Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai? (A) 0, 3 > −0, 4. (B) −0,9 > −0,99. (C) −2,125 < 0. (D) −0,555 < −0,666
153
09/01/2024
Toán lớp 6 trang 50 Bài 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
(A) 0, 3 > −0, 4.
(B) −0,9 > −0,99.
(C) −2,125 < 0.
(D) −0,555 < −0,666.
Trả lời
(A) 0, 3 > −0, 4.
Nhận thấy: 0,3 là số thập phân dương; −0, 4 là số thập phân âm.
Mà số thập phân dương luôn lớn hơn số thập phân âm.
Do đó phát biểu (A) đúng.
(B) −0,9 > −0,99.
- Số đối của các số −0,9; −0,99 lần lượt là 0,9; 0,99.
- Phần nguyên của hai số 0,9; 0,99 đều là 0.
- Phần thập phân:
+ Chữ số hàng phần mười của hai số 0,9; 0,99 đều là 9.
+ Chữ số hàng phần trăm của số 0,9 và 0,99 lần lượt là 0 và 9. Vì 0 < 9 nên 0,9 < 0,99 hay −0,9 > −0,99.
Do đó phát biểu (B) đúng.
(C) −2,125 < 0.
Nhận thấy: số −2,125 là số thập phân âm.
Mà số thập phân luôn bé hơn số 0.
Do đó phát biểu (C) đúng.
(D) −0,555 < −0,666.
- Số đối của các số −0,555; −0,666 lần lượt là 0,555; 0,666.
- Phần nguyên của hai số 0,555; 0,666 đều là 0.
- Phần thập phân: Chữ số hàng phần mười của số 0,555; 0,666 lần lượt là 5 và 6. Vì 5 < 6 nên 0,555 < 0,666 hay −0,555 > −0,666.
Do đó phát biểu (D) sai.
Vậy phát biểu sai là: (D) −0,555 < −0,666.
Xem thêm lời giải SGK Toán lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: