Động thai: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách xử trí

Động thai là một dấu hiệu điển hình của tình trạng dọa sảy, đe dọa đến tính mạng của thai nhi bên trong bụng mẹ. Dấu hiệu của động thai hay gặp là âm đạo xuất hiện một ít máu kèm theo mỏi vai, đau bụng hoặc chướng nhẹ bụng dưới.

Video Dọa sảy thai là gì? Làm gì để ngừa sảy thai

Động thai thường xảy ra ở ba tháng đầu của thai kỳ, có thể xuất hiện không rõ nguyên nhân hoặc do một vài bất cẩn trong ăn uống, vận động của người mẹ. 

Khi bị động thai, thai nhi vẫn còn sống. Cổ tử cung lúc này vẫn đóng kín hoặc mở nhưng thai nhi chưa bị sổ ra ngoài mà nằm trong buồng tử cung.

Dấu hiệu của động thai

Dấu hiệu đầu tiên của động thai là đau bụng dưới. Nguồn ảnh: PinterestDấu hiệu đầu tiên của động thai là đau bụng dưới. Nếu phụ nữ mang thai xuất hiện những biểu hiện sau, tức là đang có dấu hiệu bị động thai:
  • Ra máu âm đạo ở tất cả các giai đoạn của thai kỳ
  • Đau bụng dưới liên tục và âm ỉ.
  • Ra dịch hồng ở âm đạo.
  • Nôn nhiều hơn bình thường.
  • Ít thấy dấu hiệu cử động của thai nhi.
  • Các cơn co bóp tử cung xuất hiện thường xuyên.
  • Ra nước ối khi mang thai.
  • Đau đầu nhiều.
  • Các triệu chứng của bệnh cúm, cảm lạnh.
  • Thường xuyên thấy mệt mỏi.
  • Chảy máu âm đạo kéo dài.
  • Tâm lý căng thẳng lo lắng bất an.
  • Chuột rút nhiều.
  • Thường xuyên khát nước và đi tiểu.
  • Huyết áp tăng cao hoặc hạ thấp dưới chỉ số cho phép

Nếu phụ nữ đang mang thai thấy mình có những triệu chứng động thai nên đến ngay cơ sở y tế, phòng khám uy tín gần nhất để xác định nguyên nhân. Ba tháng đầu là thời kỳ nhạy cảm, bất kỳ thay đổi nào của cơ thể người mẹ đều có thể ảnh hưởng tới thai nhi, thậm chí là sảy thai.

Nguyên nhân gây động thai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới động thai, có thể do người mẹ lần đầu tiên mang thai không có nhiều kinh nghiệm hoặc lo lắng quá mức làm cho thai nhi bị ảnh hưởng. Những nguyên nhân động thai phổ biến thường gặp nhất là:

  • Trứng đã thụ tinh bị teo lại.
  • Đa thai.
  • Mẹ mắc phải các bệnh về máu hoặc tử cung.
  • Thai phụ bị suy nhược cơ thể hoặc làm việc quá sức.
  • Dinh dưỡng khi mang thai nghèo nàn.
  • Bất thường về nhiễm sắc thể.
  • Thai nhi kém phát triển.
  • Do chấn thương như ngã, mang vác nặng.
  • Ngoài ra, nguyên nhân động thai có thể do sự bất thường về nhiễm sắc thể và mẹ mắc một số bệnh như: sốt cao, suy tim, bệnh thận mạn tính, mất cân bằng nội tiết.

Việc nắm rõ được các nguyên nhân gây động thai là điều cực kỳ quan trọng bởi vì từ đó sẽ có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả. 

Chẩn đoán động thai

Khi thai phụ đến cơ sở y tế trong tình trạng bị động thai, các bác sĩ sẽ làm những thăm khám cần thiết để xác định tình trạng sức khỏe hiện tại. Bên cạnh đó, các xét nghiệm cận lâm sàng như siêu âm, công thức máu,… cũng hết sức cần thiết để đánh giá mức độ mất máu, vị trí bánh rau.

Chẩn đoán xác định tình trạng động thai dựa vào:

Triệu chứng cơ năng:

  • Bệnh nhân có thai kèm ra máu âm đạo lượng ít, màu đỏ tươi hoặc bầm đen.
  • Có thể có cảm giác trằn bụng dưới, đau âm ỉ vùng hạ vị hoặc đau lưng.

Khám lâm sàng:

  • Cổ tử cung còn dài, đóng kín.
  • Kích thước thân tử cung to tương ứng với tuổi thai

Cận lâm sàng:

  • Siêu âm thấy hình ảnh túi ối và thai trong buồng tử cung, có thể có hình ảnh khối máu tụ quanh trứng hay gai nhau.

Theo dõi

Trong trường hợp động thai nhẹ sản phụ có thể được cho về theo dõi tại nhà và sử dụng các thuốc bác sĩ kê đơn. Nhưng nếu xuất hiện tình trạng bánh rau bong nhiều kèm theo mất máu nặng thai phụ cần được nhập viện ngay để có thể được theo dõi tình trạng diễn biến bởi bác sĩ chuyên khoa. Trong trường hợp, rau bong quá nhiều và gây xuất huyết ồ ạt đe dọa tính mạng người mẹ, có thể cân nhắc ưu tiên hủy thai để cứu mẹ.

