Đau đầu dai dẳng: Nguyên nhân và cách điều trị

Khi cơn đau đầu kéo dài hoặc không biến mất sau dùng thuốc, bạn rất khó hoặc thậm chí là không thể thực hiện được các công việc thường ngày. Tuy nhiên, hầu hết các cơn đau đầu sẽ giảm dần và không nghiêm trọng.

Video: Đau đầu thường xuyên là biểu hiện của bệnh lý gì?

Đau đầu là bệnh lý thần kinh phổ biến. Trên thực tế, Viện Quốc gia về Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ Hoa Kì (National Institute of Neurological Disorders and Stroke) ước tính rằng gần 90% người trưởng thành sẽ bị đau đầu vào một thời điểm nào đó trong đời.

Cơn đau đầu có thể từ nhẹ đến nặng và kéo dài trong vài giờ. Mặc dù nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC - over-the-counter) có thể điều trị hầu hết các cơn đau đầu, nhưng một số người lại cảm thấy đau đầu kéo dài hơn một ngày. 

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thảo luận về những nguyên nhân làm chứng đau đầu không thuyên giảm, cách giảm đau và khi nào nên đi khám bác sĩ.

Nguyên nhân

Đau nửa đầu, chấn thương vùng đầu và lạm dụng thuốc có thể gây đau đầu kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.

Các loại đau đầu kéo dài có thể bao gồm:

Đau nửa đầu khó điều trị 

Nếu một người bị đau đầu dai dẳng, họ có thể đang mắc phải chứng đau nửa đầu khó điều trị. Nguồn ảnh: https://www.medicalnewstoday.com/ Nếu một người bị đau đầu dai dẳng, họ có thể đang mắc phải chứng đau nửa đầu khó điều trị. Nguồn ảnh: https://www.medicalnewstoday.com/Đau nửa đầu là một thể bệnh của đau đầu.

Đau nửa đầu khó điều trị là chứng đau nửa đầu nghiêm trọng, kéo dài hơn 72 giờ .

Đặc điểm xác định thể bệnh của đau nửa đầu là thời gian kéo dài của nó. Chứng đau nửa đầu khó điều trị gây ra các triệu chứng giống như chứng đau nửa đầu điển hình, nhưng cơn đau không cải thiện khi điều trị như thể điển hình.

Các cơn đau nửa đầu thường diễn ra theo một kiểu hình có thể đoán trước được. Bạn có thể trải qua các triệu chứng tiền triệu về thị giác, thể chất, thính giác trước khi bắt đầu cơn đau đầu dữ dội, đau nhói ở một hoặc cả hai bên đầu.

Các triệu chứng khác của chứng đau nửa đầu bao gồm:

  • Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh
  • Buồn nôn và nôn
  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Thay đổi tâm trạng hoặc hành vi
  • Lú lẫn

Các phương pháp điều trị chứng đau nửa đầu điển hình như ngủ và uống thuốc có thể không làm giảm cơn đau nửa đầu khó điều trị.

Đau đầu tái phát

Những người thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau khi bị đau đầu có thể dẫn đến chứng đau đầu lạm dụng thuốc, hay còn được gọi là đau đầu tái phát.

Đau đầu tái phát có xu hướng xảy ra lặp đi lặp lại. Hội đau đầu Quốc tế (HIS - The International Headache Society) mô tả đau đầu tái phát là bệnh lý xảy ra trên 15 ngày mỗi tháng ở những người mắc chứng đau đầu từ trước và có tiền sử lạm dụng thuốc.

Các triệu chứng là khác nhau ở mỗi người, nhưng chúng thường xuất hiện theo cùng một kiểu hình giống như đau đầu từ trước.

Đau đầu tái phát thường xuất hiện vào buổi sáng, sau khi thức dậy. Mặc dù thuốc giảm đau có thể làm giảm cơn đau nhức đầu nhưng việc giảm đau chỉ là tạm thời. Nó thường xuất hiện trở lại sau khi thuốc hết tác dụng.

Đau đầu cervicogenic

Đau đầu cervicogenic là chứng đau đầu thứ phát do các vấn đề về cấu trúc ở đầu, cổ và cột sống.

