Trứng làm tổ là hiện tượng gì?
Video: 8 dấu hiệu nhận biết thai đã làm tổ trong tử cung
Sau khi tinh trùng và trứng kết hợp (thụ thai), hợp tử tạo thành, các tế bào bắt đầu nhân lên khá nhanh và di chuyển qua ống dẫn trứng đến tử cung của bạn. Cụm tế bào phát triển nhanh chóng này được gọi là túi phôi.
Khi ở trong tử cung, cụm các tế bào nhỏ này phải gắn vào hay cấy vào thành tử cung của bạn. Bước này - được gọi là làm tổ - sẽ kích hoạt tất cả các hormone mang thai tăng lên (estrogen, progesterone và hCG).
Nếu quá trình làm tổ không xảy ra, niêm mạc tử cung của bạn bị bong ra trong chu kỳ hàng tháng bình thường – điều này sẽ khiến bạn thất vọng nếu bạn đang cố gắng mang thai, nhưng hãy nhớ rằng cơ thể bạn có khả năng chuẩn bị cho những lần thử lại sau.
Nhưng nếu việc làm tổ xảy ra, các hormone của bạn sẽ giúp nhau thai và phôi thai (em bé tương lai của bạn) phát triển, niêm mạc tử cung ở đúng vị trí và hỗ trợ thai kỳ của bạn.
Quá trình làm tổ của phôi diễn ra trong khoảng từ 6 đến 12 ngày sau khi bạn rụng trứng. Nó thường xảy ra nhất từ 8 đến 9 ngày sau khi thụ thai. Vì vậy, ngày làm tổ chính xác có thể phụ thuộc vào thời điểm bạn rụng trứng, và việc quan hệ tình dục xảy ra sớm hay muộn xung quanh thời điểm rụng trứng.
Khi bạn hy vọng có thai, điều tự nhiên là bạn sẽ chú ý đến cơ thể của mình và để ý đến mọi thay đổi, bất kể là nhỏ như thế nào.
Như vậy nếu thiếu các triệu chứng thì có nghĩa là bạn không có thai? Không phải vậy. Hãy nhớ rằng hầu hết phụ nữ không có bất kỳ dấu hiệu nào về việc thụ thai hoặc trứng làm tổ - và vẫn mang thai. Tuy nhiên bên cạnh đó một số ngưỡi vẫn có dấu hiệu của việc trứng làm tổ.
Hãy cùng tìm hiểu một số triệu chứng bạn có thể nhận thấy nếu quá trình làm tổ đã xảy ra, nhưng hãy ghi nhớ:
Có các triệu chứng được liệt kê dưới đây không nhất thiết có nghĩa là bạn đang mang thai - và không có triệu chứng nào cũng không đồng nghĩa là bạn không có thai.
Các dấu hiệu có thể có của việc cấy ghép
Sự chảy máu
Thực ra không rõ ràng là chảy máu do trứng làm tổ phổ biến như thế nào. Một số nguồn cho rằng một phần ba tổng số phụ nữ mang thai bị chảy máu khi làm tổ, nhưng điều này không được công nhận bởi các nghiên cứu.
Theo chúng tôi được biết, có tới 25% phụ nữ bị chảy máu hoặc ra máu lốm đốm trong tam cá nguyệt đầu tiên - và việc trứng làm tổ là một trong những nguyên nhân gây chảy máu trong tam cá nguyệt đầu tiên.
Hiện tượng chảy máu này có thể gây nhầm lẫn, bởi vì nó có thể xảy ra vào khoảng thời gian mà kỳ kinh nguyệt bình thường của bạn bắt đầu. Tuy nhiên, thông thường nhất, nó sẽ xảy ra vài ngày đến một tuần trước khi bạn có kinh nguyệt.
Có những điểm khác biệt khác có thể giúp bạn xác định xem bạn đang bị chảy máu do trứng làm tổ hay đang trong kỳ kinh nguyệt:
- Chảy máu do làm tổ có thể có màu hồng nhạt hoặc nâu (trái ngược với màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm của kỳ kinh nguyệt)
- Chảy máu do làm tổ dạng lốm đốm, chứ không giống như máu chảy thực tế
Tình trạng lốm đốm máu này có thể xảy ra một lần hoặc kéo dài trong vài giờ, thậm chí lên đến ba ngày. Bạn có thể nhận thấy một ít dịch tiết màu hồng hoặc nâu khi lau hoặc trên quần lót của mình, nhưng bạn sẽ không cần miếng lót hoặc băng vệ sinh.
