cụ chính của tiêm tĩnh mạch  (Nguồn ảnh: basicmedicalkey.com)Kim luồn tĩnh mạch là dụng cụ chính của tiêm tĩnh mạch  Dụng cụ cần thiết cho quy trình tiêm tĩnh mạch có thể thay đổi tùy theo một số yếu tố, bao gồm:

  • Loại thuốc 
  • Thuốc cần đưa vào cơ thể trong thời gian ngắn hay dài
  • Tùy thuộc vào các yếu tố trên, thiết bị cần thiết có thể bao gồm:
  • Garô để giúp xác định tĩnh mạch phù hợp
  • Gây tê tại chỗ để làm tê chỗ tiêm
  • Một cây kim để tiêm lần đầu
  • Một ống thông để đưa thuốc vào tĩnh mạch
  • Nắp bơm thuốc khi cần và có thể đóng lại khi không sử dụng
  • Một bơm tiêm để đưa thuốc vào ống thông
  • Chai thuốc và dây truyền để điều chỉnh lượng dịch truyền
  • Gạc, băng  y tế để giúp bảo vệ vị trí tiêm
  • Máy siêu âm hoặc đèn soi tĩnh mạch để đặt một đường truyền tĩnh mạch trung tâm chính xác

Cơ chế hoạt động

Đặt đường truyền ngoại vi

  1. Đưa kim vào tĩnh mạch
  2. Đẩy kim luồn bằng nhựa vào tĩnh mạch.
  3. Rút kim, để lại kim luồn
  4. Lắp một nắp trên kim luồn, cho phép sử dụng thuốc mà không cần phải đâm kim lại.

Phương pháp này có thể hữu ích cho cả việc tiêm nhanh và đặt đường truyền.

Tiêm tĩnh mạch nhanh

Dùng bơm tiêm đưa một liều thuốc trực tiếp vào máu của người đó. Liều thuốc có thể gián tiếp qua lỗ mở thông của đường truyền (bolus IV) hoặc trực tiếp bằng đường tiêm tĩnh mạch riêng (push IV).

Truyền tĩnh mạch

Truyền tĩnh mạch đưa thuốc vào máu dần dần theo thời gian. Có hai phương pháp chính: truyền nhỏ giọt và bơm tiêm điện.

Dịch truyền nhỏ giọt sử dụng trọng lực để cung cấp lượng dịch truyền ổn định theo thời gian. Với dịch truyền nhỏ giọt, treo chai dịch phía trên bệnh nhân do đó đảm bảo dịch truyền xuống trong dây và vào tĩnh mạch, tốc độ truyền phụ thuộc vào một hệ thống điều chỉnh đường kính của dây truyền.

Bơm tiêm điện đưa dịch từ bơm tiêm vào cơ thể dưới sự kiểm soát của hệ thống máy điều chỉnh lực pít tông. Lượng dịch truyền vào máu của người bệnh một cách ổn định và có kiểm soát.

Truyền dịch đường tĩnh mạch trung tâm

Một ống thông được đưa vào tĩnh mạch trung tâm, ví dụ như tĩnh mạch chủ. Tĩnh mạch chủ là một tĩnh mạch lớn đưa máu về tim. Do đó, khi thuốc được đưa vào tĩnh mạch chủ sẽ lan tỏa trong cơ thể với tốc độ rất nhanh.

Có bốn loại đường tĩnh mạch trung tâm:

  • Ống thông tĩnh mạch trung tâm qua da: ống thông trực tiếp qua da để đến tĩnh mạch cảnh trong hoặc ngoài, tĩnh mạch dưới đòn hoặc tĩnh mạch đùi.
  • Ống thông trung tâm được đưa vào từ đường ngoại vi: đưa một ống thông từ tĩnh mạch ngoại vi (tĩnh mạch bé) nằm nông trên cơ thể, qua đó luồn ống thông theo tĩnh mạch ngoại vi đến tĩnh mạch trung tâm
  • Tạo đường truyền trong da: Ống thông sẽ đi qua một khoảng đường hầm dưới da trước khi vào tĩnh mạch trung tâm. Đường hầm này có thể tái sử dụng trong một thời gian dài (vài tuần đến vài tháng).
  • Buồng cấy tiêm dưới da: một bể chứa nhỏ được tạo bằng silicone được cấy dưới da cánh tay hoặc ngực, nơi nó đi vào tĩnh mạch trung tâm. Sau đó, họ tiêm từng liều thuốc qua da và vào buồng cấy.

