Chảy máu từ hậu môn: Dấu hiệu nhận biết và thời điểm cần đi khám

Nếu bạn hoặc một thành viên trong gia đình từng bị chảy máu từ hậu môn, hãy đi khám càng sớm càng tốt.

Chảy máu hậu môn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau. Một số nguyên nhân có thể nghiêm trọng, đó là lý do tại sao bạn nên đi khám.

Triệu chứng chảy máu từ hậu môn

Người bệnh có thể nhìn thấy máu đỏ tươi dính trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu sau khi đi đại tiện – máu không trộn lẫn với phân. Loại chảy máu này thường do trĩ hoặc nứt hậu môn.

  • Trĩ là là tình trạng giãn các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới
Bệnh trĩ gây ngứa hậu môn. Nguồn ảnh: everydayhealthBệnh trĩ gây ngứa hậu môn. Nguồn ảnh: everydayhealth

Nứt hậu môn là hiện tượng có một vết rách nhỏ ở lớp niêm mạc mỏng của ống hậu môn.

Nứt hậu môn. Nguồn ảnh: Health&Nứt hậu môn. Nguồn ảnh: Health&

  • Cả hai bệnh này đều có thể do táo bón và gây khó khăn, đau đớn cho người bệnh khi đi đại tiện.

Máu lẫn vào phân khi đi đại tiện thường là do có bất thường phía trên hậu môn: có thể là trực tràng hoặc đại tràng bị viêm. Loại chảy máu ở hậu môn này có thể do một bệnh nghiêm trọng gây ra và kèm theo các triệu chứng khác.

Các triệu chứng khác như:

  • Đau buốt hậu môn
  • Đi ngoài phân nhầy hoặc mủ
  • Táo bón
  • Đau bụng
  • Chuột rút
  • Sốt
  • Tiêu chảy
  • Mệt mỏi và da xanh xao - có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu 

Đi ngoài phân máu cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư đại tràng. Ung thư đại tràng là nguyên nhân gây tử vong do ung thư đứng thứ 2 ở New Zealand. Polyp có thể xuất hiện trước khi ung thư phát triển. Polyp là những khối u nhỏ phát triển từ niêm mạc đại tràng. Chúng có thể gây chảy máu rỉ rả.

Đi ngoài phân màu nâu hoặc đen thường là do chảy máu ở phần trên của hệ tiêu hóa. Chảy máu do loét dạ dày hoặc tổn thương ruột non thường đi ngoài phân màu đen hoặc phân như nhựa đường.

Nghiện rượu, lạm dụng aspirin hoặc thuốc chống viêm khác có thể gây xuất huyết tiêu hóa cao.

Uống sắt có thể đi ngoài phân đen nhưng không gây chảy máu.

Khi nào cần đi khám?

Nếu bạn đi ngoài phân máu đỏ tươi hoặc màu đen hay như nhựa đường hãy đi khám càng sớm càng tốt. Nếu máu chảy máu hậu môn không ngừng hoặc ra nhiều, hãy đến phòng cấp cứu ngay.

Bạn có thể cần xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây chảy máu như chụp X-quang hoặc các thủ thuật nội soi như nội soi đại tràng. Nội soi đại tràng là đưa một ống dài và mềm qua đại tràng, đầu gắn camera cho phép bác sĩ quan sát được bên trong lòng ruột.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!