Tại sao cùng xuất phát từ áp cao cận chí tuyến, nhưng gió Mậu dịch nói chung khô và ít mưa, còn gió Tây ôn đới lại ẩm và gây

Bài tập 10 trang 27 SBT Địa lí 10: Tại sao cùng xuất phát từ áp cao cận chí tuyến, nhưng gió Mậu dịch nói chung khô và ít mưa, còn gió Tây ôn đới lại ẩm và gây mưa nhiều?

Trả lời

Nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng hay giảm nhiệt độ của các khu vực gió thổi đến:

- Gió Mậu dịch thổi từ chí tuyến về phía Xích đạo, gió di chuyển tới vùng có nhiệt độ trung bình cao hơn. Nhiệt độ càng cao, không khí càng có khả năng chứa được nhiều hơi nước, nên nhiệt độ càng tăng, hơi nước càng tiến xa độ bão hoà và không khí càng trở nên khô.

- Gió Tây ôn đới thổi từ chí tuyến về vùng ôn đới - vùng có khí hậu lạnh hơn, nên sức chứa hơi nước giảm theo nhiệt độ, hơi nước trong không khí nhanh chóng đạt tới độ bão hoà, vì thế gió Tây ôn đới luôn ẩm ướt và gây mưa.

Xem thêm lời giải sách bài tập Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 7: Nội lực và ngoại lực

Bài 8: Thực hành: Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa

Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu

Bài 10: Đọc bản đồ các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa

Bài 12: Nước biển và đại dương

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả