Hẹp hậu môn: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng bệnh

Hẹp hậu là tình trạng ống hậu môn bị thu hẹp, nằm ngay phía trước cơ thắt hậu môn.

Video: Hẹp hậu môn là gì? Cách tự xác định bệnh hẹp hậu môn

Cơ thắt hậu môn là gì?

Cơ thắt hậu môn là một bộ phận quan trọng có chức năng tự chủ hậu môn trong việc đào thải các chất thải ra ngoài. Cơ này đủ mạnh để hạn chế sự đi qua của bất kỳ chất thải nào nhưng đủ nhạy để phân biệt chất rắn, lỏng và khí. Thực tế có 2 cơ thắt hậu môn là cơ thắt trong và cơ thắt ngoài.

Cấu tạo ống hậu môn. Nguồn ảnh: teachmeanatomyCấu tạo ống hậu môn. Nguồn ảnh: teachmeanatomy

Cơ thắt trong là một cơ mỏng, màu trắng bao quanh ống hậu môn. Cơ vòng bên trong co lại khi nghỉ ngơi và ngủ, và giữ cho một lượng nhỏ chất lỏng và khí thoát ra ngoài. Cơ thắt trong là một cơ trơn không tự chủ, giống như cơ của ruột được chi phối bởi thần kinh tự động không có khả năng điều khiển theo ý muốn.

Cơ thắt ngoài hậu môn là một cơ tự chủ dày, màu đỏ. Nó bao bọc xung quanh cơ thắt trong. Cơ thắt ngoài có vai trò quan trọng trọng kiểm soát việc đại tiện, giúp giữ chặt phân và hơi trong trực tràng, lỗ hậu môn chỉ mở ra khi có một áp lực đè nén liên tục. Vì nó là cơ tự chủ, giống như cơ ở tay và chân, bạn có thể kiểm soát cơ này.

Khi chất thải đến hậu môn, nó bắt đầu làm căng thành trực tràng. Khi áp lực trong trực tràng đạt đến một ngưỡng nhất định sẽ kích thích bộ phận nhận cảm áp lực truyền qua dây thần kinh tới trung khu thần kinh chỉ huy đại tiện ở tủy sống thắt lưng cùng, sau đó gửi tín hiệu đến các cơ hậu môn và gây cảm giác buồn đi vệ sinh. Sau khi đã ngồi trên bồn cầu, các cơ thắt hậu môn sẽ điều chỉnh, cơ hậu môn mở ra và phân được thải ra ngoài. Sau đó cơ thắt hậu môn sẽ co trở lại và duy trì tình trạng đó cho đến khi quá trình tống phân tiếp theo diễn ra.

Nhưng có thể có vấn đề,… và một trong những vấn đề đó là hẹp hậu môn. Hẹp hậu môn là một tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến chức năng vùng trực tràng, làm cho người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh hẹp hậu môn?

Hẹp hậu môn có thể do nhiều nguyên nhân như:

  • Biến chứng sau phẫu thuật
  • Lạm dụng thuốc nhuận tràng
  • Nhiễm khuẩn huyết nặng làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể
  • Mất máu ở một vùng cơ thể
  • AIDS và các bệnh da liễu
  • Nhiễm trùng do amip entamoeba histolytica
  • Bệnh viêm ruột như viêm ruột non

Bệnh Crohn có các triệu chứng giống với hẹp hậu môn. Bệnh Crohn là bệnh viêm ruột có thể gây hẹp hậu môn.

Triệu chứng hẹp hậu môn

Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh như: 

  • Táo bón
  • Cảm giác đau nhói ở hậu môn khi đi đại tiện
  • Phân khó tống ra ngoài, dẹt và vỡ ra như viên nhỏ.
  • Ra máu đỏ tươi dính vào phân

Điều trị hẹp hậu môn

May mắn thay, ngăn chặn tình trạng này xảy ra là cách điều trị tốt nhất. Nhưng cách đó không phải lúc nào cũng thực hiện được đặc biệt nếu bạn phải trải qua cuộc phẫu thuật.

Một số biện pháp phòng bệnh phổ biến là:

  • Bổ sung thêm chất xơ trong chế độ ăn sẽ giúp làm mềm phân cho phép đi ngoài dễ dàng hơn
  • Thuốc nhuận tràng làm mềm và bổ sung độ ẩm cho phân
  • Cắt cơ vòng để mở rộng ống hậu môn

Các thủ thuật, phẫu thuật điều trị hẹp hậu môn

Thủ thuật làm giảm chứng hẹp hậu môn được gọi là nong hậu môn. Có nhiều biến thể của thủ thuật này và việc lựa chọn tùy thuộc vào kích thước và cấu trúc của chỗ hẹp.

Sau khi phẫu thuật

  • Không nâng bất cứ vật gì trên 9kg trong vòng 10 ngày đầu sau phẫu thuật
  • Chỉ tắm vòi sen, không tắm bồn
  • Tránh ngồi trực tiếp vào vùng phẫu thuật.
  • Tiếp tục chế độ ăn kiêng thường xuyên.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Tiếp tục sử dụng các loại thuốc trước đó, nhưng bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc chống đông hoặc aspirin

Những điều cần nhớ khi mắc hẹp hậu môn

  • Hẹp hậu môn có thể làm suy giảm sức khỏe của người bệnh.
  • Đôi khi, người bệnh sử dụng quá nhiều thuốc nhuận tràng để giảm đau tạm thời.
  • Hẹp hậu môn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống theo nhiều cách.
  • Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, phẫu thuật có thể là một lựa chọn.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!