Co cơ rút
Mang thai sớm gây ra sự thay đổi nhanh chóng của các hormone. Cụ thể hơn, việc làm tổ của trứng là yếu tố kích hoạt sự gia tăng hormone - đó là lý do tại sao bạn không thể có vạch hồng thứ hai trên que thử thai tại nhà đến thời điểm sau khi trứng làm tổ.
Và sự thay đổi của mạnh mẽ của nội tiết tố cũng có thể gây ra co rút cơ. Hơn nữa, có rất nhiều điều diễn ra trong tử cung của bạn kể từ khi trứng thụ tinh làm tổ và bắt đầu phát triển.
Mặc dù không có nghiên cứu nào chỉ ra rằng bản thân việc làm tổ gây ra co rút cơ, nhưng một số phụ nữ cảm thấy đau bụng, đau lưng dưới hoặc chuột rút trong khoảng thời gian này. Đây có thể giống như là một dấu hiệu trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu.
Ra dịch nhầy
Nếu bạn đang theo dõi chất nhầy cổ tử cung của mình thì đó là việc tốt. Nhận biết được những gì đang diễn ra với cơ thể có thể tiếp thêm sức mạnh cho bạn khi cố gắng thụ thai.
Bạn có thể nhận thấy một số thay đổi về chất nhầy cổ tử cung trong khoảng thời gian làm tổ.
Trong thời kỳ rụng trứng, chất nhầy cổ tử cung của bạn sẽ trong suốt, co giãn và trơn (giống như lòng trắng trứng).
Sau khi trứng làm tổ, chất nhầy của bạn có thể đặc hơn, “keo hơn” và có màu trong hoặc trắng.
Và trong những ngày đầu của thai kỳ, progesterone và estrogen tăng cao có thể khiến chất nhầy của bạn thậm chí trở nên đặc hơn, nhiều hơn và có màu trắng hoặc vàng.
Tuy nhiên chất nhầy cổ tử cung có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều thứ (hormone, căng thẳng, giao hợp, mang thai, chảy máu khi làm tổ hoặc kỳ kinh của bạn, v.v.) và không phải là một chỉ số đáng tin cậy về việc trứng làm tổ có xảy ra hay không .
Theo dõi chất nhầy cổ tử cung khi không mang thai sẽ giúp bạn phát hiện được những thay đổi trong các giai đoạn chu kì của bạn.
Đầy hơi
Progesterone tăng cao (xảy ra trong thời kỳ đầu mang thai) làm chậm hệ thống tiêu hóa, khiến bạn cảm thấy đầy hơi. Nhưng như đã biết, cảm giác này cũng có thể là một triệu chứng phổ biến trong kỳ kinh nguyệt của bạn. Do progesterone cũng tăng lên khi bạn sắp có kinh.
Căng vú
Sau khi trứng làm tổ, nồng độ hCG, estrogen và progesterone đều tăng lên nhanh chóng. Điều này có thể khiến ngực của bạn cảm thấy rất đau. Trong khi nhiều phụ nữ bị sưng hoặc đau vú trước kỳ kinh nguyệt, điều này có thể dễ nhận thấy hơn bình thường trong giai đoạn rất sớm của thai kỳ.
Buồn nôn
Được cho là triệu chứng được nói đến nhiều nhất trong số các triệu chứng đầu thai kỳ: buồn nôn, hay còn gọi là “ốm nghén”.
Nồng độ progesterone tăng lên sau khi trứng làm tổ có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn. Nhưng điều này thường xảy ra nhất vào khoảng tuần thứ 4 hoặc 5 của thai kỳ (khoảng thời gian bạn bị trễ kinh).
Progesterone làm chậm quá trình tiêu hóa của bạn, có thể góp phần gây ra cảm giác buồn nôn. Nồng độ hCG tăng và khứu giác nhạy cảm hơn có thể khiến việc buồn nôn trở nên tệ hơn. Vì vậy, bạn nên tránh các loại thức ăn và thực phẩm có mùi mạnh (như hành, tỏi,…)
Nhức đầu
Mức độ hormone tăng cao đột ngột sau khi trứng làm tổ (đặc biệt là progesterone) cũng có thể khiến bạn đau đầu.