Đối với thai nhi, tùy thuộc kết quả đo tim thai có thể đưa ra được đánh giá về tình trạng sức khỏe của thai nhi còn khỏe hay không, thai có bị suy hay không, để đưa ra hướng xử trí tiếp theo.

Xử trí khi bị động thai

Nếu bị động thai, thai phụ nên nằm yên trên giường, nằm nghiêng về bên trái để giảm áp lực lên em bé trong bụng. Nguồn ảnh: onefitmamma.comNếu bị động thai, thai phụ nên nằm yên trên giường, nằm nghiêng về bên trái để giảm áp lực lên em bé trong bụng. 

Động thai xảy ra phần lớn là do người mẹ bị kiệt sức, suy nhược cơ thể. Do vậy khi bị động thai, đừng lo lắng hoảng sợ, như thế sẽ làm ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Người mẹ cần bình tĩnh liên hệ với bác sĩ hoặc tới phòng khám để được hỗ trợ kịp thời. Dưới đây là một số lưu ý khi bị động thai:

  • Người mẹ nên nằm nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, tránh di chuyển xa để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Tuyệt đối không nên vận động quá sức cho tới khi thai nhi ổn định.
  • Khi đau bụng không được xoa bụng nhưng thế sẽ làm co thắt tử cung đẩy thai nhi ra ngoài.
  • Tuyệt đối không quan hệ tình dục, không kiểm tra âm đạo thường xuyên, không đưa bất kỳ vật gì vào âm đạo để tránh việc kích thích cổ tử cung mở ra.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ như ăn nhiều rau xanh và trái cây, ít dầu mỡ, không ăn các loại thức ăn tái, sống. 
  • Không được uống rượu, bia hoặc hút thuốc trong bất cứ tình huống nào.
  • Khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ và bất cứ khi nào xuất hiện các dấu hiệu bất thường.
  • Sử dụng thuốc hợp lý do bác sĩ chỉ định để giữ được bào thai.
  • Tập luyện nhẹ nhàng: Có thể dành 30 phút mỗi ngày đi bộ, tập yoga để khỏe mạnh hơn, giữ được tâm trạng tốt và sinh nở dễ dàng hơn vào cuối thai kỳ.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý sau khi động thai sẽ giúp cả mẹ và bé khỏe mạnh hơn. Sau khi bị động thai, các mẹ nên chú ý tẩm bổ bằng các món ăn dễ tiêu, ít dầu mỡ, đồng thời cần kết hợp tăng cường rau xanh và trái cây. Một số món ăn các mẹ có thể tham khảo để an thai hiệu quả như: Mía, cháo cá chép, cháo gà gạo nếp, cháo bí ngô, nước lá sen,...

Tư thế nằm khi bị động thai

Trong quá trình nằm an thai thì tư thế nằm khi bị động thai là điều cần chú ý. Để tránh áp lực nên thai nhi, người mẹ cần nằm nghiêng sang trái.

Tư thế nghiêng bên trái và chân trái duỗi, chân phải gấp lại là tư thế tốt nhất cho cả quá trình mang thai. Tư thế này giúp tim hoạt động dễ dàng hơn vì tránh để thai nhi không đè lên các tĩnh mạch vận chuyển máu về tim, cũng như lưu thông máu dễ dàng đến nhau thai, tử cung và thận, giúp thai nhi thoải mái, phát triển ổn định.

Để thoải mái hơn mẹ bầu có thế kê gối dưới chân để gác lên. Ngoài ra, mẹ bầu nên đặt một chiếc gối giữa 2 chân khi ngủ để tạo khoảng cách giữa 2 chân, giúp giảm áp lực lên các khớp của xương chậu. 

Quá trình mang thai luôn gặp rất nhiều nguy hiểm, nhất là ở 3 tháng đầu thai kỳ do thai nhi chưa làm tổ chắc chắn trong bụng mẹ. Do vậy, mẹ bầu cần hết sức lưu ý với các hiện tượng bất thường của cơ thể. Đi khám thai theo lịch định kỳ để theo dõi sức khỏe thai nhi cũng như được hướng dẫn cách chăm sóc thai kỳ đúng cách.

Câu hỏi liên quan

Danh sách các thực phẩm tốt cho bà bầu bị động thai đó chính là cá chép, bí đỏ, bầu dục lợn, hạt hướng dương,...
Xem thêm
Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng thai bị động đó là: Quá trình thụ tinh gặp vấn đề, Thai trùm, Thai phụ mắc phải các bệnh về máu hoặc tử cung, Do hư thận,...
Xem thêm
Động thai hay còn gọi là dọa sảy thai là hiện tượng khi thai nhi phải chịu những tác động nặng nề có thể từ bên ngoài hoặc từ chính bên trong cơ thể mẹ bầu. Động thai là thai nhi vẫn còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung.
Xem thêm
Nếu phát hiện các dấu hiệu của hiện tượng động thai, thai phụ nên cần: Phải nằm nghỉ ngơi, sau đó, uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa, Tuyệt đối không được sử dụng bất cứ loại thuốc nào một cách bừa bãi, đặc biệt, hãy uống thuốc theo đúng đơn mà bác sĩ kê, Tuyệt đối mẹ không được dùng tay xoa bụng,...
Xem thêm
Các dấu hiệu của động thai như: Ra máu âm đạo ở tất cả các giai đoạn, Đau bụng dưới liên tục và âm ỉ, Xuất huyết âm đạo, Nôn, ói nhiều hơn bình thường,..
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Động thai
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!