Sản lượng chè và hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam qua một số năm được biểu diễn trong biểu đồ cột kép ở Hình 10
218
05/12/2023
Bài 10 trang 32 Toán lớp 7 Tập 1: Sản lượng chè và hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam qua một số năm được biểu diễn trong biểu đồ cột kép ở Hình 10.
a) Những năm nào Việt Nam có sản lượng chè xuất khẩu trên 1 triệu tấn? Sản lượng hạt tiêu xuất khẩu trên 0,2 triệu tấn?
b) Năm nào Việt Nam có sản lượng chè xuất khẩu lớn nhất? Sản lượng hạt tiêu xuất khẩu lớn nhất?
c) Tính tỉ số phần trăm của sản lượng chè xuất khẩu năm 2013 và sản lượng chè xuất khẩu năm 2018 (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
Trả lời
a) Đổi: 1 triệu tấn = 1 000 nghìn tấn; 0,2 triệu tấn = 200 nghìn tấn.
Quan sát biểu đồ và so sánh các sản lượng chè với 1 000 ta thấy:
1012,9 > 1 000; 1 033,6 > 1 000.
Do đó, năm 2015 và năm 2016 sản lượng chè xuất khẩu trên 1 triệu tấn.
Quan sát biểu đồ và so sánh các sản lượng tiêu với 200 ta thấy:
216,4 > 200; 252,6 > 200; 262,7 > 200.
Do đó, năm 2016, năm 2017 và năm 2018 sản lượng hạt tiêu xuất khẩu trên 0,2 triệu tấn.
Vậy năm 2015, năm 2016 Việt Nam có sản lượng chè xuất khẩu trên 1 triệu tấn.
Năm 2016, năm 2017 và năm 2018 Việt Nam có sản lượng hạt tiêu xuất khẩu trên 0,2 triệu tấn.
b) • So sánh sản lượng chè giữa các năm, ta được:
936,3 < 972,0 < 981,9 < 994,2 < 1012,9 < 1 033,6.
Do đó, năm có sản lượng chè xuất khẩu lớn nhất là năm 2016 (1 033,6 nghìn tấn).
• So sánh sản lượng hạt tiêu xuất khẩu giữa các năm, ta được:
125,0 < 151,6 < 176,8 < 216,4 < 252,6 < 262,7.
Do đó, năm có sản lượng hạt tiêu xuất khẩu lớn nhất là năm 2018 (262,7 nghìn tấn).
Vậy năm 2016 Việt Nam có sản lượng chè xuất khẩu lớn nhất và năm 2018 có sản lượng hạt tiêu xuất khẩu lớn nhất.
c) Tỉ số phần trăm của sản lượng chè xuất khẩu năm 2013 và sản lượng chè xuất khẩu năm 2018 là:
.
Xem thêm lời giải bài tập SGK Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 4: Thứ tự thực hiện các phép tính. Quy tắc dấu ngoặc
Bài 5: Biểu diễn thập phân của số hữu tỉ
Bài tập cuối chương 1
Bài 1: Số vô tỉ. Căn bậc hai số học
Bài 2: Tập hợp R các số thực
Bài 3: Giá trị tuyệt đối của một số thực