Tâm trạng thất thường
Bạn cảm thấy buồn, vui thất thường hay nhạy cảm quá mức.
Nguyên nhân là do estrogen, progesterone, cũng như hCG tăng rất nhanh sau khi làm tổ. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy “chán nản” hoặc ủ rũ hơn bình thường.
Nhiệt độ cơ thể giảm
Nhiệt độ cơ thể có thể giảm trong một ngày khi quá trình làm tổ xảy ra.
Nếu bạn đang theo dõi thân nhiệt cơ bản (Basal body temperature - BBT) của mình để giúp xác định những ngày dễ thụ thai nhất, bạn có thể đã có nhật ký về BBT hàng ngày của mình trong một vài tháng.
Thông thường, nhiệt độ của phụ nữ thấp hơn trước khi rụng trứng, sau đó tăng lên, rồi lại giảm xuống trước khi bắt đầu có kinh. Nếu bạn có thai, nhiệt độ của bạn vẫn tăng.
Đơn giản, phải không? Ngoại trừ có thứ khác.
Một số phụ nữ dường như bị giảm nhiệt độ trong một ngày vào khoảng thời gian làm tổ. Điều này khác với sự giảm nhiệt độ có nghĩa là sắp đến kỳ kinh nguyệt - trong trường hợp sắp có kinh, nhiệt độ của bạn sẽ duy trì ở mức thấp.
Trong trường hợp này, nhiệt độ của bạn giảm xuống trong một ngày và sau đó tăng trở lại. Người ta cho rằng điều này có thể là do sự gia tăng estrogen, nhưng điều này không hoàn toàn được làm rõ.
Theo phân tích của hơn 100.000 biểu đồ thân nhiệt cơ bản từ ứng dụng nổi tiếng Fertility Friend, 75% phụ nữ mang thai sử dụng ứng dụng này không gặp tình trạng giảm thân nhiệt do sự làm tổ của trứng. Ngoài ra, sự giảm thân nhiệt đã được ghi nhận trên khoảng 11 % biểu đồ của những phụ nữ không mang thai.
Nhưng điều khá thú vị là 23% người dùng ứng dụng đang mang thai hóa ra đã trải qua quá trình làm tổ.
Đây không phải là một nghiên cứu cắt ngang, nhưng nó có thể hữu ích khi giải thích biểu đồ BBT của bạn. Sự giảm thân nhiệt tạm thời dễ xảy ra hơn nếu bạn mang thai hơn là khi không mang thai, nhưng bạn hoàn toàn có thể mang thai nếu không có việc đó xảy ra.
Hãy nhớ
Khi bạn cố gắng để mang thai, đây có thể là một khoảng thời gian căng thẳng và cũng thú vị.
Bạn sẽ có cảm giác thời gian chờ đợi rất lâu khi đang mong muốn một em bé; bạn dễ dàng nhận thấy từng thay đổi nhỏ trong cơ thể và tự hỏi liệu điều đó có nghĩa là bạn đang mang thai.
Một số phụ nữ nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng cho thấy việc làm tổ đã xảy ra. Các dấu hiệu có thể bao gồm chảy máu nhẹ, co rút cơ, buồn nôn, đầy hơi, đau ngực, đau đầu, thay đổi tâm trạng và có thể thay đổi nhiệt độ cơ thể.
Nhưng đây cũng là các dấu hiệu báo hiệu bạn chuẩn bị có kinh nguyệt. Ngoài ra, hầu hết phụ nữ đang mang thai mà không hề có dấu hiệu gì của việc trứng làm tổ.
Cách tốt nhất để biết chắc chắn bạn có thai hay không là thử thai tại nhà hoặc gọi cho bác sĩ. (Hãy nhớ rằng ngay cả khi bạn có các triệu chứng của trứng làm tổ, phải mất vài ngày cơ thể mới tạo ra đủ hCG để cho kết quả thử thai dương tính.)
Khoảng thời gian chờ đợi hai tuần – từ lúc trứng rụng đến lúc thử thai - sẽ cho bạn kết quả chính xác. Hãy chú ý đến sức khỏe cơ thể bạn, tìm một số hoạt động yêu thích để thời gian trôi qua nhanh hơn trong giai đoạn này.