Những vấn đề cấu trúc này có thể là do:

  • Chấn thương vùng cổ
  • Gãy xương
  • Nhiễm trùng
  • Viêm khớp
  • Dị tật bẩm sinh

Thông thường, những người mắc chứng đau đầu này sẽ xuất hiện cảm giác đau ở cổ, sau đầu và lan ra phía trước.

Đau đầu cervicogenic có thể trở nặng theo thời gian, dẫn đến tổn thương hệ thần kinh trung ương.

Người mắc chứng đau đầu cervicogenic có thể tái phát thường xuyên, trong khi những thể đau đầu khác sẽ biến mất sau khi dùng thuốc.

Chấn thương vùng đầu 

 Các chấn thương vùng đầu là nguyên nhân gây ra đau đầu. Nguồn ảnh: https://www.independent.com/ Các chấn thương vùng đầu là nguyên nhân gây ra đau đầu. Nguồn ảnh: https://www.independent.com/Chấn thương hoặc chấn động não (TBI - traumatic brain injury) có thể dẫn đến nhiều biến chứng kéo dài như xuất hiện cơn đau đầu mới hoặc làm nặng thêm cơn đau cũ.

TBI thường phát triển sau khi bị tác đông lực từ một vật tù hoặc chấn thương xuyên sọ. Các nguyên nhân có thể là:

  • Chấn thương trong thể thao
  • Ngã
  • Tai nạn giao thông
  • Đạn bắn

Theo một bài báo gần đây trên tạp chí Phục hồi chức năng thần kinh (NeuroRehabilitation), đau đầu dai dẳng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất sau khi bị TBI nhẹ.

TBI mức độ trung bình hoặc nặng có thể gây đau đầu kéo dài, không biến mất hoặc trầm trọng hơn theo thời gian.

Các triệu chứng TBI kèm theo có thể bao gồm:

  • Giãn đồng tử ở một hoặc cả hai mắt
  • Buồn nôn hoặc nôn 
  • Nói lắp
  • Tê hoặc ngứa ở tay hoặc chân
  • Chóng mặt hoặc mất khả năng phối hợp động tác
  • Thay đổi hành vi hoặc tính cách
  • Thay đổi trạng thái tâm thần như lú lẫn hoặc mất trí nhớ
  • Mất ý thức tạm thời hoặc kéo dài
  • Ù hoặc có tiếng chuông ở tai
  • Nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh

Bạn nên đi cấp cứu ngay lập tức nếu bị chấn thương ở đầu, ngay cả khi không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào.

Đột quỵ

 Đột quỵ là một bệnh lý nguy hiểm có thể gây đau đầu. Nguồn ảnh: https://www.carrushealth.com/ Đột quỵ là một bệnh lý nguy hiểm có thể gây đau đầu. Nguồn ảnh: https://www.carrushealth.com/Đột quỵ là một bệnh lý thần kinh nguy hiểm do lưu lượng máu đến não bị gián đoạn đột ngột như có cục máu đông hoặc mạch máu bị vỡ. Có đến 23% số người xuất hiện đau đầu dai dẳng sau đột quỵ .

Đau đầu sau đột quỵ gặp ở mắt hoặc nửa đầu bên xảy ra đột quỵ.Theo IHS, một người có thể bị đau đầu kéo dài hơn 3 tháng trong khi hồi phục sau đột quỵ.

Khi nào cần đi khám

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu xuất hiện đau đầu nhiều lần trong 1 tháng hoặc nếu cơn đau đầu của họ kéo dài hơn một ngày.

Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu cơn đau đầu không thuyên giảm hoặc xảy ra liên tục ở cùng một vùng đầu.Bạn nên đến khám bác sĩ nếu cảm thấy cơn đau đầu có dấu hiệu nguy hiểm. Nguồn ảnh: https://www.medicalnewstoday.comBạn nên đến khám bác sĩ nếu cảm thấy cơn đau đầu có dấu hiệu nguy hiểm. Nguồn ảnh: https://www.medicalnewstoday.comĐi khám cấp cứu ngay nếu gặp phải những triệu chứng sau đây:

  • Đau đầu đột ngột, dữ dội
  • Đau đầu kèm theo cứng gáy
  • Cơn đau nửa đầu kéo dài trong vài ngày
  • Xuất hiện các triệu chứng mới như giảm thị lực, lú lẫn hoặc sốt

Điều trị dài hạn

Bạn có thể sử dụng kết hợp các phương pháp điều trị và thay đổi lối sống để làm giảm chứng đau đầu kéo dài. Một số cách điều trị như sau:

Sử dụng thuốc

Nhiều loại thuốc có thể giúp giảm các triệu chứng đau đầu.

Mọi người chỉ nên uống thuốc theo chỉ định của nhà sản xuất hoặc bác sĩ. Lạm dụng điều trị, thậm chí với thuốc giảm đau không kê đơn có thể gây các cơn đau đầu tái phát.

Các loại thuốc phổ biến để điều trị hoặc ngăn ngừa đau đầu kéo dài bao gồm:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC treatments) như acetaminophen hoặc Excedrin
  • Thuốc chống viêm không steroid như aspirin hoặc ibuprofen
  • Thuốc trị điều trị đau đầu kê đơn như triptans, ergotamin, thuốc chẹn beta hoặc thuốc kháng peptide liên quan đến calcitonin
  • Thuốc chống động kinh như topiramate (Topamax) hoặc gabapentin (Neurontin)
  • Thuốc chống trầm cảm như thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs - tricyclics antidepressants) hoặc thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI - selective serotonin reuptake inhibitors)

Botulinum hay Botox là thuốc tiêm cung cấp một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho những người bị chứng đau nửa đầu mãn tính không đáp ứng với các thuốc truyền thống.

Mặc dù hầu hết các nghiên cứu sử dụng thời gian điều trị 12 tuần, nhưng kết qủa tác dụng của phương pháp điều trị này là khác nhau ở mỗi người.

Liệu pháp nhận thức hành vi

Liệu pháp nhận thức hành vi là một hình thức trị liệu tâm lý tập trung vào việc giải quyết các hành vi và suy nghĩ có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất của một người.

Với sự giúp đỡ của một bác sĩ sức khỏe tâm thần, người bệnh có thể tạo được các cách thức hiệu quả để kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tái phát đau đầu trong tương lai.

Phản hồi sinh học (Biofeedback)

Phương pháp điều trị này sử dụng các cảm biến điện để theo dõi sóng não, nhiệt độ cơ thể, nhịp tim và độ căng cơ.

Sử dụng thông tin thu được từ một hoặc nhiều lần phản hồi sinh học, mọi người có thể nhận thức rõ hơn về cách cơ thể họ phản ứng với các tác nhân khác nhau.

Ví dụ, bệnh nhân có thể thấy các cơ ở đầu và cổ bị căng ra khi phản ứng với căng thẳng, điều này có thể góp phần vào chứng đau đầu của họ.

Theo thời gian, người bệnh có thể học cách kiểm soát phản ứng của cơ thể để giảm cường độ hoặc thời gian đau đầu. Một số người thậm chí có thể loại bỏ hoàn toàn cơn đau đầu.

Thay đổi lối sống 

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa đau đầu. Nguồn ảnh: https://www.medicalnewstoday.com/Tập thể dục thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa đau đầu. Nguồn ảnh:  https://www.medicalnewstoday.com/Các yếu tố như thiếu ngủ, sử dụng caffein hoặc rượu, mất nước có thể gây đau đầu thường xuyên. Hút thuốc lá cũng có thể là nguyên nhân gây đau đầu.

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện những thay đổi lối sống sau đây để giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tái phát đau đầu sau này:

  • Ngủ đủ giấc
  • Hạn chế sử dụng caffeine
  • Uống nhiều nước
  • Bỏ hoặc không thử hút thuốc lá
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Giảm căng thẳng

Tổng kết

Đau đầu kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày có thể gây suy nhược cơ thể và giảm đáng kể khả năng hoạt động của mỗi người.

Những người bị đau đầu và không đáp ứng với các phương pháp điều trị cơ bản như nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau không kê đơn có thể cân nhắc các các cách điều trị khác với bác sĩ.

Một loạt các phương pháp điều trị và thay đổi lối sống có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tái phát đau đầu trong tương lai.

Xem thêm :

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!