Vị trí

Một số vị trí phổ biến để tiêm tính mạch bao gồm cổ tay, khuỷu tay hoặc mu bàn tay. Một số tình huống có thể tiêm tại mu bàn chân.

Trong những tình huống rất khẩn cấp, có thể sử dụng các vị trí tiêm khác như tĩnh mạch ở cổ.

Vị trí đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm ban đầu thường là ngực hoặc cánh tay. Dường tĩnh mạch trung tâm để cung cấp dinh dưỡng thường là tĩnh mạch chủ trên. 

Ưu và nhược điểm

Tiêm tĩnh mạch trực tiếp

Lợi ích của việc tiêm tĩnh mạch trực tiếp là cung cấp liều lượng cần thiết của thuốc một cách nhanh chóng, giúp thuốc có hiệu lực càng nhanh càng tốt.

Hạn chế của tiêm tĩnh mạch trực tiếp là tiêm liều lượng thuốc lớn có thể làm tăng nguy cơ tổn thương tĩnh mạch. Nguy cơ này có thể cao hơn nếu thuốc là một chất gây kích ứng.

Việc tiêm tĩnh mạch trực tiếp cũng không cho phép cung cấp một lượng lớn thuốc trong một thời gian dài.

Truyền dịch

Các lợi ích của truyền tĩnh mạch bao gồm:

  • Có thể kiểm soát liều lượng và tốc độ truyền dịch
  • Có thể cung cấp liều thuốc cao trong thời gian dài

Hạn chế của truyền tĩnh mạch là nó không cho phép một lượng lớn thuốc đi vào cơ thể cùng một lúc. Điều này có nghĩa là các tác dụng điều trị của thuốc có thể mất nhiều thời gian để xuất hiện. Vì lý do này, truyền tĩnh mạch có thể không phải là một phương pháp thích hợp khi cần dùng thuốc khẩn cấp.

Tác dụng không mong muốn

Một số tác dụng không mong muốn của tiêm tĩnh mạch (Nguồn ảnh: www.wikihow.com)Một số tác dụng không mong muốn của tiêm tĩnh mạch Rủi ro và tác dụng phụ từ việc tiêm tĩnh không phải là hiếm. Đây là một thủ thuật xâm lấn và các tĩnh mạch rất mỏng manh.

Một nghiên cứu năm 2018 lưu ý rằng có tới 50% các thủ tục đặt ống thông tĩnh mạch ngoại vi không thành công. 

Một số tác dụng không mong muốn bao gồm:

  • Viêm

Một trong những biến chứng phổ biến nhất của tiêm tĩnh mạch là viêm tĩnh mạch. Tuy nhiên hầu hết triệu chứng đều có thể kiểm soát.

  • Kích ứng tại chỗ

Việc tiêm trực tiếp thuốc vào tĩnh mạch ngoại vi có thể gây kích ứng tới các mô xung quanh. Kích ứng này có thể là do độ pH của thuốc hoặc các thành phần gây kích ứng khác trong thuốc.

Một số triệu chứng có thể xảy ra khi bị kích ứng thuốc bao gồm sưng tấy, đỏ hoặc đau tại chỗ tiêm.

  • Bầm tím

Tổn thương tĩnh mạch có thể khiến máu chảy từ tĩnh mạch ra các mô xung quanh dẫn đến bầm tím tại chỗ tiêm.

  • Thuốc thoát mạch

Thoát mạch do thuốc là thuật ngữ y tế để chỉ khi thuốc được tiêm rò rỉ ra khỏi mạch máu vào các mô xung quanh. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như: Đau, tổn thương hoặc hoại tử mô, sẹo

Trong một số trường hợp, vi khuẩn từ bề mặt da có thể xâm nhập vào có thể qua đường truyền và gây nhiễm trùng.

  • Đường truyền trung tâm

Đường truyền trung tâm thường không có tác dụng phụ như đường truyền ngoại. Một số tác dụng không mong muốn của đường truyền trung tâm bao gồm: Nhiễm trùng, tắc nghẽn, hình thành cục máu đông (mặc dù hiếm gặp)

Đường truyền tĩnh mạch trung tâm cũng có thể ngừng hoạt động hoặc bị tuột ra.

Tổng kết

Tiêm tĩnh mạch là cách nhanh chóng, có kiểm soát để đưa thuốc trực tiếp vào máu.

Lựa chọn phương pháp và đường tĩnh mạch phù hợp với một số yếu tố bao gồm loại thuốc, liều lượng, mức độ khẩn cấp và thời gian thuốc cần duy trì nồng độ trong cơ thể.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!